Các con hãy cho họ
ăn – Lm Đam. Trần Văn Điều
Trung Hoa và Ấn Độ
là 2 quốc gia có tỷ lệ dân số cao nhất thế
giới hiện nay. Trung
Hoa nhờ áp dụng chính sách kinh tế hợp lý, đang
triển vọng vươn lên thành một nước giàu
có; trong khi đó, Ấn Độ do tài nguyên thiên nhiên không
dồi dào, đường lối kinh tế chưa ổn
định, xã hội quá phân biệt nhiều giai cấp
khác nhau, nên quốc gia còn đang phát triển, đời
sống dân chúng vẫn vất vả lầm than.
Cách
đây vài thập niên, Calcutta khi ấy là một thành
phố đông dân: ban ngày, người nghèo ngồi la
liệt khắp phố, mong chờ lòng rộng rãi giúp
đỡ của khách thập phương; ban đêm,
họ không nơi cư trú phải nghỉ đêm trên các
vỉa hè, hẻm cụt của thành phố. Một nữ
tu trung niên người Albanie vốn đang phục vụ
truyền giáo tại Ấn Độ, đã động
lòng xót thương họ. Đêm ngày đối diện
những cảnh nghèo hèn đau khổ của cư dân thành
phố Calcutta, Chị đã tự hỏi: “Ta phải làm gì
cho đám đông những người đáng thương
này?”. Trở lại nhà dòng, Chị gom
hết số tiền mình có, mua một căn nhà rẻ
mạt và sửa chửa nó thành nơi cư trú qua đêm
cho những kẻ không nhà. Bằng khả năng nhỏ bé
nhưng với tấm lòng quảng đại to lớn,
Chị muốn ra tay làm một cái gì
đó giúp người khốn cùng không còn phải bơ
vơ hiu quạnh nữa.
Không những lo cho họ có chỗ định cư,
lại còn phải tìm nguồn cung cấp lương
thực giúp họ sống qua ngày. Làm thế nào Chị nữ tu ấy- mà sau này
người ta quen gọi là Mẹ Têrêsa- có thể nuôi
đủ 9000 miệng ăn mỗi ngày? Chúa đã
không chịu thua lòng bác ái của Mẹ. Nhiều bàn tay yêu
thương sẵn sàng liên đới công việc từ
thiện của Mẹ: một đôi bạn trẻ
sắp lập gia đình, hy sinh không tổ chức tiệc
cưới dành toàn bộ chi phí giúp người nghèo;
Ủy Ban Nobel trao tặng Mẹ giải thưởng Nobel
Hoà Bình năm 1979; nhiều phụ nữ thiện chí dâng
hiến cuộc đời trong hội dòng Thừa Sai Bác Ái
nối dài việc cứu tế.
Biết nhận ra những người
nghèo đói quanh mình, sẵn sàng giúp đỡ tình trạng
đau khổ của họ là phương thế đáp
ứng lời mời gọi của Chúa: “Các con hãy cho
họ ăn” (Mt 14,16).
A. Tình
trạng đói khát trong cuộc sống.
1. Sách Các Vua quyển thứ II thuật
lại: tiên tri Êlisa, môn đệ thân tín của Êlia,
đến vùng Baal- Salisa rao giảng. Dân chúng hàng trăm
người khát Lời Chúa tuôn đến nghe Êlisa nói
đến nỗi không mang lương thực đi
đường (2V. 4,42-44). Với 20 bánh mạch nha và lúa mì đầu mùa
của một người dâng cúng, Êlisa đã xin Chúa giúp dân
no nê cơm bánh đường dài.
2. Tin Mừng hôm nay (Mt 14,13-21)
cũng cho thấy: đám đông dân chúng từ các thành
thị đến nghe Chúa giảng. Nơi hoang địa
xa nhà, họ không đủ thuận lợi để mua
thức ăn dọc đường.
Với 5 chiếc bánh và 2 con cá của một em bé mang theo
(Ga. 6,9), Chúa đã làm phép lạ hoá bánh và
cá ra nhiều nuôi trên năm ngàn người ăn dư
dả.
3. Cha Mark Linh, SJ. cho biết: Báo Chicago Sun
Times có thực hiện một nghiên cứu thì biết
rằng thế giới hiện nay trên 6 tỉ
người, trong đó hàng đêm khoảng 450 triệu
người đi ngủ (13%) mà bụng vẫn đói
cồn cào. Họ không đủ điều
kiện để có cơm bánh qua ngày, suy dinh dưỡng
trầm trọng.
4. Phi Châu xưa nay vốn là một
lục địa có nhiều quốc gia nghèo đói trong
vùng. Thập niên 1990, nước Rwanda xảy ra tình trạng tranh chấp
giữa 2 sắc tộc: Tutsi và Hutu. Đất đai kém cỏi, hạn hán thường
xuyên, lại thêm cuộc nội chiến phe phái, đời
sống dân Rwanda mỗi ngày một cùng cực hơn. Liên
Hiệp Quốc phải kêu gọi Quốc Tế cứu
đói Rwanda.
B. Giúp
đỡ kẻ khốn cùng: hãy cho họ ăn.
1. Thiên Chúa luôn yêu thương con
người. Ngài không ngừng thi ân
cứu giúp khi con người lâm cơn đói khát.
Ù Nơi sa mạc
nắng cháy da người, dân Do Thái lo sợ đói ăn,
khát uống. Thiên Chúa đã nuôi dân bằng manna và chim cút, Ngài
lại còn cho Maisen cầm gậy gõ vào đá khiến nước
vọt ra tràn trề dân uống thoả thuê (Xh. 16-17,1-6).
Ù Tiên tri Êlia bị hoàng hậu I-de-ven truy
nã vì đã ra lệnh sát hại các sư sãi thần Ba-al.
Trên đường tránh nạn, Êlia khiếp sợ và lo
lắng cho mạng sống mình. Suốt bốn mươi
ngày đi đến núi Khô-rếp, Chúa đã nuôi Êlia
bằng bánh và nước, giúp ông an tâm ẩn mình, tiếp
tục phục vụ Thiên Chúa (1V. 19,1-8).
Ù Sách tiên tri Isaia còn cho thấy: Thiên Chúa
dọn sẵn cho dân Người một bữa tiệc
miễn phí đầy cao lương mỹ vị,
người nghèo khổ đói khát không có gì để
trả cũng được mời tham dự (Is 55,1-3). Bữa tiệc ấy chính là hình ảnh
Nước Trời, nơi con người được
no nê sung mãn mọi sự.
2. Chúa Giêsu cũng thúc giục các Tông
Đồ: “Các con hãy cho họ ăn” (Mt 14,16).
Ngài mời gọi con người hãy quan tâm đến nhu
cầu thiếu thốn của tha nhân.
Ù Thánh Martin
de Porrès: “đứa con bị từ chối” bởi
người cha là một hiệp sĩ Tây Ban Nha. Tuy gia
đình nghèo khổ, mẹ Ngài vẫn kiên tâm giáo dục 2
chị em Martin nên người tốt lành, hữu ích cho xã
hội. Một ngày nọ đi chợ, Martin gặp
người nghèo túng bên đường, Martin đã bớt
xén tiền chợ, bố thí giúp kẻ khốn cùng. Cậu
biết mình cơ cực nhưng nghĩ đến còn
nhiều người khác neo đơn hơn: Martin đã
rộng tay san sẻ cái mình có.
Ù Cơn bão
Katrina 2005 làm nhiều cư dân VN vùng New
Orleans và Bilosi gặp khó khăn. Ngày ngày,
họ nhận hàng viện trợ Red Cross cung ứng, tháng
tháng lãnh phiếu Food Stamps chi tiêu cho qua ngày đoạn tháng.
Bất ngờ vài tháng sau đó, quê nhà Việt Nam bị
cơn bão số 9 tàn phá miền Trung dấu yêu: đồng
hương đất Mẹ không nhà cửa trú thân, mỗi
bữa ăn chỉ được giúp tiêu chuẩn
một gói mì tôm, cơn đói hành hạ thê thảm.
Kiều bào VN hải ngoại đã không ngại đóng góp
tiền của, nhanh tay cứu giúp anh
chị em quê nhà còn khốn khổ hơn nỗi xót xa Katrina
của mình.
Ù Mahatma Gandhi
đã nói: “Theo quan niệm cá nhân tôi, tất cả chúng ta xét
ý nghĩa nào đó đều là tên ăn
cắp. Vì: ta có quá nhiều cái dư thừa
không cần thiết, trong khi người anh em quanh ta còn
thiếu thốn đang cần đến nó. Chúng ta
có vật nào đó không cần, thì vật ấy chính là
của ăn cắp mà chúng ta lấy
từ những người nghèo cần đến nó”.
C. Thiên
Chúa cần những bàn tay cộng tác
của con người.
Tiên tri Êlisa không thể giúp dân chúng vùng
Baal-Salisa thoát khỏi cơn đói lả, nếu không có
người dâng cúng cho tiên tri 20 bánh mạch nha và lúa mì
đầu mùa. Chúa Giêsu muốn giúp cho dân chúng đi nghe Ngài
giảng được ăn no nê, Chúa
mời gọi em bé dâng cúng 5 chiếc bánh và 2 con cá. Ngài
đã thực hiện phép lạ hoá bánh ra nhiều vì yêu
thương con người. Ngài sẵn sàng chúc phúc cho con
người, khi con người biết cộng tác, đóng
góp khả năng mình vào chương trình của Thiên Chúa.
“Thánh ý Ngài là gia nghiệp con mãi mãi…Con hướng lòng
quyết thực thi thánh chỉ, mãi mãi cho đến cùng”
(Tv.118:111-112).
Ù Trong
một lớp Kinh Thánh, khi học hỏi tìm hiểu về
phép lạ hoá bánh ra nhiều, một học viên tân tòng
đã hỏi Cha xứ rằng: “Thưa Cha! Ngày xưa Chúa
đã làm phép lạ nuôi 5000 người ăn, tại sao
thời nay Chúa không tiếp tục làm phép lạ thêm,
để chúng ta khỏi phải đi làm đầu
tắt mặt tối như thế này?”. Cha xứ đã
khéo léo trả lời: “Chúa là Đấng quyền năng,
Ngài vẫn thường xuyên làm phép lạ cho con
người. Ngài vẫn nuôi dân Chúa mỗi ngày
bằng lương thực Lời Chúa và Mình Thánh Chúa.
Nhưng Chúa vẫn muốn chúng ta cộng tác với Ngài vì
nếu Chúa cứ làm phép lạ hoài, con người sẽ
lười biếng, cậy dựa vào Chúa hoàn toàn, không
trưởng thành được”.
Ù Có một
lần đi sang Hoa Kỳ, nghiên cứu cơ sở
để lập các chi nhánh dòng Thừa Sai Bác Ái tại
quốc gia này, Mẹ Têrêsa Calcutta đã tâm
sự: “Nhiều trẻ em sinh sống tại Mỹ không
nghèo vật chất nhưng thật tội nghiệp, chúng
lại nghèo tình thương”. Đời sống sung túc
đưa con người đến tình trạng
hưởng thụ quá đáng, quên cả sự hy sinh
tiết kiệm để chia sẻ cho người nghèo,cộng tác với Thiên Chúa giúp thế
giới này bớt đau khổ hơn.
D.
Lời nguyện kết thúc:
Lạy
Chúa là Thiên Chúa của tình thương, Chúa yêu thương
chúng con quá đỗi, khi tự hiến thân mình làm Bánh Thánh
Thể, bẻ ra nuôi muôn người chúng con được
no nê và được sống dồi dào.
Xin giúp
chúng con luôn liên kết cộng tác với Chúa biết dâng
mọi sức lao công vui buồn cùng
giọt mồ hôi nước mắt làm của lễ dâng
tiến Chúa mỗi ngày. Amen.
|