Một ngôi nhà xây trên đá
cứng
(Trích trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)
Một
vị tiểu quân vương là Philipphê, chư hầu
của La Mã đã cho xây cất một thành phố nhỏ
với cái tên là Césarea, nhân danh hoàng đế Césaré-Augustô. Do
đó có cái tên là thành Césarea của quân vương Philipphê. Nó
không cách xa nguồn của sông Hòa Giang là bao, chỉ
độ 40 cây số về phía bắc hồ Tibêriát. Vùng
này đa số là ngoại giáo nhưng cũng hiếu khách.
Chúa Giêsu dừng chân tại đây để tránh những
lời phản đối của người Do Thái và
Người cũng lưu tâm đến việc huấn
luyện các tông đồ về chiều sâu. Người
đi đến chỗ đặt cái câu hỏi
đầy tin tưởng: “Đối với chúng con,
Thầy là ai?”. Trước hết Chúa Giêsu hỏi xem
người ta nghĩ gì về con người của
Người. Dân chúng có thói quen suy nghĩ theo những
mẫu mực mà tập quán đã đặt sẵn vào
trong trí óc. Do đó có những ý kiến liên quan đến
những quan niệm đang được truyền
tụng. Chúa Giêsu là Gioan Tẩy Giả sống lại hay
Êlia, hay Giêrêmia, hay là một trong các tiên tri. Chúa Giêsu muốn
mở mắt cho các môn đệ thấy sự mới
lạ chưa hề được tiết lộ về
bản thể và con người của Ngài. Ngài biết
rằng lời giảng dạy bên ngoài của Ngài nối
liền với tác động bên trong của Chúa Cha trong tâm
hồn. Biết chắc là có sự đồng quy ấy
nên Ngài long trọng nêu ra một câu hỏi to tát,
đồng thời cũng là trung tâm của Tin Mừng theo
thánh Matthêu: Đối với chúng con, Thầy là ai? Chính
Simon-Phêrô đã trả lời và tự đặt mình làm
phát ngôn viên của mọi người: Thầy là
Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Nên lưu ý là
Matthêu đã ghi: Simon-Phêrô, Simon là cái tên riêng cho phép nhận ra
danh tánh của con người, còn Phêrô là tên chính thức gán
ghép cho con người một chức vụ. Simon-Phêrô có ý
chỉ con người của Phêrô với tư cách là
người đứng đầu Hội Thánh. Không
để đi lạc vào trong những điều bàn cãi
của khoa chú giải Kinh Thánh, ở đây chúng tôi muốn
gán cho câu trả lời của Phêrô cái ý nghĩa minh
bạch do đức tin gợi ra. Cần minh định
một vài điểm:
1) Phêrô được
tuyên bố là nền tảng của Giáo Hội.
Thực
ra nền tảng căn bản của Giáo Hội là Chúa Kitô,
nhưng Phêrô làm thành cái nền tảng bên ngoài, có thể xem
thấy được của Giáo Hội. Chính bản thân
Ngài là nền tảng và với tư cách là người
được ký thác đức tin. Hơn thế nữa,
Giáo Hội, các dân tộc tụ họp theo ý muốn
của Thiên Chúa, xét về thời gian, còn đi xa hơn
cuộc sống của con người Phêrô. Giáo Hội
cũng dựa trên các Đấng kế vị Phêrô. Đức
tin của chúng ta ngày nay nhìn thấy trong lời nói của
Chúa sự khai mào của một trong những tổ
chức căn bản của ‘xã hội’ Giáo Hội, các xã
hội xét về mặt huyền nhiệm, là cộng
đoàn của các tín hữu mà thánh Phaolô gọi là thân
thể của Chúa Kitô.
2) Danh từ ‘cửa
hỏa ngục’ có ý nghĩa gì?
Bên
Đông phương người ta có thói quen triệu
tập các thân hào nhân sĩ ở các đô thị ngay nơi
các cửa thành, khi họ thảo luận với nhau về
vấn đề trị an hay phân xử dân chúng. Kết
quả là danh từ ‘cửa thành’ mang ý nghĩa quyền hành
pháp hay uy quyền. ‘Cửa hỏa ngục’ có ý nghĩa là
những quyền lực tối tăm ở bên kia thế
giới vật chất. Những quyền lực này sẽ
tấn công Giáo Hội nhưng không bao giờ thắng
nổi.
3) Ta sẽ giao cho con chìa
khóa Nước Trời.
Chìa
khóa tượng trưng cho quyền hành và trách nhiệm cai
quản. Trao chìa khóa theo ngôn ngữ Kinh Thánh tượng
trưng cho sự ủy thác trách nhiệm quản gia
của nhà vua hay của vị thủ tướng. Trong
trường hợp hiện thời, Chúa Giêsu trao cho Phêrô
trách nhiệm cai quản Hội Thánh trên bình diện
đức tin, trong sự tham gia vào các bí tích và trong luật
sống của cộng đoàn. Những danh từ
‘buộc tội’, ‘tha tội’, liên quan đến quyền
hạn của Phêrô, có thể được hiểu theo
nghĩa là ‘cấm đoán’ hay ‘tha phép’ hiểu theo nghĩa
mạnh. Điều này có nghĩa là hễ ai cấm
đoán hay cho phép đều đã được trao
quyền và chính cái quyền hành đó cưỡng bách chúng
ta.
|