Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa
Chúa nhật XXI thường niên năm - A
(Mt
16,13 - 19)
"Phần các con, các con bảo
Thầy là ai?"(Mt 16, 15) là câu hỏi Chúa Giêsu hỏi
các môn đệ Chúa để trắc
nghiệm sự hiểu biết của họ về
danh tính của chính Chúa Giêsu, trên hành
trình từ thượng
lưu Galilê đi xuống. Hẳn đã nhiều lần
người ta đặt cho các môn đệ câu hỏi
về Chúa Giêsu, nay
chính Thầy Giêsu hỏi họ về Ngài, một câu hỏi rất
cụ thể được Chúa đặt ra, và chờ
họ trả lời. Và này, Simon Phêrô đã thay
mặt cả nhóm thưa : "Thầy
là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mt 16,
16). Câu trả lời thật rõ ràng. Ở đây,
Đức tin của Giáo Hội phản chiếu một
cách trọn vẹn. Chúng ta cũng thế, chúng ta
được soi sáng cách đặc biệt do lời tuyên
xưng của Phêrô.
Đáp lại
lời tuyên xưng của Phêrô, Chúa Giêsu trả nói:
"Hỡi Simon con ông Giona, con
có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay máu huyết mạc
khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Đấng ngự
trên trời" (Mt 16, 17).
Phêrô
thật có phúc! Phúc của Phêrô phát xuất từ
mầu nhiệm sâu thẳm của
Thiên Chúa Cha, chính Chúa Cha mạc khải cho ông.
Đây
là mạc khải chân lý nội tại, và đời
sống của chính Thiên Chúa. Phêrô, dưới tác
động của Chúa Thánh Thần, đã trở thành chứng nhân tuyên xưng một chân lý siêu phàm. Lời tuyên xưng
của ông là nền tảng đức tin của
Giáo Hội Chúa : "Trên đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh
của Thầy"
(x. Mt 16, 18). Dựa vào đức tin và lòng trung thành của
Phêrô, Giáo Hội của Chúa Kitô được thiết
lập. Cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi ý thức rõ
điều ấy, như sách Công Vụ Tông Đồ
đã viết, khi Phêrô bị giam trong ngục. Hội Thánh
khẩn thiết dâng lời khẩn nguyện lên cùng Chúa cho
ông (x. Cv 12,
5), vì sự hiện diện của Phêrô vẫn cần
thiết cho cộng đoàn trong những giai đoạn
đầu của Hội Thánh : Chúa đã sai thiên thần
của Người đến mà giải thoát họ
khỏi tay những người bách hại (x.12, 7-11).
Điều này đã được viết trong ý
định của Thiên Chúa mà Phêrô, sau khi thừa nhận
với anh em mình trong đức tin, đau khổ tử vì
đạo ở Rôma, cùng với Thánh Phaolô, vị Tông
Đồ dân ngoại, cũng thoát chết nhiều
lần.
Hôm
nay, lời tuyên xưng đức tin của Phêrô tại
địa hạt thành
Xêsarêa Philipphê, vào giai đoạn công khai sứ vụ
cuối cùng, chuẩn bị bước vào cuộc
thương khó dẫn tới cái chết đau
thương và phục sinh của Chúa. Sau khi hóa bánh và cá ra
nhiều, Chúa Giêsu đã quyết định cùng với các
môn đệ tách khỏi dân chúng, sang bờ bên kia để huấn luyện các ông.
Hai
ngày Chúa nhật trước, chúng ta nghe nói về Phêrô xin
Chúa cho đi trên mặt nước, đang đi thì ông chìm
dần xuống, Chúa cứu ông lên kèm theo lời quở
trách : "Người hèn tin,
tại sao lại nghi ngờ?" (Mt 14,31 ). Hôm nay, Chúa
khen ông : "Hỡi Simon con ông
Giôna, con có phúc" (Mt 16,17). Phêrô có phúc là vì ông đã
mở lòng mình ra để đón nhận mặc khải
của Thiên Chúa và nhận biết Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa,
Đấng Cứu Độ. Câu hỏi: "Người ta bảo Con
Người là ai? " (Mt 16,
13) được đặt ra
trong dòng lịch sử cùng một câu hỏi : "Phần các con các con bảo Thầy là ai?" (Mt
16, 15).
Và một lúc nào đó chúng ta cũng phải trả lời
những câu hỏi :
Chúa Giêsu là ai đối với
tôi và tôi là ai
đối với Chúa?
"Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mt 16, 16), là câu trả lời của Phêrô sau khi được
Chúa Giêsu hỏi các môn đệ của mình về chính mình.
Nếu ngày hôm nay Chúa Giêsu hỏi chúng ta : "Phần các con, các con bảo
Thầy là ai ? " Chúng ta có thể trả
lời Chúa một cách rõ ràng và chính xác như Phêrô. Nhưng
nếu Chúa hỏi : Thầy là ai đối với
mỗi người chúng ta ? Mỗi người phải suy
nghĩ, nhìn vào chính tâm hồn mình để trả lời
câu Chúa hỏi. Câu trả lời này hết sức riêng
tư, không ai giống ai. Đối với người
này, Chúa là gia nghiệp, Chúa là bạn trăm năm, là
sức mạnh mỗi khi gặp thử thách ;
đối với người kia, Chúa là Đấng ai
ủi khi buồn phiền,v.v…
Bây
giờ chúng ta hãy hỏi ngược lại Chúa: Lạy
Chúa Giêsu, Chúa thấy con là ai ? Chúa xếp con vào loại
người nào ?
Tin
Mừng hôm nay đặt ra cho mỗi người chúng
ta hai câu hỏi quan trọng : Chúa Giêsu là ai trong cuộc
đời chúng ta ? Và chúng ta là ai dưới cái nhìn
của Chúa Giêsu ? Mỗi người chúng ta phải
tự trả lời, không ai trả lời thay cho chúng ta
được. Khi chúng ta khám phá ra Chúa Kitô, là chúng ta khám phá
ra chính bản thân, và căn cội của chính mình.
Bước vào trong quan hệ cá nhân với Chúa Kitô,
Đấng sẽ mạc khải cho chúng ta căn tính
của chính mình, đó là điều Phêrô làm. Khi nghe lời
Chúa, bước đi với Chúa, ta thực sự trở
nên chính mình. Điều quan trọng không phải là việc
thực hiện ý muốn của riêng ta, nhưng là ý Chúa,
cuộc sống sẽ trở nên đáng tin hơn. Và
nếu ta thực sự muốn được kiện
toàn bản thân mình, không có cách nào khác ngoài việc mở
rộng đường cho Chúa Kitô.
Lạy
Chúa, xin cho con biết Chúa và xin cho con biết con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
|