Thế vận hội
Giả như Chúa Giêsu sống
vào thời buổi hiện giờ, thì có lẽ đoạn
Tin Mừng sáng hôm nay đã có những hình ảnh khác. Thay vì
nói về tay lái buôn
đã hy sinh tất cả để mua cho được
viên ngọc quý, hay bác nông
dân bán cả
gia sản để mua miếng đất cất giấu kho tàng, thì
Ngài sẽ nói về một
lực sĩ bơi lội, đang tham dự thế vận hội, bởi vì anh
ta cũng đã phải sẵn sàng hy sinh tất
cả, chấp nhận một chế độ kiêng khem và
tập luyện nghiêm khắc, với hy vọng
chiếm được
tấm huy chương vàng.
Tại sao tôi
đưa ra hình ảnh của anh chàng
lực sĩ, bởi vì anh
ta cũng có một điểm
chung với
tay buôn ngọc hay bác nông dân; đó
là cả ba đã sẵn
sàng hy sinh
tất cả cho một mục
đích mà họ đã đặt ra ở phía trước.
Điểm chung
này dẫn chúng ta tới
ý muốn của Chúa. Đó là muốn trở nên công
dân Nước Trời, chúng ta phải dấn
thân triệt để, chứ không thể thực hiện mục đích ấy như một việc ngoài giờ, như một việc phụ thuộc hay như một việc có tính cách
tiêu khiển. Chúng ta phải đầu
tư, phải dấn thân vào đó 100%, phải xem đó như nỗi ưu tư số một của cuộc đời chúng ta. Người Kitô hữu phải giống như tay buôn
ngọc, bác nông dân hay anh
chàng lực sĩ, bởi vì nó đòi
hỏi một sự dấn thân trọn vẹn.
Tuy nhiên, có
một điểm khác biệt giữa người Kitô hữu và ba người
kia, như thánh Phaolô đã
diễn tả: Một vận động viên trong thời kỳ tập luyện phải tuân theo kỷ
luật nghiêm khắc, chỉ để được
khoác lên đầu một vòng hoa vinh
quang chóng tàn lụi, còn chúng ta
chịu gian khổ là để
đoạt được
vinh quang tồn tại muôn đời. Đó là điểm khác biệt chính yếu.
Viên ngọc của tay lái
buôn, kho tàng của bác nông dân,
tấm huy chương của anh chàng lực
sĩ, chỉ có giá trị
trong một thời gian ngắn, bởi vì khi giờ
chết đến, tất cả sẽ chẳng còn giá trị
gì nữa. Có chăng thì chỉ là một
phần di sản, một vật lưu niệm cho người còn sống. Nhưng chúng ta, những Kitô hữu thì khác,
khi chết đi thì cửa
Nước Trời sẽ mở rộng để chờ đón chúng ta.
Như thế, chủ đích của đoạn Tin Mừng hôm nay thật là quan
trọng, bởi vì không gì
trên thế gian có thể
chiếm vai trò ưu tiên
hơn Nước Chúa và sự
theo đuổi
của chúng ta để đạt cho được nước
ấy. Bởi vì khi chết, thì điều đáng kể không phải là chúng
ta đã mua sắm được
những gì khi còn sống,
mà là chúng
ta đã trở nên một
con người như
thế nào. Chúng ta đã yêu
thương nhau chưa? Chúng ta đã tha thứ cho
nhau chưa? Chúng ta đã giúp
đỡ kẻ túng thiếu chưa. Chúng ta đã an
ủi kẻ đau khổ chưa? Chúng ta đã dấn thân và trung thành
với Chúa và với nhau
hay chưa? Với sự
trợ giúp của ơn Chúa, chắc chắn chúng ta sẽ làm
được điều
ấy. Bởi vì
nếu không làm được điều ấy, chúng ta sẽ
làm cho Chúa,
cho gia đình
và những người thân yêu thất vọng. Còn bản thân chúng ta kể
như đã thất bại, đã thua lỗ
trắng tay
mất rồi.
|