Nghị lực của người Công giáo phát xuất
từ đâu?
(Trích trong
‘Lương Thực
Ngày Chúa Nhật’ - Achille Degeest)
Sau khi
đã làm vài phép lạ
lẫy lừng, trong đó có
phép lạ hóa bánh ra
nhiều và sau lúc đã
khiêu khích Phêrô tuyên bố:
“Thày là Đức Kitô, con Thiên Chúa hằng
sống”, Chúa Giêsu cho rằng
các môn đệ
đã có thể nghe được những lời tiên báo đầu tiên về cuộc
Khổ nạn của Người, Người biết là các môn
đệ sẽ không hiểu một cách rõ rệt, nhưng
họ cũng sẽ nhận ra ý nghĩa các lời Người
vừa đủ để hứng chịu một sự xung đột
não trạng của họ, khiến họ trông cậy vào một Đức
Kitô làm vua với nhiều
đắc thắng trần thế. Não trạng ấy sẽ bám chặt
lấy trí óc của các
ngài cho đến ngày Chúa sống lại. Cần phải có ngày Hiện xuống để mở lòng họ,
giúp họ nhận biết Chúa Giêsu cách
đích thật.
Trong lúc chờ đời, Chúa đã chuẩn
bị họ đón nhận một sự mạc khải làm họ hoang
mang nhiều nhất: Ngài, Đức Giêsu, sẽ chịu đau khổ, sẽ chết và sẽ sống
lại, phản ứng tức thời của họ không có hơi hướng
đề phòng. Họ đã phát biểu qua tiếng nói của Phêrô: ‘Điều đó, lạy Chúa, không thể nào có được’.
Chúa Giêsu trả lời như Người đã trả lời với ma quỷ trong sa mạc:
‘hãy đi xa khỏi mặt
Ta’. Chúa Giêsu nghĩ tới cái định
mệnh sẽ dẫn Người đến thập giá, Người áy náy sợ
hãi. Bởi lẽ Người
sợ hãi nên Người cực lực bác bỏ những
gì cám dỗ
Người thay đổi ý hướng.
Người nhất định
gìn giữ nguyên vẹn sự gắn bó của Người
với tư tưởng của Thiên Chúa, tức
là với ý muốn của Cha Người. Tất cả
những gì đi ngược lại hiện ra như một
sự cám dỗ và Người
cự tuyệt một cách dứt khoát. Trước
lúc hấp hối trong vườn cây dầu Chúa Giêsu đã trải
qua nhiều cuộc chiến đấu trong bản tính nhân loại
của Người.
Đọc qua chúng ta nên lưu
ý đến tính hay thay đổi của lòng người như các môn đệ
đã cho thấy. Sau khi tuyên xưng
đức tin: “Thày là Đức Kitô”, các môn
đệ đã từ chối không chấp nhận điều mà Chúa Kitô
nói với họ.
1) Tại sao
Đức Giêsu lại tỏ ra quyết liệt trước mắt các môn
đệ là những người có ý ngay lành
và lòng tốt
nên tìm cách
thay đổi ý hướng Người
trên con đường
đưa tới cuộc Khổ nạn? Bởi vì nơi Người là Con Thiên Chúa, thánh
ý Thiên Chúa khiến ý muốn của loài người vượt
qua những giới hạn riêng của mình. Mầu nhiệm về con người của Chúa Kitô là Đấng
vừa là người vừa là Thiên Chúa,
không thể nào chúng ta
hiểu thấu được. Nhưng người ta có thể nghĩ
rằng cái nghị lực của Chúa do bản tính Thiên Chúa của
Người đã hiến cho Chúa Giêsu một
cường độ
đặc biệt trong ý muốn nhân loại của Người, cũng như sự nhã nhặn
thiêng liêng đã hiến cho cảm giác
của Người một khả năng vô biên
để chịu đau khổ. Không biết chúng ta có suy
nghĩ cho đủ rằng sự trung thành với đời sống công giáo chỉ
có thể có nếu chúng
ta thông công với nghị lực thiêng liêng của
Chúa Giêsu? Riêng chúng ta,
chúng ta bị đặt trước mọi cơn cám dỗ,
có những cơn cám dỗ
gây ra do sự yếu đuối của chúng ta và
những cơn cám dỗ từ
bên ngoài vào kể cả
từ phía ma quỷ. Chúng ta chỉ có thể xua
đuổi một cách mạnh mẽ, nếu chúng ta thông
phần vào sức mạnh của chính Chúa Kitô qua lời
cầu nguyện, qua
các phép bí tích và
qua đức bác ái.
2) Tư tưởng
của con không phải là tư
tưởng của Thiên Chúa nhưng
là của loài người. Câu trả
lời nghiêm khắc của Chúa Giêsu đối
với thánh Phêrô làm chúng
ta phải suy nghĩ. Nó đặt ra vấn đề đức tin xác thực. Thực vậy theo
lẽ thông thường và cũng là điều
Thiên Chúa mong muốn chúng ta phải
suy nghĩ về đức tin. Một đức tin ý thức và sống
động phải là một đức
tin được đón
nhận cách sáng suốt. Nơi nhiều người trong thế giới của chúng ta hiện
nay, đức tin tiến
triển trong sự tìm kiếm.
Lúc đó một câu hỏi
được đặt
ra là liệu
khi suy nghĩ
về đức
tin, chúng ta có khuynh hướng
thu hẹp đức tin trong cách thức suy nghĩ của
loài người hay là chúng ta
biết lo lắng để uốn nắn cách thức suy nghĩ của loài người cho phù hợp
với lời giáo huấn, với luật lệ và lý
tưởng của đức tin? Chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà ngay
cả trong Giáo Hội người ta thích những tư tưởng của loài người, hơn là tư tưởng
của Thiên Chúa. Xin cứ nhìn nhận đó là một sự
cám dỗ muôn đời. Điều ấy có nghĩa
là các Kitô
hữu của mọi thời đại, kể cả các Kitô
hữu ngày nay, đã và đang
phải chống lại sự cám dỗ.
|