Đọc bản hợp
đồng cho cẩn thận.
(Trích trong ‘Mở Ra Những Kho Tàng’ –
Charles E. Miller)
Người nào
đã mua một bản bảo đảm chính trị
hoặc ký kết một bản hợp đồng thì
bản phải biết đọc kỹ mọi
điều kiện, ngay cả những phụ chú chữ
nhỏ nữa. Thiên Chúa đã ký kết hiệp ước
với chúng ta và chúng ta gọi đó là một giao
ước.
Hôm nay phụng
vụ khẩn nài chúng ta đọc lại toàn bộ các
điều kiện bản hợp đồng, nhưng
bản hợp đồng này không có những phụ chú chữ
nhỏ. Thánh Kinh kể lại những giáo huấn của
Đức Kitô được trình bày trước mắt
chúng ta bằng chữ in hoa, những gì chúng ta cần
phải biết về giao ước của chúng ta với
Thiên Chúa. Chúng ta cũng sẽ chú ý đến sự khác nhau
giữa một bản hợp đồng với một
giao ước. Một hợp đồng bị trói
buộc bằng luật, một giao ước trói buộc
bằng tình yêu.
Một cuộc hôn
nhân hợp pháp là một bản hợp đồng. Bí tích
hôn nhân là một giao ước. Một bản hợp
đồng bị trói buộc bởi luật pháp. Giao ước
thì trói buộc bằng tình yêu. Trong Giao ước mà Giáo
hội bị trói buộc là tình yêu Thiên Chúa, vì giao
ước ấy mà chúng ta trông mong đáp bằng tình yêu
của chúng ta. Một bản hợp đồng, chỉ
định bổn phận cho cả hai bên được
in lên giấy, có hai bên cùng ký tên và đóng dấu. Giao
ước của chúng ta được diễn ta trong
một con người. Con người đó là Chúa Giêsu
Kitô. Bên trong người là tình yêu của Thiên Chúa qua
thần tính của Người. Cũng bên trong con
người nhân loại của Người là tình yêu
của chúng ta. Điều này có nghĩa là để
hiểu biết Giao ước, trước tiên chúng ta
phải nhìn lên con người của Chúa Giêsu Kitô.
Hôm nay trong Phúc âm, Chúa
Giêsu chỉ định phần của Người trong
giao ước. Người sẽ đi lên Giêrusalem. Ở
đó Người sẽ chết vì chúng ta. Người
sẽ đóng dấu giao ước, không phải bằng
mực nhưng bằng chính máu của Người. Hãy
chấp nhận tình yêu được diễn tả trong
cái chết của Con Người, Thiên Chúa Cha sẽ
đưa Người tới đời sống mới.
Còn phần của
chúng ta trong giao ước là gì? Chúa Giêsu trình bày nó theo cách thế này: “Những
người muốn theo Ta phải từ bỏ mình, vác thập
giá mình hằng ngày và theo Ta”. Đây có vẻ như
một loại tình yêu lạ lùng, phải vác thánh giá
để đến chỗ viên mãn của đời
sống, nhưng đó là sự khôn ngoan của Thiên Chúa, dự
định của người. Chúng ta gọi dự
định của Người là mầu Nhiệm
Vượt Qua.
Ngay cả nhà
đại tiên tri Giêrêmia cũng phải tranh đấu
dễ hiểu được sự khôn ngoan của Thiên
Chúa. Ngài không do dự phàn nàn: “Ôi
lạy Chúa, Chúa đã bịp con và con đã để cho
mình bị bịp”, chỉ khi Thiên Chúa nhấn mạnh
thì tiên tri Giêrêmia mới chấp nhận vai trò tiên tri của
ông nhưng ngay khi ông nói tất cả sự thật thì ông
liền bị chế nhạo và bắt bớ.
Thánh Phaolô
được chúc phúc bởi một mạc khải
đầy đủ, đã nắm bắt tốt hơn
mầu nhiệm Vượt Qua này. Ngài khẩn nài những
người Roma hãy dâng hiến thân xác mình như “một
lễ hy sinh sống động thánh thiện và đáng cho
Thiên Chúa chấp nhận”. Chính chúng ta được
mời gọi tiếp bước theo sự khẩn nài này
bởi việc tham dự thánh lễ của chúng ta. Trong
lời nguyện Thánh Thể, đặc biệt là lúc thánh
hiến, chúng ta hợp với Chúa Giêsu, vị linh mục của
chúng ta trong việc hiến dâng chính mình trên thánh giá. Đó
sẽ là cách thế của chúng ta để nói rằng,
chúng ta muốn theo ý muốn của Thiên Chúa trong đời
sống của chúng ta, trong tất cả những gì
cần thiết. Đó cũng là cách thế chúng ta củng
cố giao ước của Chúa Kitô, Máu Giao ước
mới và vĩnh cửu.
Chúng ta phải
tiếp tục suy niệm về những hạn từ
của giao ước. Với đức tin và ân sủng
của Thiên Chúa, chúng ta có thể chấp nhận được
những hạn từ cách sung sướng, bởi vì
bằng việc làm chúng ta hợp nhất chính mình với
Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng sẽ dẫn chúng ta
tới sự viên mãn của tình yêu và tình yêu ấy là ý
nghĩa thật sự của giao ước chúng ta với
Thiên Chúa.
|