Mọi người đều
“thuộc về”
(John W. Martens – Văn
Hào, SDB chuyển ngữ)
“Hãy đuổi bà ta đi, vì
bà cứ lẽo đẽo đi theo và quấy rầy chúng
ta” (Mt 15,23)
Có
nhiều người không thuộc về ai, cũng
chẳng thuộc về một tổ chức nào hay
một đoàn thể nào.
Họ thình lình xuất hiện, có thể
chỉ để phá đám, hoặc gây rối. Họ không giống ai, có chăng chỉ là thứ
người ương ương, dở dở. Thiết tưởng rằng, bạn có thể suy
đoán tôi đang nói tới loại người nào. Quả đúng như vậy, rất có thể
trong loại người đó có bạn, và có cả chính
tôi nữa. Giáo hội ngày nay đa phần gồm
những con người chẳng đáp ứng đúng theo quy chuẩn mà các môn đệ đã
đề ra, khi các Ngài nhìn vào người phụ nữ Canaan đã đến xin Chúa chữa lành cho con gái bà bị
quỷ ám. Các môn đệ nói với Chúa hãy
“quát bảo để đuổi bà ta đi, vì bà cứ
lẽo đẽo đeo bám chúng ta mãi”. Tuy nhiên Chúa
đã không xua đuổi, và Ngài nói với người
phụ nữ: “ Ta chỉ
được sai đến với các con chiên lạc nhà Israel”.
Tại sao bà ta không “ thuộc về”? Chúng ta khởi đầu
với 3 lý do: hoặc bà ta chỉ là một phụ nữ,
hoặc bà ta là một người Canaan- gốc dân ngoại, hoặc bà ta chỉ đến
để nhũng nhiễu và gây rối, vì bà cứ đeo
bám một cách dai dẳng . Ấy
vậy mà, một nửa trong chúng ta lại là phụ
nữ, đa phần chúng ta cũng là gốc dân ngoại,
và nói một cách công tâm, tất cả chúng ta đều
đã từng nhũng nhiễu và gây bao phiền toái cho
người khác. Đức Giêsu tuyên bố Ngài
chỉ được sai đến với những con
chiên lạc nhà Israel, không có dân ngoại trong đó. Ngài còn so chiếu người phụ nữ Canaan với một con chó, có
vẻ như thật khinh suốt, nếu đúng ngôn
từ đó ám chỉ đến một con vật quen
thuộc mà người ta vẫn thường nuôi trong nhà. Rõ ràng, người phụ nữ này
không “thuộc về”, nhưng tại sao một kiều
cư gốc dân ngoại lại không được
Đức Giêsu quan tâm đến, khi Ngài
thực thi sứ vụ chữa lành và rao giảng.
Đức
Giêsu đã đến “miền Tyre và Sidon”, một vùng đất
dân ngoại. Chắc chắn Ngài sẽ gặp những
kiều dân ở đó. Điều này đánh
đố chúng ta khi nêu vấn nạn tại sao Đức
Giêsu lại tuyên bố “ Ngài chỉ được sai
đến với các con chiên lạc nhà Israel” , cũng
như Ngài đã từng chỉ thị cho các môn đệ
giống như vậy khi sai các ông đi truyền giáo ( Mt
10,6). Tuy nhiên, chúng ta phải qui chiếu một cách hài hòa
những lời tuyên bố trên với sứ vụ
rộng khắp, mà Đức Giêsu đã chuyển giao cho
các môn đệ trước khi về trời “ Hãy đi làm cho muôn dân trở thành môn
đệ” (Mt 28,19). Điều này gợi
mở cho chúng ta hai thực tại song chiếu trong
lịch sử cứu độ. Một là dòng dõi
Abraham, tức dân Israel-một dân tộc ưu tuyển,
được lựa chọn cách riêng để thực
hiện giao ước thân tình với Thiên Chúa, và mặt khác,
giao ước này trong tương lai sẽ được
dàn trải đến khắp muôn dân.
Ngôn sứ Isaia đã
nêu lên khía cạnh thứ hai này theo
truyền thống cựu ước. Vị
ngôn sứ tiên báo rằng “Những dân ngoại giữ ngày
sabat mà không vi phạm, và những ai tuân thủ giao
ước của Ta, đều được Ta dẫn
lên núi thánh và cho hoan hỉ nơi nhà cầu nguyện
của Ta. Trên bàn thờ của Ta, Ta sẽ ưng
nhận những lễ toàn thiêu và hy lễ chúng dâng vì nhà Ta
sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của
muôn dân” ( Is 56,6-7). Isaia và
nhiều tiên tri khác cũng nói rằng sẽ tới lúc
mọi dân tộc sẽ được đón nhận giao
ước. Điều đó xảy ra bao giờ và
như thế nào, chúng ta phải nhìn xuyên suốt trong lăng kính của lịch sử ơn
cứu độ mới có thể lãnh hội
được. Trong sứ mạng cứu
thế của Đức Giêsu và của cả Giáo hội,
chúng ta sẽ thấy lời tiên báo của Isaia đang
trở thành hiện thực.
Có
thể, thái độ và lời nói của Đức Giêsu
đã chạm đến lòng tự ái của người
phụ nữ Canaan. Nhưng các học trò của Ngài trong khoảnh
khắc lạ kỳ đó của lịch sử cứu
độ, đã khơi dậy lòng tin của bà đặt
để nơi Thiên Chúa, là Chúa của người Israel. Thoạt đầu,
Đức Giêsu đã im lặng, không đáp trả
trước lời cầu ngỏ của người
thiếu phụ. Kế đến Ngài tuyên bố là
Ngài chỉ được sai đến với các con chiên
lạc nhà Israel, với người nhà mà thôi. Và cuối cùng Ngài còn
nói một cách mạnh mẽ thẳng thừng “ Không nên lấy bánh của con cái mà ném cho
chó.” Trong cơn thử thách, người phụ nữ gan
lì này đã không tuyệt vọng, nhưng vẫn tin. Bà ta
vẫn tin chắc chắn rằng Đức Giêsu có
thể ra tay hành động để
cứu chữa con gái bà.
Đức tin của
bà không bị lung lay và chẳng suy
chuyển chút nào.
|