Khi
Đức Giêsu đến vùng kế cận thành Xêsarê
Philípphê… Suy niệm của Noel Quession
Đây là những
vùng phụ cận của Tia và Xiđon trên bờ biển
xứ Liban... Matthêu dẫn Đức Giêsu và
các môn đệ Người đến chân núi Hécmon mà
đỉnh có tuyết phủ nhìn xuống toàn bộ
hồ Galilê. Gần những suối nguồn của
sông Giođan, trong một phong cảnh diễm lệ
tươi mát với tiếng chim hót, ở giữa
những tiếng cây cối xào xạc, gần động
của Thần Păn (ngày nay là Bania) Vua Hêrôđê Philípphê
đã cho xây một thành phố nghỉ mát ở đó.
Để tôn vinh ông chủ đứng đầu
đế quốc Rôma, nhà vua đã cho thành phố này cái tên
hoàn toàn mới: Xêsarê!
Ngày nay, thành phố
này không còn lạ gì ngoại trừ dòng suối tiếp
tục trào ra từ "tảng đá" dưới chân
núi. Người
hỏi các món đệ rằng: "Người ta nói Con
Người là ai?" Xa khỏi các đám đông,
để tránh mọi xáo trộn mà một Đấng Mêsia
có thể gây ra, Đức Giêsu một cách rõ ràng tự
đặt ra một câu hỏi về "căn tính" của
Người. Đối với từng
người đàn ông và đàn bà mà chúng ta sống kề
bên họ, than ôi chúng ta chỉ hiểu được
ngoại diện của nhân cách họ. Trong mỗi con
người có một thứ bí mật mà người ta
chỉ khám phá được với thời gian, vì nó
được giấu kín đàng sau mọi thứ mặt
nạ.
Nhân cách sâu thẳm
của Đức Giêsu cắm sâu vào điều không
thể diễn tả được: Người là gì?
Các ông thưa: "Kẻ thì nói là ông Gioan
Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Êlia, có người
lại cho là ông Giêrêmia hay một trong các vị ngôn sứ”.
Dư luận
của dân chúng khác nhau trong khi tiết, nhưng nhất trí
về điểm cơ bản: Đức Giêsu không
phải là một con người bình thường?... ngôn hành của Người làm cho
Người thành một nhân vật tôn giáo phi thường.
Về chủ đề này, người ta
kể ra những ngôn sứ nổi tiếng của quá
khứ.
NGÀY NAY cũng
thế, đa phần nhân loại đều thừa
nhận Đức Giêsu là một nhân vật phi
thường: Người đã đóng ấn vào lịch
sử phổ quát như rất ít người đã có
thể làm được.
Đức Giêsu lại hỏi: "Còn anh em,
anh em bảo Thầy là ai?”
Đức Giêsu
đòi hỏi các môn đệ của Người nhiều
hơn dư luận chung. Phản
ánh những ý kiến thường ngày không đủ.
Phải có một thái độ của
bản thân.
Còn bạn, Huy
Phương... Bạn, Duyên.... Bạn, Minh Hạnh...
Bạn Hằng... Bạn nói gì về
Đức Gíêsu? Đối với
bạn, Đức Giêsu là ai?
Ông Simon Phêrô thưa: “Thầy là Đấng
Kitô, con Thiên Chúa hằng sống!”
Tất cả các nhà
chú giải thừa nhận sức mạnh trong cách diễn
tả mà Matthêu đã nhấn mạnh bằng sự nối
tiếp dồn dập của bốn danh từ và mạo
từ: Đấng Kitô, Con, Thiên Chúa, Đấng Hằng
Sống. Dĩ nhiên là không chắc, cũng trong ngày ấy,
Phêrô có trong trí óc mình mọi sự xác định về
mặt thần học. mà các từ ngữ ấy có
được sau khi Chúa sống lại và sau một
thời gian dài nghiền ngẫm về mặt trí tuệ
bởi các Công đồng của thế kỷ thứ IV và
thứ V Tuy nhiên, người ta không có quyền "làm
giảm nhẹ" lời tuyên xưng đức tin"
của Phêrô theo nghĩa thông thường của từ
ngữ: “Con Thiên Chúa", "ben Elohim". Thật vậy,
trong Cựu ước, tước hiệu này
được áp dụng cho Đấng Kitô (Đấng
Mêsia), nhưng cũng được áp dụng cho mọi
con cái Israel (Xh 4,22; Đnl 14, 1; Kn 2,16 - 18,13; Gr 31,20; 2Sm 7,14).
Đối với
Phêrô, rõ ràng Đức Giêsu không chỉ là một
người con của Thiên Chúa như mọi người
khác! Nếu nói như thế thì cũng như
không nói gì. Phêrô đã nhận thấy rằng
Đức Giêsu không chỉ là "một ngôn sứ" nào
đó, một trong số những người mà Thiên Chúa
sai đến... nhưng là Đấng Thiên Sai, Đấng
Mêsia, Đấng Con... và chữ Con trong
một ý nghĩa chỉ thuộc về một mình
Đức Giêsu.
Đức Giêsu nói với ông: "Này anh Simon
con ông Giona anh thật là người có phúc, vì không phải
phàm nhân mạc khải cho anh điều ấy nhưng là
Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời…”
“Phàm nhân"...
từ ngữ rất lâu đời này trong Kinh Thánh đánh
dấu tính xác thực của lời nói... một công
thức đẹp được tưởng
tượng để gợi lên sự yếu đuối
tự nhiên của con người nếu chỉ để
cho ánh sáng duy lý hướng dẫn. Trong ngôn ngữ quen
thuộc hôm nay, hẳn chúng ta sẽ nói: "Không phải
cái lương tri nhỏ bé của anh cho anh nói ra
điều đó!".
Để
đạt đến những thực tại thánh thiêng
thuộc về Thiên Chúa, phải có một sự
"mạc khải".
Trí tuệ con
người dứt khoát không thể định nghĩa
Thiên Chúa, Đấng Tối Cao, bên trên mọi sự như
lời hát trong bài thánh ca của Thánh Grêgôriô Nadi: "Ôi
lạy Chúa, Đấng Tối Cao trên hết mọi
sự, chẳng phải đó là tất cả những gì
mà người ta có thể ca ngợi Chúa sao? Ngôn
ngữ nào sẽ nói được về Chúa? Không một từ ngữ nào diễn tả
được Chúa. Thần Khí sẽ
bị trói buộc vào cái gì? Chúa
vượt qua mọi trí tuệ. Chỉ có Chúa không
thể diễn tả được bởi vì mọi
điều được nói ra đầu từ Chúa mà
ra... Chúa là cùng đích của mọi sự vật; Chúa là tất
cả mọi sự vật nhưng không phải là một
sự vật nào... Chúa có tất cả
mọi tên, nhưng làm sao gọi được tên Ngài, Chúa
là Đấng Duy Nhất mà người ta không thể
gọi tên? Ôi lạy Chúa, Đấng trên
hết mọi sự, chẳng phải đó là tất
cả những gì mà người ta có thể ca ngợi Chúa
sao?"
Phải, Đức
Giêsu khẳng định, với sự đơn giản
táo bạo làm người ta ngỡ ngàng, rằng không ai có
thể biết được căn tính của
Người nếu không được Thiên Chúa mạc
khải. "Không ai biết rõ người Con, trừ Chúa
Cha; cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ
Người Con và kẻ mà Người Con muốn mạc
khải cho" (Mt 11,27). Thánh Phaolô cũng nhấn mạnh
sự bất lực của con người khi nói về
"Thiên Chúa": "Thiên Chúa đã dành riêng tôi ngay từ
khi tôi còn trong lòng mẹ, và đã gọi nhờ ân sủng của Người. Người
đã đoái thương mạc khải Con của
Người cho tôi, để tôi loan báo Tin Mừng về
Con của Người cho các dân ngoại. Tôi đã
chẳng thuận theo các “lý do tự nhiên" (Gl 1,15-16).
“Chính Cha của
Thầy mạc khải cho anh điều anh vừa
nói!" Hai chữ Cha Thầy tuy
nhỏ nhưng cho chúng ta thấy được vực
thẳm vô cùng mà Đức Giêsu tuyên bố "thật
có phúc” (đây là một mối phúc thật mới)
tất cả những ai thoáng thấy điều bí ẩn
của ngôi vị Người.
Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết:
"Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá trên tảng đá
này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy"
Tin Mừng của
Maccô (8,27-30) và của Luca (9,18-21) đã
thuật lại lời tuyên xưng đức tin của
Phêrô. Chỉ có Matthêu là người đã
tiếp nối lời tuyên xưng ấy bằng một
lời tuyên bố của Đức Giêsu về những
trách nhiệm của Phêrô đối với Giáo Hội.
Cách chơi chữ này trên chữ Phêrô, đích
xác là của Đức Giêsu vì nó rất Sêmít và trong
tiếng Do Thái cách chơi chữ ấy tự nhiên hơn
trong tiếng Hy Lạp.
Thật vậy
từ "Tảng Đá" (tiếng Do Thái là Képhas) ở
trong tiếng Hy Lạp, cũng như trong tiếng Pháp,
người ta có một công thức kém tự nhiên hơn vì
có sự đổi giống Pierre: tiếng Pháp,
giống cái hoặc sự biến dạng pétros/pétra:
tiếng Hy Lạp). vậy chúng ta
thử suy nghĩ về lời mà Đức Giêsu tuyên
bố về Phêrô. Có năm hình ảnh, cũng rất Sêmít,
cấu trúc lời hứa này:
1/ Tảng đá:
tượng trưng cho sự vững chắc,
tượng trưng cho Thiên Chúa...
2/ Giáo Hội: có
nghĩa là "cộng đoàn", được Thiên Chúa
triệu tập.
3/ Những cánh
cửa: tượng trưng cho sức mạnh của
một thành phố có tường thành thời Cổ
Đại...
4/ Những chìa khóa:
tượng trưng cho quyền bính.
5/ ‘Cầm buộc và
tháo cởi’ tượng trưng cho tính tổng thể
hiệp nhất các điều trái ngược.
Những trích dẫn
trong Kinh Thánh để khẳng định rằng Thiên
Chúa là "Tảng Đá". Chúng ta, chỉ cần trích dẫn:
"Chúa là tảng đá của tôi, là thành trì của
tôi" (Tv 71,3). Chúng ta đều đã
nhìn thấy những hình ảnh của các lâu đài hay các
ngôi làng có tường thành xây ngất ngưởng trên
những tảng đá cao. Đức Giêsu đã có ý
định xây dựng một cách vững chắc như
thế!
Từ "Giáo
Hội" dịch chữ "Qahal" trong tiếng Do
Thái có nghĩa là "Cộng đoàn", điều
Đức Giêsu muốn xây tảng, do đó là một
"Cộng đoàn” những người đàn ông và
đàn bà có một điều gì chung, và quy tụ
để cùng nhau thực hiện một điều gì
đó. Công Đồng Vatican II đã định nghĩa
Giáo Hội là dân Thiên Chúa và ơn cứu độ có tính
chất cộng đoàn chứ không dành cho một Kitô
hữu "lẻ loi". Không thể có
đức tin một cách cá nhân. Tấn
bi kịch của người không hành đạo là không
chịu tham gia vào cộng đoàn ngày Chúa nhật vì thế
đức tin suy yếu dần và chết.
Và quyền lực tử thần sẽ không
thắng nổi...
Bản văn theo nghĩa đen dùng một hình ảnh:
"Những cửa Hadès (hỏa ngục) sẽ không
chống cự nổi". Nếu chúng ta hiểu công
thức này trong tất cả sức mạnh của nó thì
vấn đề không chỉ là sự vững chắc
của Giáo Hội có thể phòng thủ chống lại các
cuộc tấn công của sự chết… nhưng còn có
khả năng tấn công vào "ngục tù của sự
chết" để lôi con người ra khỏi đó. Tranh thánh phương Đông tả cảnh
sống lại cho chúng ta thấy Đức Giêsu vinh quang
chiến thắng, đứng trên hai cánh cửa của âm
ty bị phá vỡ hành hình thập giá và Người cho Ađam
và Eva tham dự vào chiến thắng của Người
trên sự chết. Đó là mục đích của Giáo
Hội: Cứu chuộc! Đức Giêsu thật sự
đã dự tính điều đó: Một "cộng
đoàn" những người sống lại với
Người?
Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước
Trời.
Đây cũng là
một hình ảnh rất cổ xưa, dấu chỉ
sự chính thống (Is 22,22). Người nào giữ chìa khóa của một ngôi
nhà, người ấy có toàn quyền trên ngôi nhà đó.
Dưới đất anh cầm buộc
điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc
như vậy! dưới đất,
anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo
cởi như vậy.
Ngày nay, người
ta thấy có nhiều người sẵn sàng nói:
Đức Giêsu thì tôi tin, Giáo Hội thì không...".
Sau một thời kỳ tập trung thái quá các Giáo Hội,
cũng như các quốc gia, cảm thấy xu hướng
bung ra: Người ta xem ra bằng lòng với những
"cộng đoàn nhỏ sống động và nhiệt
thành" mà không cần những cơ chế lớn;
người ta muốn tương đối hóa những
quy phạm về học thuyết, không can đến
những điểm quy chiếu khách quan. Tác vụ của
Phêrô mà Đức Giêsu muốn có, nhắc chúng ta nhớ
rằng Đức Tin là một ơn mà Thiên Chúa ban cho chúng
ta, và chúng ta, không thể phát minh đức tin theo sở
thích cho một số nhỏ môn đệ quyền bính để
thay mặt Người gìn giữ và ban phát ơn
đức tin cùng các ơn khác. Đó chính là
vai trò của Giáo hội.
|