Các môn đệ lại gần xin với
Người rằng: "Xin Thầy bảo bà ấy
về đi, vì bà cứ theo sau chúng ta mà kêu mãi”.
Rõ ràng đây là một giải pháp
dễ dãi. Nhưng như thế chẳng phải là làm
ngưng mọi cuộc đối thoại đó sao?
Người ta thoát khỏi sự phiền phức. Thế
là xong. Rồi người ta được yên tĩnh.
Chúng ta cũng thế, như các Tông
đồ, chẳng phải chúng ta cũng thường
đi đến một thái độ cuối cùng như
thế, và do đó cắt đứt mọi dự
định trao đổi đó sao?
Người đáp: “Thầy chỉ
được sai đến với những con chiên
lạc của nhà Israel mà thôi”.
Người bắt đầu không
đáp một lời. Rồi giờ đây một sự
từ khước dứt khoát. Lạy Chúa, tại sao
vậy? Tại sao Chúa nói không với người đàn bà
đang cầu xin Chúa? Tuy nhiên, chúng con biết rằng Chúa
có trái tim nhân hậu và hay chạnh lòng thương xót. (Mt
9,36; 14,14; 15,32).
Nhưng rõ ràng, trước sự
khắt khe này của Đức Giêsu chúng ta cảm thấy
bị tổn thương.
Khi chúng ta biết được
sự dịu dàng của Đức Giêsu đối với
những người nghèo, chúng ta không thể nghĩ
rằng những sự từ chối bề ngoài này không
bao hàm một ý nghĩa. Chúng ta hãy thử vượt qua
cảm tưởng ban đầu để khám phá ý
nghĩa bao hàm trong công thức: "Thầy chỉ
được sai đến với những con chiên
lạc của nhà Israel mà thôi". Bởi công thức này,
Đức Giêsu nói lại với chúng ta tình yêu của
Người theo thánh ý Chúa Cha: Người đã được
Chúa Cha sai đến vì một nhiệm vụ chính xác và
hạn chế. Mọi đời sống con người
được đóng khung trong không gian và thời gian.
Người ta không thể ở khắp nơi và làm
mọi việc.
Đức Giêsu không tự mình
quyết định sứ mạng của Người:
Người đã được sai đi. Chính Chúa Cha
đã giới hạn môi trường hoạt động
trong phạm vi mà một con người có thể hoàn thành
trong một cuộc đời ngắn ngủi. Chúng ta
cũng thế, thay vì bám víu những mơ ước
của chúng ta, chúng ta phải chấp nhận thân phận
con người có giới hạn, bị gắn chặt vào
một nơi nào đó ngõ hầu làm tròn nhiệm vụ
riêng của mình và chỉ có chúng ta mới có thể làm
được. Chúng ta luôn luôn bị cám dỗ mơ
mộng đến một đời sống khác...
đời sống của những người khác?
Thật vậy Đức Giêsu,
ngoại trừ những cuộc du hành ít ỏi (và rất
có ý nghĩa), hiếm khi Người ra khỏi biên giới
của xứ Palestine, Người dành phần chính của
sứ vụ cho những người đồng
hương Do Thái của Người. Những
người khác, các môn đệ, sẽ đi khắp
thế gian (Mt 28,19), nhưng chỉ sau khi Người
đã dược trao toàn quyền trên trời tức là sau
cái chết và sự sống lại của Người (Mt
28,18).
Trong lúc này, Đức Giêsu bằng lòng
đảm nhận một cách khiêm tốn nhiệm vụ
"nhỏ bé" giới hạn đã được trao
cho Người, và Người định nghĩa sứ
mạng của Người khi tóm tắt lời tiên tri
tuyệt vời trong đó Thiên Chúa tự giới thiệu
như một Mục Tử Nhân Từ, đích thân
đến để quy tụ và chữa lành những con
chiên lạc (Ed 34,1-31). Nhưng dù bà mẹ đáng
thương có hiểu biết viễn cảnh lịch
sử ấy… bà có bằng lòng không?
Bà ấy đến bái lạy mà thưa
Người rằng: “Lạy Ngài, xin cứu giúp tôi!”
Ôi quả là một lời khẩn nài
tuyệt diệu!
Thêm vào những lời đáp lại
trước đó, câu này há chẳng phải là một
lời đáp lại lý do tại sao của chúng ta đó
sao?
Những thử thách của
đức tin, những thử thách của việc cầu
nguyện há chẳng phải là một sự thanh luyện
đức tin và làm tăng giá trị của sức
mạnh cho sự cầu nguyện chân thực. Giữa
người đàn bà Canaan và Đức Giêsu có một quan
hệ mầu nhiệm gây ngạc nhiên trong giây phút ấy:
theo vẻ bề ngoài, đó là mối quan hệ bị phá
vỡ, một lời từ chối, một sự bỏ
rơi... nhưng bên trong những tấm lòng, chính những
kh6 khăn của hoàn cảnh lịch sử làm nẩy
mầm một quan hệ sâu xa nhiều hơn giữa hai
người. Cũng như thế, trên núi; một
đập nước dường như chận dòng
nước lại… nhưng gây ra sự dâng lên cho
đến lúc tạo ra những điều kỳ
diệu.
Còn chúng ta? Chúng ta có biết giải
thích những thử thách của chúng ta không? Thay vì
để chúng ta bối rối bởi những khó khăn,
chúng ta có biết "nâng cấp" mối quan hệ
của chúng ta với Thiên Chúa không? Trước sự
bền đỗ tuyệt diệu này của người
đàn bà ngoại giáo, Thầy chúng ta sẽ đáp lại
gì?
Người đáp: "Không nên lấy bánh
dành cho con cái mà ném cho lũ chó con”.
Quả là khắc nghiệt! Lạy
Chúa, Chúa vừa hóa bánh ra nhiều. Thế mà Chúa từ
khước mẩu bánh nhỏ mà người đàn bà nghèo
khổ ấy cầu xin. Không thể như thế. Hãy
đọc cho đến phần cuối của câu
chuyện này…
Bà ấy nói: “Thưa Ngài, đúng thế,
nhưng mà lũ chó con cũng được ăn
những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống".
Không để cho mình chán nản,
người đàn bà đã nắm lấy trái bóng và với
sự hóm hỉnh, trả trái banh lại cho Đức
Giêsu. Nhưng Đức Giêsu thực ra đã chẳng
muốn cứu giúp người đàn bà ấy hay sao?
Ở Phương Đông gọi một người nào
đó là con chó là một sự nguyền rủa nặng
nề. Nhưng khi dùng chữ chó con Đức Giêsu muốn
gợi ra tính chất của thú nuôi trong nhà, chúng hoàn toàn
thuộc về những thành viên trong nhà như các con cái.
Đức Giêsu đáp: "Này bà, lòng tin
của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ
được vậy". Từ giờ đó, con gái bà
được khỏi.
Rõ ràng đây là chỗ mà câu chuyện
phải đi đến. Một niềm hy vọng to
lớn được mở ra xuyên qua Tin Mừng này
nhờ đức tin của người đàn bà ngoại
giáo ấy. Nếu Đức Giêsu khiêm nhường giới
hạn mình nơi những con chiên lạc của nhà Israel
thì ở đây, Người cho thấy rằng sứ
điệp và ơn cứu độ của Người
là dành cho tất cả mọi người. Và chúng ta
phải để cho chính Tin Mừng tra vấn chúng ta.
Tại sao tôi may mắn có được đức tin?
Tại sao tôi là một người có đặc ân,
được ăn "bánh của con cái Thiên Chúa"? Có
phải tôi không quên, mà quên thì rất thường xảy
ra, đám đông nhiều vô kể đang chờ những
mảnh vụn từ bàn ăn của Thiên Chúa? Mọi
sự tuyển chọn của Thiên Chúa cũng là một
sứ mạng hoàn vũ…
Nếu Thiên Chúa chọn "một số
người", chính là để sai họ đi
đến với mọi người khác. Israel là dân
tộc đầu tiên được chọn, phải là
dân tộc đầu tiên tiếp nhận sự trung tín
tuyệt vời của Thiên Chúa với những lời
Người hứa, không quên mục đích sau cùng: Mọi
người phải được cứu chuộc! “Toàn
cõi đất đều là của Ta. Ta sẽ coi các
ngươi là một vương quốc tư
tế"... cho những người khác (Xh 19,5-6).
|