Chúa Giêsu đã thua một
đức tin tuyệt vời
(Suy niệm của
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ)
Thiên Chúa muốn chúng
ta hạnh phúc, Người mang hạnh phúc đến cho
chúng ta, người đàn bà xứ Canaan hiểu điều đó đã tìm đến Chúa! Bà
muốn Chúa Giêsu nhìn đến nhu cầu bà xin cho con gái bà.
Bà muốn Thiên Chúa thể hiện lòng nhân lành đối
với con bà, lời van xin của bà mới đẹp làm
sao: "Lạy Ngài là con Vua Đavít, xin thương xót
tôi!" (Mt 15, 22) Bà coi Chúa Giêsu là Đấng
Messia.
Sự thinh lặng của
Chúa Giêsu
Bà xin
Chúa không trả lời, có phải bà bị miệt thị
không? Chắc chắn là
thế, nhưng bà cứ xin Chúa phải trả lời:
"Thầy chỉ được sai đến cùng chiên
lạc nhà Israel" (Mt 15, 24). Câu này thể hiện
sự vâng phục của Chúa Giêsu được Cha sai
đến cùng dân Israel, và mạc khải cho dân
biết về lòng trắc ẩn của Thiên Chúa
đối với họ.
Lời cầu xin của bà xứ Canaan khó có thế chấp
nhận, nhưng bản chất và tình thương của
một người mẹ bảo bà cứ xin.
Chúng ta
biết, giữa người Do thái và dân ngoại có một
bức tường ngăn cách, thánh Phaolô gọi đó là
"bức tường hận thù" (x. Eph 2, 14). Chính sự ngăn cách này mà Chúa Giêsu
cũng bảo môn đệ đừng đi theo đường của dân ngoại,
cầu nguyện "đừng có lải nhải như
dân ngoại" (Mt 6, 7). Và nếu ai đó muốn nhục
mà người nào trong dân Israel, thì hãy "đối xứ với
họ như dân ngoại " (x. Mt 18,
17), nên không có lạ gì khi môn đệ ngạc nhiên thấy
Thầy tiếp chuyện với người phụ
nữ xứ Samaria dân ngoại. Thế mới biết
người đàn bà xứ Canaan can
đảm biết chừng nào, bà đã vượt qua
tất cả rào cản về tôn giáo, địa lý,
niềm tin, nhất là về thân phận phụ nữ
của chính bà. Vì ngay người nữ Do thái còn không
được nhắc đến trong lời cầu
nguyện, lời chứng của họ không có giá trị
pháp lý, không giải quyết được gì ở nơi
công cộng, huống hồ là đàn bà dân ngoại.
Chúa Giêsu
không đề cập đến những vấn
đề trên. Tuy nhiên, bà
này vượt qua ranh giới dân ngoại, kêu xin một
người Do thái với lòng kính trọng: "Lạy Ngài
là con Vua Đavít" (Mt 15, 22). Có lẽ bà đã nghe nói
nhiều về Chúa Giêsu, trong lòng bà có điều không
biết rõ, phải chăng là hồng ân
của Thiên Chúa.
Nhưng bà biết, theo ý kiến của dân chúng, bà có thể xin
được điều bà cần nơi Đấng
được Thiên Chúa sai đến. Bà liều
đến, Chúa Giêsu không chấp nhận, bà nhờ vả
các môn đệ, khiến các ông phải thưa với Chúa
Giêsu: "Xin Thầy thương để bà ấy về
đi, vì bà cứ theo chúng ta mà kêu mãi"
(Mt 15, 23). Các ông muốn Chúa nhận lời
ngay, Chúa từ chối, bà khăng khăng sấp mình
xuống. Chúa bảo bà, "không nên lấy bánh của
con cái mà vứt cho chó" (Mt 15, 26) để giải thích
lý do tại sao Người không thể nhận lời bà
xin. Bà đáp rằng, "vâng, lạy Ngài, vì chó con cũng
được ăn những mảnh
vụn từ bàn của chủ rơi xuống" (Mt 15,
27). Lời này đã thuyết phục được Chúa
Giêsu, ma quỉ bị trục xuất, con gái bà được
giải thoát.
Lời
bà van xin không được xét đến, xin mãi bị
từ chối, lại còn bị miệt thị như chó. Chúng ta tự hỏi: điều gì
đã khiến cho bà dám làm tất cả? Thưa
vì yêu. Với tình mẫu tử, bà không
đành lòng ngồi nhìn đứa con mình bị ma quỉ
hành hạ, bà đi khắp đó đây tìm thầy chạy
thuốc, vượt qua cả những nơi bị xem là
cấm kỵ. Yêu con, bà chấp nhận tất
cả, không những đến với Chúa Giêsu là
người Do thái, lại còn tin Chúa có quyền năng
thống trị được ma quỉ, tin Chúa có lòng
thương xót sẽ ra tay cứu chữa, tin Chúa có trái tim
rộng mở để không phân biệt người
ngoại, kẻ đạo. Đáng
ngưỡng mộ cho một người mẹ.
Giao ước và đức
tin
Dù bà đã công
nhận kế hoạch của Thiên Chúa, cũng như vai
trò cứu thế của Chúa Giêsu được sai
đến với nhà Israel, nhưng bà hy vọng rằng
sự quan phòng của Thiên Chúa Đấng Cứu Thế
không chỉ liên kết chặt chẽ với Israel, mà còn
trải dài đến mọi dân tộc, kể cả dân
ngoại, "vì nhà Ta là nhà cầu nguyện cho mọi dân
tộc" (Is 56, 7 ) ; để "hết thảy chư
dân hãy ca tụng Ngài" (Tv 66). Bà cũng tin rằng,
những rào cản ngăn cách giữa con người
một ngày kia sẽ được
rỡ bỏ, không còn trở ngại cho việc thi ân giáng
phúc của Thiên Chúa. Bà tin, Chúa Giêsu đã
được Thiên Chúa sai đến như vị Cứu
tinh dân ngoại, bởi bà tin Thiên Chúa đã hành động.
Lời thánh Phaolô chứng tỏ điểu đó:
"Như xưa anh em không tin Thiên Chúa, nhưng nay vì họ
cứng lòng tin, nên anh em được thương xót"
(Rm 11, 32). Tại Nagiaret, Đức Giêsu đã không thể
làm một phép lạ nào vì họ không tin vào Người,
bởi vì họ cứng lòng tin. Người
đàn bà này bằng đức tin đã đến gần
Chúa Giêsu. Bà quả là một người mẹ có lòng
tin tuyệt đối vào Thiên Chúa, bà đã được
Thiên Chúa xót thương (x. Rm 11, 13-15. 29-32)
Bài học cho chúng ta
Chúng ta
học được nhiều điều ở nơi bà
xứ Canaan. Nhờ đức tin của bà, Chúa Giêsu hoàn thành
phép lạ cứu con gái bà. Người ban cho bà
được đồng bàn tình thương của Thiên
Chúa như con cái Cha trên Trời. Được trở nên
con cái Thiên Chúa là ơn gọi của chúng ta! Chúng ta không
bị tách rời khỏi Giao ước ban đầu. Chúa
Giêsu đến để kiện toàn, vì: "Không còn Do Thái
hay Hi lạp; không còn nô lệ hay tự do, không còn nam hay
nữ; vì hết thảy anh em là một trong Đức Kitô
Yêsu"(Gal 3, 28). Thánh Gioan nói với chúng ta rằng chúng ta
có quyền là con. Tất cả những ai đón nhận
Người thì Người ban cho họ quyền làm con
Thiên Chúa (x. Ga 1, 12). Cả chúng ta nữa, chúng ta
được Thiên Chúa Cha mời gọi vào dự tiệc
cưới Con Chiên.
Bánh vẫn luôn luôn là
nội dung của câu chuyện. Bánh được ban cho
dân chúng ăn no nê, thỏa mãn sự thèm
muốn. Bánh đã được ban tặng cho 12 chi
tộc Israel, bánh ấy đã không được chấp
nhận, nay Bánh ấy được ban cho dân ngoại.
Chúa Giêsu là Bánh của con cái Thiên Chúa. Phẩm vị của
những người làm con Thiên Chúa mới đẹp làm
sao.
Chúa Giêsu dạy chúng
ta hãy kiên trì cầu nguyện, như: người bạn
đến quấy rầy xin bánh, bà góa yêu cầu vị
thẩm phán bất lương xử kiện, cụ thể
người đàn bà xứ Canaan đã
chiến đấu và đã chiến thắng. Thiên Chúa vui mừng vì đã có cơ hội
để chịu thua một đức tin tuyệt
vời. Trong đời sống của
chúng ta, chúng ta cũng phải chiến đấu một
trận chiến, ai có đức tin tuyệt vời sẽ
là người chiến thắng. Amen.
|