Từ bỏ mình, vác thập giá mình
Đọc đoạn Phúc âm hôm nay, chúng ta
thấy tư tưởng chính yếu được
đúc kết thành những chữ: từ bỏ mình, vác
thập giá mình và bước theo Chúa Giêsu.
Thật vậy, cuộc sống hằng ngày
cho chúng ta một kinh nghiệm quá quý giá. Đón là chọn
lựa. Cuộc sống là một chuỗi những sự
chọn lựa. Chọn lựa đi đôi với từ
bỏ. Chọn lấy cái này thì đương nhiên
chấp nhận từ bỏ cái kia. Đó là quy luật
tất yếu của cuộc sống. Vì thế, chúng ta
không cảm thấy ngạc nhiên khi nghe Chúa Giêsu bảo chúng
ta: chọn lựa theo Chúa thì phải từ bỏ mình, vác
thập giá mình và đi theo Chúa. Xem ra ba điều kiện
này hoàn toàn đi đôi với nhau. Cái này không thể
thiếu cái kia và ngược lại. Chúng ta thử nghĩ
xem: từ bỏ mình, vác thập giá mà không theo Chúa Giêsu
cũng không được. Hay theo Chúa Giêsu mà không tử
bỏ mình thì càng không được hơn nữa. Do
đó cách tốt nhất cho người môn đệ là từ
bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày và đi theo Chúa
Giêsu. Chúng ta xem xét những cụm từ này.
Trước hết, chữ từ bỏ mình
nghĩa là từ bỏ những gì là của mình, từ
bỏ những gì liên hệ thậm chí là gắn bó mật
thiết với mình, nó là từ bỏ những gì trở
nên chính mìn hay người ta gọi là cái tôi của mình.
Để từ bỏ mình thì tôi phải biết mình,
biết những gì làm cho tôi bám víu, trì hoãn, không phát triển
được đời sống của mình. Lẽ
thường, từ bỏ cho ta một cảm giác thật
khó chịu, khó lòng và chắc chắn khó khăn. Khó chịu
là bởi vì cuộc sống đã làm cho mình trở nên cái
nếp, trở nên thói quen nên nếu có thay đổi thì làm
cho ta khó chịu. Khó lòng là bởi vì những cái đi theo
mình, những sản phẩm mình tạo ra mà lại từ
bỏ à! Nếu không có ơn Chúa giúp, ta không muốn từ
bỏ mình đâu! Hơn nữa, nếu từ bỏ
những thứ đã có sẵn mà làm theo cái mới như
Chúa Giêsu đòi hỏi thì quả thực là rất khó
khăn.
Tư tưởng của con người là
muốn mọi sự dễ dãi, tiện nghi, không vất
vả. Cứ nhìn vào cuộc sống hôm nay tôi sẽ
thấy rõ điều ấy. Khi xem tivi, tôi muốn ngồi
một chỗ và dùng bộ phận điều khiển
từ xa, dùng cái Remote, khỏi mất công đi lại
điều chỉnh. Hay nếu ngại nấu ăn thì
đã có mì ăn liền, có cháo ăn liền, có cà phê
uống liền khỏi mất công pha chế. Muốn lên
lầu cao thì đã có thang máy, không phải leo lên từng
bậc vất vả...Tâm lý thích dễ dãi này tự nó không
phải là điều xấu. Trái lại, nó là điều
tốt vì nó thúc đẩy những phát minh khoa học
để phục vụ đời sống con
người nhưng điều đáng nói là người
ta lại áp dụng tâm lý thích dễ dãi ấy vào chuyện
Nước Trời. Người ta cũng muốn mình
chiếm được Nước Trời một cách
dễ dàng thoải mái như vậy. Càng ít phải cố
gắng, ít phải hy sinh bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Rút
ngắn giờ kinh lễ, giảm thiểu việc ăn
chay hãm mình, giữ đạo một cách tối thiểu
sao cho khỏi sa hỏa ngục là được...như
thế là tôi còn quá ấu trĩ. Thỉnh thoảng,
thậm chí là lâu lâu đi xưng tội một lần, cho
ổn "tâm lý" mà thực ra chưa chuẩn bị
kỹ càng, điều đó càng cho thấy đức tin
yếu kém, không ý thức đó chính là bí tích, là sự
sống đức tin, là niềm an bình hạnh phúc của
người Kitô hữu.
Hôm nay Chúa Giêsu mời gọi tôi từ bỏ
mình hay đúng hơn Ngài muốn tôi trở lại con
người mình, nhìn thấy rõ thân phận của mình, thân
phận là một con người, một người con
đã được cứu chuộc. Một nhân vị cao
quý lắm thay! Nhìn nhận để thay đổi lối
sống, thay đổi thái độ ứng xử, thái
đổi hành vi và tập quán, thay đổi thói quen
ấu trĩ, sẵn sàng nghe và làm theo tiếng nói của
Chúa, của lương tâm, của lề luật, của
Thánh Kinh và những giáo huấn của Giáo Hội. và càng
hơn nữa, tôi càng biết từ bỏ mình, vâng theo thánh
ý Thiên Chúa Cha như chính Chúa Giêsu đã làm (Mt 26, 39). Đó
chính là điều kiện để trở nên môn
đệ của Ngài.
Kế đến, chúng ta nhìn xem thập giá mình.
Mang thân phận con người, ai ai cũng có thập giá
trong đời mình. Những trái ý, những thất
bại...nó chi phối cuộc đời chúng ta. Có
người nhìn những trái ý ấy chính là cái khổ, là
nghiệp chướng,...Tuy nhiên, Chúa Giêsu nhìn những điều
đó chính là điều kiện tỏ lòng quý mến và vâng
theo thánh ý Chúa Cha. Con đường Chúa Giêsu đi là con
đường vâng theo ý Chúa Cha, con đường vác
khổ giá. Vì thế, người Kitô hữu không thể
đi khác con đường Chúa Giêsu đã đi, phải
bắt chước Chúa Giêsu, chẳng những chấp
nhận vác khổ giá đời mình mà còn vui lòng vác khổ
giá vì Chúa Kitô. Chúa Kitô đã qua đau khổ rồi mới
đến vinh quang. Sau chặng đường vất
vả khổ giá vì Chúa Kitô, chúng ta sẽ được vui
sướng hạnh phúc giống như Ngài, vui bằng
niềm vui của ngài, sống bằng sự sống chính
Ngài đã khổ công, khổ nhọc đi qua và làm nên
chứng tích tình yêu của mình.
Cuối cùng là bước theo Chúa Giêsu. Rõ ràng
người kitô hữu được xác định
phương hướng là bước theo Thầy. Hành
trình trong cuộc đời này, tôi đi với Thầy
Giêsu và đi theo Chúa Giêsu. Có Chúa cùng đồng hành, tôi
sẽ bình an và vui vẻ tiến bước. Dù cuộc
đời cò nhiều gập ghềnh sỏi đá, có
nhiều thử thách, có nhiều cam go...nhưng lòng an vui vì
tôi đang bước theo và bước với Chúa Giêsu.
Từ bỏ mình, vác thập giá mình và
bước theo Chúa Giêsu là những yếu tố cấu
tạo nên đời sống của người môn
đệ Chúa Giêsu. Những điều kiện mà Chúa Giêsu
đề ra cho các môn đệ cũng là những
điều kiện Ngài đề ra cho tôi. Thoạt nghe lúc
đầu thì đây quả thật là những điều
kiện không mấy dễ dàng thực hiện, tuy nhiên Chúa
Giêsu loan báo khổ nạn và Ngài cũng loan báo phục sinh
vinh quang. Và đó cũng là điều đã
được thực hiện. Chắc hẳn ai ai
cũng thích sống dễ dãi, tự do, hưởng
thụ và theo lối sống của mình. Nhưng Chúa Giêsu
mời gọi chúng ta sống cao cấp hơn, sống theo
lời mời gọi tình yêu từ thượng giới.
Đức Hồng Y Suhard đã nói: "Chúng ta đừng bao
giờ tìm Chúa Kitô mà không có thánh giá và cũng đừng tìm
thánh giá mà không có Chúa Kitô".
Mỗi lần cử hành Thánh Lễ là
mỗi lần tái diễn hy tế trên thập giá của
Chúa Giêsu.
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho chúng con, khám phá ra từ mỗi thánh Lễ mà chúng con
cử hành, đó là mầu nhiệm tình yêu và cứu
chuộc, đồng thời chúng con biết lấy tình yêu
đáp đền tình yêu, để nhờ thập giá mà
chúng con kết hợp với Chúa Giêsu hằng ngày giúp chúng
con đến đích điểm của cuộc
đời là được phục sinh với Chúa Giêsu
Kitô. Amen.
|