Đường
xưa Chúa đi
Nói đến con đường Chúa đã
đi qua không ai dại khờ đến nỗi phải
dành nhiều thời gian để hồi tưởng
những nẻo đường Chúa đã đi mang tên gì,
dài bao xa? Con đường Chúa đi ai cũng biết
đó là con đường thập giá. Có nhiều con
đường Chúa đi qua, nhưng quốc lộ
của Ngài chính là con đường tiến lên đồi
Golgotha để chịu án tử. Một
con đường quyết định cho nhiều dự
định. "Ai muốn theo ta hãy từ bỏ mình, vác
thập giá mình mà theo". Lời Chúa mời gọi sao nghe
ngán ngẫm vô cùng cho những ai đã từng đi qua con
đường thập giá.
Ai đã một thời nghêu ngao bài hát "Con
đường xưa em đi" chắc hẳn sẽ
thấy một sự đối lập giữa
đường Chúa đi và đường em đi.
Nếu "đường xưa em đi" ngập tràn
thư tình và nắng ấm, thì con đường Chúa
đi chỉ toàn là lời ngạo nghễ và lạnh giá
của lòng người. Nếu "đường xưa
em đi" hướng về một tương lai
rạng sáng, thì con đường Chúa đi mỗi ngày
như khép lại những lối bước mịt
mờ. Dẫu nhiều người cho đường Chúa
là mịt mờ, là đường chẳng mấy ai
đi, nhưng Chúa vẫn không ngần ngại mời
gọi nhiều kẻ bước theo Ngài. Bởi lẽ đường
Chúa đi là con đường thật, là quốc lộ
đưa đến hạnh phúc và sự sống
đời đời. Con đường thập giá có
nhiều hình ảnh để diễn tả. Trong bối
cảnh Tin Mừng ta có thể diễn tả
đường thập giá là con đường mang 3
chữ "T": Từ bỏ - Tự hiến - Tình yêu.
Đường thập giá là đường từ
bỏ
Từ bỏ là chủ động đánh
mất điều mình đáng được hưởng.
Từ bỏ cũng có nghĩa là tự ý tách lìa những gì
mình đang quyến luyến để được
vươn cao tới sự sống mới. Không ai dại
dột bỏ hết để rồi trở nên trống
không. Từ bỏ cái cũ để được cái
mới hơn, từ bỏ cái nhỏ nhen để
được cái lớn lao. Vẫn có quy luật quân bình
trong cuộc sống nhưng con người thật khó từ
bỏ vì không ai chịu gạt bỏ cái mình đang sở
hữu. Người ta vẫn nói cái sở hữu không
lớn bằng cái đủ vì vậy mà ai ai cũng tranh
nhau ra sức kiếm tìm. Ta vẫn thích chất chứa cho
đầy, dự trữ cho nhiều để tìm cảm
giác an thân. Nhưng rồi càng chất đầy thì càng thêm
gánh nặng, càng tích góp thì càng bị oằn vai.
Từ bỏ mình đó là từ bỏ
những toan tính của con người để sống
theo tinh thần của Thiên Chúa. Không phải vô cớ mà Chúa
Giêsu kêu gọi từ bỏ. Phêrô muốn Thầy mình
thực hiện như điều ông đã nghĩ. Oâng
không muốn Thầy lên Giêrusalem, không muốn Thầy mình
phải chết như thế. Ông muốn lèo lái Thầy
mình đi theo con đường của ông. Nhưng
đường lối của con người không phải
là đường lối của Thiên Chúa. Tinh thần
từ bỏ cao nhất chính là đi tìm và làm theo ý Chúa.
Đường thập giá là đường tự
hiến
Đỉnh cao của sự từ bỏ là
tự hiến chính mình. Từ bỏ những thứ
của mình thật là đáng khen, nhưng từ bỏ ngay
chính mạng sống của mình quả là điều
đáng nễ phục. Chúa Giêsu thực hiện ý
định Chúa Cha cách trọn vẹn chứ không theo
kiểu nửa vời. Ngài đã vâng lời cho đến
chết và chết trên thập giá. Con đường
tự hiến của Chúa đã khai mở sự sống
cho nhiều người. Giá trị của sự tự
hiến là tìm được sự bình an cho tâm hồn,
niềm vui cho trái tim, niềm xúc cảm trong từng hơi
thở.
Lịch sử phải biết ơn
những con người đã mạo hiểm, những
người dám giã từ cuộc sống yên ổn
để dấn thân phục vụ lợi ích cho nhân
loại. Nếu không có những người dám liều mình
thì những phương thuốc chữa bệnh đã
không thành tựu. Nếu không có những bà mẹ sẵn
sàng liều mình thì chẳng có đứa trẻ nào
được chào đời. Có nhiều của dâng
tiến, nhưng của dâng duy nhất có giá trị hơn
hết vẫn là sự sống của mỗi
người.
Đường thập giá là đường tình yêu
Tự ban đầu thập giá là dấu
chỉ của khổ hình ô nhục. Nhưng thập giá có
Chúa Giêsu giờ đây đã trở thành thánh giá cho cuộc
đời. Một con người luôn từ bỏ và
tự hiến cho nhân loại đã biến khổ nhục
thập giá thành biểu tượng cho tình yêu. Một tình
yêu cao cả nhất trong mọi thứ tình yêu. Chúa Giêsu
đã chọn sự ô nhục nhất của con
người làm phương thế minh chứng tình yêu
lớn lao nhất của Thiên Chúa. Chính tình yêu đã làm cho
sự từ bỏ và tự hiến một giá trị
cứu độ. Nếu không có tình yêu thì tôi sẽ không
đi hết con đường Chúa đã đi. Không có tình
yêu, con đường thập giá sẽ trở nên vô
nghĩa.
Văn hào Victor Hugo đã khẳng
định: "Thế giới không có người
biết yêu thì mặt trời sẽ tắt". Khi nhìn
lại thập giá đời mình, có khi ta lấy làm tự
hào vì đã được đồng hành cùng khổ
nạn với Chúa. Có khi ta cuộc đời như
tắt lịm vì thánh giá cứ vây quanh. Sự chối
từ, ngán ngẫm không phải vì thánh giá quá nặng
nhưng chỉ vì ta thiếu tình yêu.
Trên thánh giá máu và nước chảy ra, là
dấu chỉ ơn cứu độ tuôn tràn trên nhân
loại. Từ trên thánh giá hận thù đã xoá bỏ.
Từ trên thánh giá tội lỗi con người đã
được tha. Từ trên thánh giá Chúa Giêsu gọi
mời mỗi người cùng chia sẻ nỗi đau và
sứ mệnh với Ngài, bằng cách vác thập giá mình
hằng ngày mà theo Ngài.
Đường xưa Chúa đi khó khăn
không phải vì ngăn sông cách núi nhưng vì đòi hỏi
rất nhiều hy sinh. Trong đó tinh thần từ bỏ,
tự hiến và con tim đong đầy tình yêu là
điều kiện không thể thiếu. Dù ta có tự hào
hay ngán ngẫm thì Chúa vẫn luôn gọi mời hãy vác
thập giá mỗi ngày mà bước theo. Lạy Chúa, con biết con không thể làm anh hùng trong
phút chốc. Xin cho con biết khiêm tốn với chính mình
để tập bước đi trên con đường
xưa Chúa đã đi.
|