ĐIỆN
KHẨN !
S.O.S.,
Help me! Tín hiệu cấp cứu này không
xa lạ gì với con người ngày nay.
Về tâm linh, đường dây nóng
luôn phải “bật đèn đỏ”
để nối kết trực tuyến với
Thiên Chúa mọi nơi và mọi lúc:
“S.O.S.,
lạy Thiên Chúa!”.
Một
buổi chiều nọ,
sau khi giảng dạy cho dân chúng về một
loạt các dụ ngôn, Chúa
Giêsu bảo
các môn đệ cho thuyền sang bờ bên
kia. Đang xuôi chèo, mái, bỗng dưng
một trận cuồng phong nổi lên, gió
tứ bề lồng lộng, sóng vỗ mạnh,
nước tràn vào thuyền đến
nỗi muốn chìm. Trong khi đó, Chúa
Giêsu đang ở đàng lái, vẫn
dựa đầu vào chiếc gối mà
ngủ. Các môn đệ thấy Thầy
“vô tư” thế không biết, nên
họ vội đánh thức Ngài, gọi
giật dậy và hốt hoảng la toáng
lên: “Thầy
ơi, chúng ta chết đến nơi rồi,
Thầy chẳng lo gì sao?” (Mc
4:38).
Có
lẽ chúng ta cũng như các môn đệ
xưa, chứ chẳng “ngon lành” gì
hơn ai, ở ngay bên Thầy Giêsu mà
vẫn chưa thấy an tâm khi gặp giông
tố cuộc đời. Gọi như điện
giật thế thì ai mà chợp mắt
nổi. Ngài thức dậy, rồi ngăm đe
gió, và truyền cho biển phải “im
ngay và câm ngay”. Thế là gió
liền tắt, và biển lặng như tờ.
Đâu
vào đấy rồi, Ngài nghiêm mặt
và nghiêm trách các ông: “Sao
nhát
thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa
có lòng tin?”.
Họ chỉ có nước ngậm tăm chứ
nói chi được. Đúng quá mà!
Cãi gì nổi? Các ông hoảng sợ
– vừa sợ vì thấy phép lạ
vừa sợ vì Thầy mắng thẳng, rồi
họ xì xầm với nhau: “Vậy
người này là ai, mà cả đến
gió và biển cũng tuân lệnh?”.
Theo Thầy bao ngày rồi mà giờ này
còn hỏi nhau “người này là
ai” vậy!
Một
lần khác, sau khi làm phép lạ hóa
5 chiếc bánh và 2 con cá ra nhiều
cho 5.000 người ăn no nê, Chúa Giêsu
bảo các môn đệ sang trước
bên kia bờ
Biển
Galilê, còn Ngài ở lại giải tán
dân chúng. Vài giờ sau, trời đã
tối, các môn đệ gặp bão.
Chúa Giêsu đi trên mặt nước
đến với họ. Các môn đệ
thấy Ngài, nhưng họ hoảng sợ và
bảo nhau: “Ma
đấy!” (Mt
14:26). Có lẽ lúc này Ngài cũng
mắc cười lắm, và rồi Ngài
liền trấn an: “Cứ
yên tâm, chính Thầy đây, đừng
sợ!” (Mt
14:27).
Nghe
vậy, ông Phêrô khoái chí thưa
ngay:
“Thầy
ơi, nếu quả là Thầy thì xin
truyền cho đệ tử đi trên mặt
nước mà đến với Thầy, xin
truyền cho con đi trên mặt nước mà
đến với Ngài”.
Đức Giêsu mời ông: “Cứ
đến!”(Mt 14:28-29).
Ông hăng hái bước ra khỏi thuyền
để đến với Chúa Giêsu,
nhưng
nhìn thấy gió mạnh và sóng
lớn, ông chìm dần. Ông vội kêu
cứu: “Thầy
ơi, xin cứu con với!” (Mt
14:30).
Chúa
Giêsu đưa tay kéo ông lên thuyền
và trách: “Người
đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài
nghi?” (Mt
14:31). Sóng gió bỗng dưng im lặng.
Các môn đệ bái lạy Ngài,
lúc
này mới nói với nhau: “Quả
thật Ngài là Con Thiên Chúa!”
(Mt
14:33). Lòng trí các môn đệ vẫn
ngu muội, chẳng hiểu ất giáp gì
ráo trọi! (x.
Mc
6:52).
Một
lần
nọ, tất
cả các môn đệ đều cuống
cuồng xin Thầy cứu: “Thầy
ơi, chúng ta chết đến nơi rồi,
Thầy chẳng lo gì sao?” (Mc
4:38). Một lầnchính thuyền trưởng
Phêrô kêu cứu: “Thưa
Ngài, xin cứu con với!” (Mt
14:30).
Nghe
những lời kêu cứu đó,tôi
giật mình vì thấy cũng đã
bao lần yếu kém đức tin nên tôi
đã từng hốt hoảng và sợ
hãi trước nghịch cảnh cuộc đời.
Và rồi tôi chợt nhớ tới thảm
họa tàu Titanic, một trong những thảm
họa kinh hoàng nhất thế kỷ XX. Có
lẽ cũng nên nhắc lại lịch sử
một chút…
Đêm
14
rạng sáng
15-4-1912 là
đêm định mệnh của con tàu
Titanic. Tàu
đã
đâm
phải một núi băng và bị
chìm,
với con số thiệt hại nhân mạng
lớn. Số
người sống sót ghi nhận được
chỉ có 710 người sống sót, số
còn lại mãi mãi nằm trong lòng
biển khơi. Nhiều
con số về số người hành khách
và thủy thủ đoàn thiệt mạng
đã được đưa ra. Theo điều
tra của Thượng viện Hoa Kỳ thì số
người thiệt mạng trong vụ này là
1.517 người, còn theo điều tra của
Anh thì con số này là 1.490 người.
Danh
sách hành khách hạng nhất trên
chuyến hải hành đầu tiên của
Titanic gồm các đại gia và nổi
tiếng nhất thế giới.
Nhân
chứng sống cuối cùng là bà
Millvina Dean, sinh ngày
2-2-1912,
người nhỏ tuổi nhất trên tàu
Titanic lúc đó, nhưng cũng đã
qua
đời ngày 31-5-2009, và bà là
hành khách qua đời cuối cùng
của tàu Titanic. Chuyện Titanic đã
được đạo diễn James Cameron dàn
dựng thành phim năm 1997.
Tín
hiệu S.O.S. (Save Our Souls – Xin cứu linh hồn
chúng tôi) không phải là lần
đầu tiên được dùng trong vụ
đắm tàu Titanic, mà đã được
đề xuất lần đầu tiên tại
Hội nghị Quốc tế về Liên lạc
Điện tín trên Biển ở Berlin năm
1906. Nhưng người ta thường nhớ và
cho là từ vụ Titanic. Tín hiệu S.O.S.
hiếm khi được các điện tín
viên Anh dùng, vì họ vẫn ưa
thích mã CQD cũ hơn. Ban đầu sĩ
quan điện tín Jack Phillips sử dụng mã
CQD cho tới khi sĩ quan điện tín Harold
Bride nói: “Dùng
S.O.S. đi, cách mới đấy, và có
lẽ đây cũng là cơ hội cuối
cùng để anh dùng nó”.
Phillips, người đã chết đuối
trong vụ đắm tàu, sau đó dùng
xen lẫn một số thông điệp bằng
S.O.S. giữa những mã CQD truyền thống.
Titanic
nghĩa là “khổng lồ, phi thường”.
Titanic dài 882 feet 9 inches (269 m) và
rộng 92 feet 6 inches (28 m), tốc độ
tối đa 23 knot (43 km/g), là tàu
chở khách vượt đại dương
chạy bằng động cơ hơi nước
đã đi vào lịch sử ngành
hàng hải. Tên
chính thức của nó là RMS Titanic
(Royal Mail Steamer Titanic). Titanic có thể chở
tổng cộng 3.547 người gồm cả
thủy thủ đoàn, và bởi vì
nó có chở thư, tên của nó
được thêm tiền tố RMS (Royal Mail
Steamer) cũng như SS (Steam Ship). Tàu bắt đầu
được đóng năm 1909 và được
hạ thủy năm 1912, là con tàu vĩ
đại, hiện đại, lộng lẫy và
sang trọng nhất thời đó. Titanic mang
theo tham vọng thống trị tuyến đường
biển xuyên Đại Tây Dương của
hãng vận tải biển The White Star Line. Tuy
nhiên, trong chuyến vượt Đại Tây
Dương đầu tiên và cũng là
cuối cùng của nó vào tháng
4-1912, Titanic đã vỡ đôi do đâm
vào một tảng băng trôi.
Titanic
được coi là một đỉnh cao của
kiến trúc hàng hải và là một
tiến bộ công nghệ, và được
tạp chí “The Shipbuilder”nhận định
là “không thể chìm”. Xung quanh
tàu còn được kẻ những hàng
chữ kiêu ngạo và khiêu khích
Thượng Đế!
Và
thảm họa đã thực sự xảy ra!
Một trong những câu chuyện nổi tiếng
nhất là ban
nhạc trên tàu Titanic gồm 8 người,
do Wallace Hartley chỉ huy, tập trung tại khoang
hạng nhất cố gắng giữ hành khách
bình tĩnh và tin tưởng. Sau đó
họ chuyển ra chơi nhạc phía trước
boong. Các thành viên ban nhạc đã
chơi trong buổi cầu nguyện sáng Chúa
Nhật hôm trước, và họ vẫn
tiếp tục chơi cả khi con tàu sắp
chìm.
Một
số nhân chứng nói rằng bài cuối
cùng được chơi là thánh ca
“Nearer, My God, to Thee” (Lạy Chúa, con gần
Ngài hơn). Tuy nhiên, có ba luồng ý
kiến về bài hát này và không
ai biết chắc được chính xác
bài nào, nếu quả thực như vậy,
đã được chơi. Nhạc trưởng
Wallace Hartley đã kể với một người
bạn rằng nếu ở trên một con tàu
sắp chìm thì bài “Nearer, My God, to
Thee” sẽ là một trong những bài
được ông chơi.
Những
người tạo ra tàu Titanic đầy kiêu
ngạo, muốn phủ nhận Thiên Chúa,
nhưng gặp thảm họa thì họ mới
“sáng mắt” và phải kêu
cứu Thiên Chúa: S.O.S.! Con người có
làm được công trình gì, dù
vĩ đại đến đâu, cũng chỉ
là “không” đối với Thiên
Chúa. May mà họ còn kịp nhận
ra Thiên Chúa và tin cậy vào Ngài
trong giây phút cuối đời.
Thánh
Phêrô, người tín cẩn nhất
của Chúa Giêsu đã được
trao trọng trách “chăm sóc các
chiên mẹ và chiên con” (x. Ga
21:15-17), là “trò cưng” của
Thầy Giêsu, luôn cận kề bên Thầy,
tận mắt chứng kiến nhiều phép
lạ, thậm chí vừa mới thấy Thầy
hóa bánh ra nhiều hồi nãy, vậy
mà vẫn chưa đủ tin vào Thầy
mình. Trong giông bão, Giáo hoàng
tiên khởi Phêrô cũng đã
không nhận ra Chúa, và cả các
môn đệ cũng không nhận ra Ngài!
Vì
nghi ngờ, vì thiếu niềm tin, vì thiếu
vắng Chúa trong cuộc đời mà con
người phải gian nan khốn khó bao phen,
thế nnê đã phải bao lần khẩn
cấp nối “đường dây nóng”
với Thiên Chúa. Cuối cùng, có
Ngàirồi thì tất cả đều êm
xuôi: Thầy trò vừa lên thuyền
thì sóng yên, biển lặng.
Chuyện
kể rằng, một người nọ ngủ mơ
thấy mình đi trên bờ biển. Khi
vui mừng thì có hai dấu chân, nhưng
khi đau khổ thì chỉ thấy một dấu
chân. Người này hỏi: “Chúa
ơi, sao khi vui thấy có hai dấu chân,
còn khi buồn chỉ thấy một dấu
chân, Chúa đi đâu?”.
Chúa trả lời: “Khi
vui, con thấy hai dấu chân vì Cha đồng
hành bên con; còn khi buồn, con thấy
một dấu chân vì Cha cõng con trên
lưng”.
Kinh
Thánh đã xác định rạch
ròi: “Đấng
gìn giữ Ít-ra-en, lẽ nào chợp
mắt ngủ quên cho đành! Chính
Chúa là Đấng canh giữ bạn, chính
Chúa là Đấng vẫn chở che, Người
luôn luôn ở gần kề. Ngày sáu
khắc, vầng ô không tác hoạ, đêm
năm canh, vành nguyệt chẳng hại chi.
Chúa giữ gìn bạn khỏi mọi điều
bất hạnh, giữ gìn cho sinh mệnh an
toàn. Chúa giữ gìn bạn lúc ra
vào lui tới, từ giờ đây cho đến
mãi muôn đời” (Tv
121:4-8).
Lạy
Thiên Chúa toàn năng, con thật yếu
đuối và kém lòng tin, thậm chí
có lúc như mất niềm tin vào
Ngài. Xin Ngài thương tha thứ, xin thêm
đức tin cho con, đồng thời cũng thêm
đức cậy và đức mến cho con.
Lạy Thiên Chúa chí thánh, con xin
tín thác vào Ngài, Ngài không
chợp mắt ngủ quên bao giờ, khi thấy
con chìm đắm trong biển đời trần
gian, nhưng Ngài giả đò ngó lơ
là để tôi luyện đức tin nơi
con. S.O.S., lạy Thiên Chúa, xin cứu độ
linh hồn con!
TRẦM
THIÊN THU
|