Chia
sẻ cơm áo – R. Veritas
(Trích trong ‘Sống Tin Mừng’)
Chúng ta không cần
câu truyện nào khác để dẫn vào đoạn Tin
Mừng hôm nay. Các Tông đồ của Chúa lo sợ
trước một thách thức không thể vượt qua
được trên bình diện con người, đó là
5.000 người đàn ông không kể đàn bà con trẻ
đang gặp cảnh đói không có gì ăn, và vào lúc
trời sắp tối, có nghĩa là mọi sinh hoạt buôn
bán giữa người với người dường
như bị đóng lại. Các ông lo sợ và nói theo khuynh
hướng tự nhiên là phủi tay chạy trốn
trước thách thức khóa khăn ấy, từ đó
đổ trách nhiệm cho kẻ khác, và cuối cùng cũng
muốn Chúa Giêsu làm như vậy: “Xin Thầy hãy cho họ
về, hoặc cho họ vào làng để mua gì ăn, vì
trời đã tối và họ có thể kiếm
được gì lót dạ qua cơn đói chăng?”.
Thế giới ngày
nay có rất nhiều tiến bộ, với những phát
minh khoa học kỹ thuật tân tiến, nhưng theo
thống kê của cơ quan lương thực Liên Hiệp
Quốc cho biết, mỗi ngày có khoảng 400.000.000
người phải đi ngũ với bụng đói
không có gì để ăn, và 15.000 người phải
chết đói hằng ngày. Điều này không phải vì
thế giới thiếu tài nguyên, thiếu lương thực,
nhưng vì tài nguyên của quốc gia bị mánh mung, ăn cắp một cách khéo léo bởi
một số người không còn lương tâm.
Chúng ta không cần
dẫn chứng đâu xa, hãy nhìn vào môi trường trong
cuộc sống của chúng ta. Nơi cộng đoàn
chúng ta sinh sống, thử hỏi có bao nhiêu người
đang đói khổ? Bao nhiêu
người trẻ thiếu phương tiện
đến trường học? Bao nhiêu
người bị bóc lột sức lực và làm việc
với đồng lương bất công? Tại Phi Luật Tân 70% dân chúng sinh sống
dưới mức phân biệt nghèo túng. Chúng ta đang
đứng trước những thách thức bao la và có
lẽ cũng muốn bỏ chạy trốn, hoặc
đổ trách nhiệm sang cho kẻ khác với những lý
do an ủi mình như, nhiều người đói khổ
quá làm sao tôi có thể lo cho họ được, sức
tôi có hạn làm sao tôi có thể chia sẻ với từng
ấy người đang cần đến lương
thực để sinh sống.
Thật lạ lùng,
một cộng đoàn đông đến 5.000 người
đàn ông, không kể đàn bà con trẻ mà không còn chút lương
thực, không còn chúng gì để ăn
tối, hay là mỗi người đã đem giấu
phần thức ăn của mình? Hay có thể vì sợ
không đủ cho kẻ khác? Nếu không có
năm cái bánh và hai con cá của một em nhỏ nào đó
thì làm sao Chúa Giêsu có thể nhân thêm để nuôi sống
hàng mấy ngàn người như vậy. Em bé này
đáng được khen ngợi, vì tâm hồn rộng
lượng của em, một tâm hồn đơn sơ không nghĩ ngợi, dám dâng cho Chúa
phần đóng góp nhỏ nhoi của em.
“Chúng con hãy cho họ
ăn”. Đó là mệnh lệnh mà Chúa truyền
lại cho các Tông đồ xưa và cũng là mệnh
lệnh của Chúa cho mỗi người Kitô hữu hôm
nay. Chúng con hãy cho họ ăn, chúng con có trách nhiệm
không thể chạy trốn được, chúng con không
thể phủi tay đổ trách
nhiệm cho kẻ khác. Hãy biêt sống chia
sẻ, đóng góp những gì mình có thể làm để
mưu cầu hạnh phúc cho đồng loại.
Mỗi người hãy thắp lên một que diêm để
làm cho căn phòng đầy ánh sáng, nhất là khi cùng
thắp que diêm đó với Chúa và nhờ Chúa, cộng tác
với Chúa để gìn giữ que diêm đó khỏi gió
thổi tắt.
Thánh Matthêu mô tả
hành động phép lạ của Chúa Giêsu giống như
hành động Chúa cử hành bí tích Thánh Thể với các
Tông đồ trong bữa tiệc ly: “Chúa cầm lấy
bánh, tạ ơn và trao cho các môn đệ để các ngài
đem đi phân phát”. Bí tích Thánh Thể được
gọi là “Bữa tiệc chia sẻ tình yêu, Agapae: Bữa
tiệc bẻ bánh”. Trong thời Giáo Hội
sơ khai, bí tích Thánh Thể là phương tiện hữu
hiệu nhất để giúp cho các đồ đệ có
được sức sống của Ngài, có
được tình yêu và sức mạnh của Chúa.
Đừng chạy
trốn trước sự mời gọi chia sẻ
của anh em. Chúng ta hãy xét lại xem mình
đã cử hành Bí Tích Thánh Thể như thế nào? Bí Tích Thánh Thể có tác dụng thế nào trong
đời sống chúng ta? Bí Tích Thánh Thể
được chúng ta cử hành, chia sẻ trong nhà thờ
và chúng ta có kéo dài nó trong cuộc sống bên ngoài nhà thờ
hay không?
Xin Chúa giúp mỗi
người chúng ta được trở nên giống Chúa
một ngày một hơn nhờ việc lãnh nhận Bí Tích
Thánh Thể, cũng như qua việc chia sẻ sự
sống của Chúa, xin Chúa giúp mỗi người chúng ta
được lớn lên, được trưởng
thành trong đức bác ái, sẵn sàng đóng góp phần
nhỏ của mình để phục vụ anh em, xin Chúa giúp
chúng ta trưởng thành trong Đức tin mà chúng ta chia
sẻ qua kinh Tin kính.
|