Người nghèo.
Câu
chuyện Tin Mừng hôm nay rất lạ lùng,và đối
với chúng ta, cũng rất quen thuộc. Nó thuật
lại một cuộc gặp gỡ một người
đi xin xỏ. Thật vậy, người đàn bà Canaan
không xin tiền bạc. Nhưng bà đi xin một ân
huệ. Có những lúc, chúng ta gặp những người
ăn xin, hoặc ở nơi bậc cửa nhà mình
hoặc trên đường phố. Người ta tự
hỏi Đức Giêsu xử sự ra sao trong những hoàn
cảnh như thế.
Đức
Giêsu đã cùng các môn đệ lui về miền Tia và
Xiđon, đó là miền đất của dân ngoại. Dường
như Người lui về đó để nghỉ
ngơi. Tuy nhiên, ngay sau khi đến đó có một
người đàn bà đi theo quấy rầy
Người, xin Người chữa lành cho con gái của
bà.
Phản
ứng của chúng ta thế nào, khi chúng ta gặp một
người nào đó xin xỏ? Tôi nghĩ rằng ít
người trong chúng ta từ chịu bố thí, mà
được như thế thì quá tốt. Thông
thường chúng ta từ chối giúp người khác.
Chúng ta biện minh sở dĩ chúng ta không có khả năng
và tốt hơn hết là không cho họ thứ gì bởi vì
khi cho, chúng ta nuôi dưỡng tâm lý xin xỏ, dựa
giẫm, ỷ lại.
Tuy
nhiên, chúng ta có thể rút ra một niềm an ủi từ
bài Tin Mừng hôm nay. Phản ứng của các Tông
đồ không khác phản ứng của chúng ta. Đối
với họ, người đàn bà Canaan là một kẻ
quấy rầy, phiền nhiễu. Họ chỉ muốn
Đức Giêsu tống khứ bà ấy càng nhanh càng
tốt.
Dĩ
nhiên, phản ứng của Đức Giêsu làm chúng ta
ngạc nhiên. Trước hết, Người không biết
bà ấy. Vì thế, Người từ chối bà và cố
gắng thoái thác. Tuy nhiên bà là một phụ nữ có
rất nhiều quyết tâm và không chịu chấp nhận
một câu trả lời không. Sau cùng, Người phải
thỏa mãn lời cầu xin của bà.
Từ
đó, người ra rút ra điều gì: chúng ta sợ
tiếng kêu của người nghèo. Gặp gỡ với
một người ăn xin có thể là một kinh
nghiệm quấy rầy phiền nhiễu. Nó có thể làm
lộ ra những điều đáng ghét trong chúng ta. Nó làm
nổi lên trong chúng ta những cảm giác mâu thuẫn
về lòng thương xót, bực bội, tức giận
và phạm tội. Chúng ta ghét điều mà chúng ta khám phá
về mình. Và nếu không thận trọng, chúng ta có thể
hướng lòng thù hận về người nghèo bất
hạnh đã dám đến gần chúng ta.
Gặp
gỡ một người nghèo có thể là một kinh
nghiệm làm người ta khiêm nhường bởi lẽ
nó làm chúng ta nhận ra sự nghèo nàn của chính chúng ta. Chúng
ta nhận thức rằng trong lúc người ăn xin
nghèo nàn về mặt vật chất, thì chúng ta nghèo nàn trong
một ý nghĩa khác. Chúng ta nghèo nàn lòng thương xót,
nghèo nàn sự sẵn sàng giúp nghèo nàn lòng thương xót,
nghèo nàn sự xẵng sàng giúp đỡ một
người khác, nghèo nàn khả năng yêu thương.
Tuy
nhiên, dù gặp gỡ một người nghèo có thể làm
phiền chúng ta, nó cũng có thể sinh ra ích lợi. Qua
người nghèo, chúng ta khám phá sự yếu đuối và
thương tật của chúng ta mà xét cho cùng, chúng ta là
như thế. Điều đó có nghĩa là chúng ta không nên
đeo mặt nạ và gán cho mình điều mình không có. Có
như thế, chúng ta mới đạt đến sự
giải phóng nội tâm sâu xa. Nó đặt chúng ta vào sự
tiếp xúc với sự thật về chính mình.
Gặp
gỡ ấy cũng có thể làm thức tỉnh và bộc
lộ tâm hồn. Nó có thể đánh thức trong chúng ta
cảm giác dịu dàng và thương xót, nhân từ và
hiệp thông. Nó cho chúng ta thấy có thể hiện hữu
nhiều hơn, yêu thương nhiều hơn, và dâng
hiến chính mình nhiều hơn. Nó có thể thay đổi
chúng ta. Nó phát huy chúng ta và kêu gọi chúng ta đến
với nhân loại. Vì thế nó có thể dẫn
đến một sự bắt đầu mới.
Và
nó nhắc nhở chúng ta rằng trước mặt Thiên
Chúa, tất cả chúng ta đều nghèo. Vị linh mục
cầu nguyện trong thánh lể với đôi tay dang
rộng. Cầu nguyện trong thánh lễ với đôi tay
dang rộng. Cầu nguyện như thế là biết
rằng trước mặt Thiên Chúa, chúng ta đều nghèo
và chúng ta đặt như cầu hàng ngày của chúng ta vào
lòng thương xót và tình yêu của Người. Vì thế
chúng ta như người ăn mày đưa cái bát
trống rỗng cho những khác qua đường. Thực
tế chúng ta đã nói: “Lạy Chúa, trước mặt
Ngài, con nghèo nàn như một người hành khất”.
|