Bà muốn sao thì được
vậy
Đoạn Phúc Âm
nầy được viết khi trong Giáo Hội đã có
bắt đầu với những người Kitô giáo Do
thái của Đấng Messia, con vua Đavít và rất đông
người Kitô giáo Hy Lạp (ngoại giáo) của
Đức Kitô. Vì số người Do thái Kitô giáo ít còn Hy
Lạp thì đông nên Đức Giêsu trong Phúc Âm và Giáo
Hội là Đức Kitô.
Điểm của
đoạn Phúc Âm là "lòng tin". Không phải do thái hay
dân ngoại. Lòng tin làm phép lạ. Chúa nhậm lời vì
thấy lòng tin. Có lòng tin là tín hữu, là môn đệ, là
được Chúa quan tâm, là được nhậm
lời. Nhưng đức tin phải tự chứng minh
qua nhiêu thử thách. "Thiên Chúa thử thách Abraham đủ
cách để coi ông có thật lòng thờ Chúa hay không".
CHÚ GIẢI
- Có một người
đàn bà Canaan: bà ngoại đạo, không phải Israel.
- Kêu lên rằng:
Lạy Ngài là con vua Đavít, xin thương xót tôi: Kêu theo
kiểu Israel. Bắt chứoc người Israel, họ đang mong đợi một
Đấng Messia, con vua Đavít..
- Nhưng Người không
đáp lại một lời: kêu chưa đúng. Messia
là của Do thái. Bà nầy không phải Do thái. Giáo Hội
không kêu vậy mà kêu "Đức Kitô" của mọi
người không phân biệt Israel hay Hy Lạp (khi viết Phúc Âm thì các
Kitô hữu đầu tiên là Israel rồi Hy Lạp đông dần lên).
- Thầy chỉ
được sai đến với các chiên lạc của
nhà Israel: Con vua Đavít là của Israel, là danh xưng quen thuộc của
ngưòi Israel với niềm hy vọng Người
sẽ tái lập nhà Đavít và một triều đại
thịnh vượng cho Israel.
- Lạy Ngài, xin cứu
giúp tôi: Lời cầu xin mà mọi tín hữu
thường dùng không phân biệt Israel hay dân ngoại. Đúng rồi.
- Không nên lấy bánh
của con cái mà ném cho chó ăn: Thử thách cuối
cùng làm phát sinh đức tin. Thiên Chúa thử thách vì muốn
ban ơn chứ không vì sở thích. Không có lòng tin thì không
thể có gì. Thử thách có bài bản chứ không lung tung
không biết đâu mà rờ. Ngưòi chỉ lập lại
cái cách mà người Do thái coi dân ngoại là chó, heo.
Ngưòi không như vậy. Bà nầy biết nên không tự
ái. Thử thách là để cho thấy đức tin.
Thấy đức tin mới cho.
- Thưa Ngài, đúng
thế, nhưng chó con cũng được hưởng
những mảnh vụng từ bàn ăn chủ rơi
xuống: Chó con sẽ chết. Một cách trả
lời thản nhiên, chấp nhận. Ơn cứu
độ bắt đầu từ ngưòi Do thái, nhưng
không chỉ cho thiểu số Do thái mà phải lan rộng
đến mọi người.
- Lòng tin của bà mạnh
thật: Bà hiểu vấn đề và Lời Chúa và
đã áp dụng đúng. Vấn đề trước
hết là hiểu bản văn Lời Chúa để áp
dụng đúng như Chúa muốn. Đó là tin.
- Bà muốn sao thì
được vậy: Tin sao thì được
vậy. Tin không đúng thì không được. Hãy
để ý điều nầy. Phải hiểu đúng
để tin đúng. Không phải cứ tin mà phải tin cho
đúng.
Cách đọc
Lời Chúa đơn giản nhất và hiệu quả
nhất là nghiên cứu chuyên môn để hiểu đúng
bản văn rồi áp dụng dúng thì chắc chắn
hiệu quả vì là Chúa muốn vậy. Nhưng không
dể. Các công trình nghiên cứu cho tới nay chỉ tham
vọng tìm được nghĩa gần nhất với ý
tác giả Phúc Âm.
Đoạn Phúc Âm
nầy không khó. Điểm cốt yếu dể nhận
ra. Đó là: Lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao
được vậy. Thiên Chúa muốn ban ơn, sẳn
sàng ban ơn. Nhưng điềư kiện rất rõ ràng
là lòng tin. Là điều kiện tất yếu, không thể
thiếu. Là điều kiện đủ không cần gì
thêm. Phải biết đúng diều Chúa muốn để
tin cho đúng và làm cho đúng. Phải nhờ những nhà
chuyên môn hướng dẫn. Nhưng ngừơi ta lại
sợ học Phúc Âm. Tự đọc làm sao hiểu.
Tại sao có hiện tượng "tôn giáo cực
đoan"? Vì hoặc không đọc hoặc tự
đọc không hiểu đúng ý Chúa. Biết đúng ý Chúa
thì tin rất dễ.
Phêrô sợ và chìm. Theo
suy nghĩ riêng thì sợ. Thầy đây đừng sợ.
Suy nghĩ theo ý Chúa thì không chìm. Người Do thái coi
ngưòi ngoại là chó, heo. Nhưng Thiên Chúa thì không. Hiểu
mới tin. Fides clamat intellectum. Intellegas ut credas (Augustin).
Nguời ta không tin vì không hiểu vì con ngưòi có trí khôn
để hiểu. Hiểu mới có xác tín. Phải
chịu khó nghiên cứu. Phải làm hết sức để
hiểu Lời Chúa. Còn lại Thánh Thần sẽ bổ
khuyết cho. Không thể chỉ xin "ban cho con một
đức tin anh dũng" mà có.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con chịu khó
nghiên cứu và suy niệm để hiểu Lời Chúa vì
như thế mới có được lòng tin mạnh
thật và được như ý.
|