PHÊRÔ TUYÊN TÍN VÀ NHẬN
QUYỀN TỐI CAO
--- Chú giải của Giáo Hoàng Học Viện Đà
Lạt
CHÚ GIẢI CHI TIẾT
"Họ thưa:
Có kẻ thì nói là Gioan Tẩy giả, nhóm khác: Elia": Trong câu trả
lời của các môn đồ, cái đập vào mắt
trước tiên là sự tạp đa dư luận về
Chúa Giêsu; tuy nhiên mớ dư luận này đều có chung
một yếu tố mà ta chỉ gặp trong tư
tưởng Do thái và tư tưởng Thánh Kinh: đó là
không ai tin rằng Chúa Giêsu là một cá nhân đặc
biệt tách rời với lịch sử Israel. Nhưng
hết thảy đều nghĩ Người rất có
thể là một sứ giả của Thiên Chúa, một
kẻ nhắc lại và hoàn tất các lần can thiệp
có tính cách lịch sử của Ngài trong quá khứ (Về
Chúa Giêsu như là “ngôn sứ", xin xem chú thích của BJ).
“Ta là ai ": Đừng mặc
cho động từ là một nghĩa Hy lạp hay
nghĩa hiện đại: Chúa Giêsu không chất vấn các
môn đồ về yếu tính trường cửu của
Người nhưng là về sứ mệnh lịch sử
của Người đối với Thiên Chúa và dân
Người, điều mà câu trả lời của Phêrô
sẽ xác quyết, bản tính của Chúa Kitô, chính là cái mà
Người có trách vụ chu tất ở trần gian
để phục vụ Thiên Chúa và nhân loại.
"Con Thiên Chúa
hằng sống": Câu thêm này của Matthêu được các
nhà chú giải lượng giá rất khác nhau. Một
số người xem đấy là lời tuyên xưng
thần tính của Chúa Giêsu (Ví dụ Benoil, trong chú thích
của BJ), kẻ khác lại coi là một thành ngữ
tương ứng với Đấng Messia. Ý kiến
thứ nhất dựa trên các lý do như sau:
1/ Trong lúc các chỗ
khác trong Matthêu, người ta gọi Chúa Giêsu là "Con Thiên
Chúa" (Fils de Dieu) (4, 3; 8, 29; 14, 33; 27, 43.54) với ngụ
ý đơn giản rằng Người là một hữu
thể siêu việt thì ở đây Phêrô lại gọi Chúa
Giêsu là "Người Con của Thiên Chúa" (Le Fils de Dieu),
nên rõ ràng là qua đó ông muốn công bố nguồn gốc
thần linh của Người.
2/ Câu Chúa Giêsu long
trọng thừa nhận lời tuyên tín ấy sẽ khó
hiểu nếu đây không phải là một lời tuyên
xưng thần tính về phía Phêrô: điều này được
xác quyết qua sự kiện Chúa Giêsu đã không thừa
nhận như thế, khi các môn đồ tuyên xưng
Người là Con Thiên Chúa trong giai thoại đi trên
mặt biển trước đây (14,33); trong giai thoại
này, việc thiếu mạo từ trước chữ Con
‘fils de Dieu’ chứ không phải là ‘Le Fils de Dieu’ cho thấy
cùng lắm nó chỉ là một xác quyết về thiên sai
tính mà thôi.
3/ Có một
trường hợp duy nhất khác trong Matthêu nơi ấy
Chúa Giêsu tự gọi là “Người Con của Thiên Chúa”
(Le fils de Dieu) câu trả lời lần này bị viên thượng
tế xem là phạm thượng (26, 63).
4/ Ta không hiểu
được tại sao một mặc khải của
Chúa Cha mà chỉ giúp Phêrô tuyên tín được về tính
cách thiên sai của Chúa Giêsu thôi (c.17).
5/ Người ta
không bao giờ minh chứng thành ngữ “Con Thiên Chúa” là
đồng nghĩa với “Đấng Mêsia” (Lagrange), nên do
đó đừng quá vội vàng khẳng định Phêrô
đã chỉ công bố thiên sai tính, chứ không phải
thần tính của Chúa Giêsu.
Chắc hẳn còn
nhiều lập luận khác bênh vực ý kiến thứ
nhất này, nhưng trình bày tất cả ở đây thì
sợ đài quá.
Ý kiến thứ hai
dựa trên các lý do như sau:
1/ Độc
thần giáo đã quá bén rễ sâu vào não trạng Do thái nên
chỉ có việc sống lại thân xác của Chúa Giêsu và
việc tuôn ban Thánh Thần trong ngày Lễ Ngũ Tuần
mới có thể cho phép các môn đồ nghĩ đến
thần tính Người theo nghĩa mạnh của từ
ngữ, nhưng ngay cả lúc ấy việc đào sâu
thần học cũng mất nhiều thời gian mới
tìm ra cách diễn tả xứng hợp, như ta thấy
trong bước tiến triển giữa các thư
đầu tiên của Phaolô và tổng hợp vĩ
đại của Gioan.
2/ Nếu Phêrô
nhận ra rõ ràng thần tính của Chúa Giêsu trong Mt 16,16 làm sao lập tức ngay sau đó (16,22) ông
mạnh mẽ chống lại chương trình cứu
độ Người sẽ thực hiện?
3/ Xem ra hơi táo
bạo khi gán quá nhiều ý nghĩa cho mạo từ
"Người" (Lc) trong thành ngữ "Người
Con của Thiên Chúa" (Le Fils de Dieu): Làm sao ta dám nghĩ rằng
các ngư phủ vô học xứ Galilê
lại có thể phân biệt tế nhị như thế
được.
4/ Cái mà vị
thượng tế xem là phạm thượng, không
phải là thành ngữ “Người Con của Thiên Chúa"
(Le Fils de Dieu), nhưng đúng hơn là điều Chúa Giêsu
nói thêm về việc người ngự bên hữu Thiên
Chúa với tư cách là "Chúa" của Tv 110, và với
tư cách là nhân vật có nguồn gốc thiên giới mà
Đanien đã thoáng thấy trong thị kiến của ông
(x. chú thích của BJ); v.v...
Thật khó mà
chọn theo ý kiến nào. Và vấn
đề lại rắc rối thêm bởi sự kiện
là: lời tuyên tín ấy của Phêrô thoạt đầu có
thể có nghĩa thuần túy thiên sai (điều mà Mc 8, 29
và Lc 9, 20 có phản ánh), nhưng sau đấy
"được đọc lại" dưới ánh
sáng Phục sinh và được giải thích trong chiều
hướng một lời tuyên xưng về thần tính
Chúa Giêsu. Lại nữa, là không thể dựa vào sự
kế tiếp hiện nay của các đoạn văn
để hội nhập sự tiến triển về
mặt thiêng liêng của các môn đồ: Matthêu đã
chẳng biên soạn Tin Mừng trong một viễn trong
tiểu sử (theo nghĩa hiện đại của
hạn từ) nhưng trong một viễn tượng
thần học, và đã sửa đổi, khi có dịp,
thứ tự thời gian của các biến cố
để đạt đến mục tiêu riêng. Suy luận cuối cùng này không phải là không quan
trọng trong trường hợp ta đang cứu xét.
Vì nếu Chúa Giêsu đã thốt lên câu nói ‘kiểu Gioan’
(logion johannique) (Mt 11, 25-27) về mầu nhiệm hiệp
nhất giữa Chúa Cha và Chúa Con trước khi
Người hỏi các môn đồ ở Kaisaria của
Philip, thì rất có thể Phêrô đã trực giác
được một cái gì đó về thần tính
của Chúa Giêsu và thoáng thấy Người không chỉ là
Đấng Messia thiên hạ trông chờ mà còn là Đấng
tham dự cách bí nhiệm vào chính hữu thể của Thiên
Chúa. Tuy nhiên về vấn đề này, có
lẽ sẽ không bao giờ ta thấy rõ hoàn toàn
được.
"Ngươi là
Đá và trên Đá này, Ta sẽ xây Hội Thánh của Ta": Lối chơi
chữ thật lý thú, sít sao trong Việt ngữ và Pháp
ngữ (piene) nhưng lại không như thế trong La
ngữ (Potrus và petra) và hy ngữ (Potros và potra); nó xuất
phát từ tiếng Aram trong đó hạn từ képha
(tảng đá, khối đá chứ chẳng phải là
viên đá tách rời được) là một tiếng
không thay đổi. Cách chơi chữ này đã do Chúa Giêsu
sáng chế, vì ta không hề gặp một ví dụ nào khác
trong đó képha là một tên riêng. Cũng
vậy đối với Poros trong hy ngữ và Potrus trong La
ngữ, là những cách chuyển dịch tương
đương nhưng đã sớm được
chấp nhận. Biệt danh này sẽ gắn liền
với Simon như tên riêng của ông: ông đã
được cộng đoàn tiên khởi biết
đến dưới cái tên Kôphas, là một chính thức
lai Hy ngữ (1 Cr 1,12; 15,5; Gl 1,18; 2,9;
2,11.14).
Đổi tên như
vậy là một chuyện thường xảy ra trong
Cựu Ước: nó cho thấy có mối liên hệ
mới mẻ giữa người đổi tên và kẻ
được đổi tên, đồng thời còn
mặc một ý nghĩa nữa (St 17, 5. 15; 33, 10; Ds 13, 16; 2V
23, 34; 24, 17). Ở đây ý nghĩa thật quá rõ ràng: Simon
sẽ là tảng đá móng, tảng đá vững bền
trên đó Chúa Giêsu sẽ xây Hội Thánh của
Người.
Các thành ngữ
tảng đá móng và xây, theo nghĩa bóng,
được dùng nhiều trong Kinh Thánh. Is 28,16
nói Giavê đặt một tảng đá móng tại Sion.
Thần học của các giáo sĩ, dựa trên Is 31,1 dạy rằng, Abraham là nền móng trên
đó Thiên Chúa xây thế giới. Chắc hẳn Chúa Giêsu là
nền móng vô hình của Giáo Hội (1Cr 3, 10-11; 1 Pl: 2, 6-8; Ep
20), nhưng chính Phêrô sẽ là nền móng hữu hình sau
cuộc ra đi của Người. Thì
tương lai "Ta sẽ xây" có vẻ quy về
thời gian sẽ đón sau cái chết và Phục sinh
của Chúa Giêsu.
"Và quyền môn âm
phủ sẽ không thắng nổi". Chúa Giêsu hình như
muốn nói quyền môn âm phủ (nơi các người quá
cố tạm trú chờ ngày phục sinh cuối cùng,
chứ chẳng phải là hỏa ngục) sẽ không thể
kìm giữ trong sự chết những kẻ sẽ
thuộc về cộng đoàn thiên sai; đây là một ý
niệm Do thái khá phổ biến cho rằng, dù chết hay
sống, các phần tử của cộng đoàn thiên sai
thời sau hết sẽ không bị sự chết kìm
giữ (Is 38, 10; G 38, 17; Tv 9, 14; Kn 16, 13)
Các nhà chú giải
ngoài Công giáo đã luôn có khuynh hướng giới hạn
vào con người Phêrô các lời Chúa Giêsu đã hứa
với ông và cho rằng các lời hứa ấy chẳng
hề có giá trị như là việc thiết lập
một chức vụ trường tồn. Dĩ nhiên,
nếu hiểu sát mặt chữ, thì văn bản câu này
chỉ nói đến Phêrô. Nhưng nó cũng nói đến
Giáo Hội, mà Phêrô được đặt làm thủ
lãnh, và Giáo Hội này phải trường tồn,
trường tồn như Chúa Kitô đã thiết lập
(x. Mt 28, 20): nó bất diệt, vì ngay cả sự chết
cũng không thể làm gì chống lại nó.nhưng tính cách
bất diệt này làm sao có được nếu các
lời hứa với Phêrô không được lưu
truyền cho những kẻ kế nhiệm ông? Vì thế học thuyết Công giáo về sự
kế nhiệm sứ đồ là sự minh giải cách
hợp lý lời hứa của Chúa Giêsu.
“Bấy giờ
người căn dặn môn đồ không
được nói cho ai hay Người là Chúa Kitô”: có lẽ Chúa Giêsu
sợ rằng một việc tiết lộ không phải
lúc phẩm chức thiên sai của Người sẽ
khơi lại cơn sốt quốc gia chủ nghĩa. Người ta đã chẳng muốn tôn phong
Người làm vua sau phép lạ hoá bánh ra nhiều đó sao?
(Ga 6, 15) Nhưng việc phong vương của
Người sẽ chỉ thực hiện qua cái chết
điều mà những, kẻ đương thời và
ngay cả các môn đồ Người (dù đã
được mạc khải của Chúa Cha soi sáng) không
thể nào hiểu được.
KẾT LUẬN
Nhờ khám phá qua
trung gian Phêrô ý nghĩa của tước hiệu bí
nhiệm của “Con Người” và nhờ nhận ra trong
Chúa Giêsu Đấng Mêsia siêu việt như Người
đã tự xưng ngay từ đầu sứ vụ, các
sứ đồ đã tách khỏi đám người Do
thái cứng tin cùng làm thành nhóm còn lại mà các ngôn sứ
từng hứa ơn cứu độ cánh chung cho; và
từ đó Chúa Giêsu mới có thể ủy thác cho Phêrô
quyền “cầm buộc" và “tháo cởi", nghĩa là
quyền thu nhận vào hoặc loại trừ khỏi
Nước thiên sai, hay hơn nữa quyền quy
định trong tất cả những gì liên quan
đến tín lý và luân lý mà đời sống cộng
đoàn thiên sai đòi hỏi, y như trong sách Đanien, các
thánh của Đấng Tối Cao đã được
thông ban các đặc quyền của Con Người.
Quyền cầm giữ chìa khóa này, do Thiên Chúa thương ban, dựa trên niềm tin của Phêrô,
một con người tội lỗi nhưng đồng
thời là một kẻ tin.
Ý HƯỚNG BÀI
GIẢNG
1) Chắc chắn
Giáo Hội, cộng đoàn các kẻ tin, không thuộc
về Phêrô, nhưng thuộc về Chúa Kitô, vì chính
Người quy tụ, xây dựng và điều khiển
Giáo Hội; tuy nhiên Phêrô là nền tảng trên đó các
yếu tố khác biệt của Giáo Hội
được quy tụ vào và hòa hợp với nhau. Hơn nữa, ông còn được quyền
cầm buộc. Trong Giáo Hội trần
thế, đường tiến về Nước
Trời, chẳng phải tất cả đều tinh
sạch và hoàn tất đâu; Phêrô sẽ thi hành dịch
vụ phân biệt trong đó. Chính ông sẽ có khả
năng phê phán xem các phần tử của Giáo Hội có
sống phù hợp với chương trình của Chúa Kitô
hay không. Sứ mệnh được ủy
thác cho Phêrô là như vậy.
2) Sau khi nghe những
lời Chúa Kitô phán dậy, ta thấy không thể nào cho
rằng mình có thể đi đến Chúa Kitô mà không ngang
qua Giáo Hội, một xã hội vừa nhân loại vừa
siêu nhiên, rằng mình có thể đơn độc và
trực tiếp tìm gặp Chúa Kitô và chẳng cần Giáo
Hội. Vì như thế là tự xây dựng một Chúa Kitô
theo khuôn mẫu của mình, là tưởng tượng ra
một vị Chúa hợp sở thích của mình là từ
chối chấp nhận Chúa Giêsu như Người đã tự
mặc khải cho ta.
3) Giáo Hội không
phải là người che chở một nền văn minh
hay văn hóa nhân loại dù rất khả kính, cũng chẳng
phải là kẻ ban phát một nền an
ninh hay ổn định về mặt tôn giáo, hoặc là
người bảo vệ một trật tự chính
trị hay xã hội nào. Giáo Hội được thiết
lập là để giúp ta khám phá hành động của Chúa
Kitô trong ta và trong thế giới, làm cho ta sống phù
hợp với hành động đó hầu được
vào Nước Trời, và gìn giữ trong lòng ta một
niềm tin khiêm nhu vào Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa hằng sống.
4) Dù khuôn mặt nhân
loại của Giáo Hội đôi lần có thể làm ta
tức giận hay lấy làm gương xấu, thì Giáo
Hội vẫn luôn là người duy nhất nắm giữ
những lời hằng sống, sử dụng năng
lực sáng tạo của các bí tích và mở được
cửa Nước Trời. Và ngay cả người vô
thần vốn từ chối Giáo Hội hay lương dân
không biết Giáo Hội, cũng chỉ nhận
được trong âm thầm ơn sống phù hợp
với tiếng nói lương tâm của họ nhờ
sự trung gian không ngừng của Mẹ Giáo Hội, mà
hành động vô hình lan rộng trong
khắp cả thế gian.
5) Giáo Hội là
thực tại nhỏ bé nhất, nghèo hèn nhất, ít
được chú ý nhất, ít hùng mạnh nhất so
với các thực tại khác dưới bầu trời,
vì Giáo Hội được quy tụ quanh một máng
cỏ và một cây thập giá. Ai nghe thế
mà không sợ? Nhưng Giáo Hội cũng là thực
tại cao quí nhất, giàu sang nhất, vinh quang nhất và
hùng mạnh nhất trong mọi thực tại dưới
bầu trời, vì Hài Nhi sinh ra trong máng cỏ, Con
Người bị đóng đinh trên đồi Canvê đã
phục sinh và đang hiển trị. Ai nghe
vậy mà lại không vui.
6) Dù Giáo Hội còn
phải chịu nhiều thử thách và bách hại, Kitô
hữu vẫn không nên ngã lòng trông cậy, vì quyền
lực của sự chết thế nào cũng sẽ
bị Giáo Hội chiến thắng.
|