Kho báu Nước
Trời
(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
Aman là một làng chài lưới. Không có dấu hiệu vật
chất bên ngoài chứng tỏ dân làng Aman giàu có.
Nhưng niềm vui tươi nở trên mặt, chứng
tỏ cái nghèo vật chất không ngăn cản họ
sống hạnh phúc thật sự. Phải, tất cả
mọi người trong làng đánh cá này đều
sống trong an vui.
Nhưng rồi một ngày kia,
hai anh em đánh cá trong làng là Sô-Pốt và Sô-Pa lưới lên
một thùng rất nặng. Khi thuyền
về đến bờ, họ tò mò mở nhanh thùng ra và
rất đổi ngạc nhiên, khi thấy thùng chứa
đầy những viên ngọc quý. Hai anh em không
biết làm gì với kho tàng, bèn bàn nhau đến hỏi ý
kiến nhà hiền triết A-ki-an sống gần bên.
Sô-pốt hỏi:
- “Thưa
ngài, chúng tôi phải làm gì với những hạt ngọc
này?”. Số lượng đủ
để phân phát cho dân trong làng chúng tôi, mỗi
người một hạt và như thế mỗi
người chúng tôi sẽ trở thành giàu có.
Nghe thế nhà hiền triết liền
trả lời cách khô khan:
- Hãy
đem đổ lại xuống biển!
Anh chị em thân
mến,
“Thưa ngài chúng tôi
phải làm gì với những hạt ngọc quý này?”. Câu hỏi của hai anh em Sô-pốt và Sô-pa
làm cho chúng ta nghĩ ngay đến câu hỏi của chàng
thanh niên giàu có trong Tin Mừng: “Thưa Thầy, tôi phải
làm gì để được sống đời
đời?”. Giống như câu trả
lời của nhà hiền triết trong câu chuyện, Chúa
Giêsu không đề nghị với chàng thanh niên hãy lo tích
chứa của cải thêm để được
hạnh phúc, nhưng Ngài bảo phải về bán đi
tất cả những gì anh có rồi đến theo Ngài. Ngài là tất cả.
Có Ngài là có được tất cả.
Ngài là hạnh phúc.
Chàng thanh niên giàu có
không dám bán những gì anh sở hữu mà cho người
nghèo, rồi theo Đức Giêsu. Anh
chưa hiểu được rằng tình bạn với
Đức Giêsu chính là viên ngọc quý, chính Ngài là sự
sống đời đời mà anh đang mong mỏi kiếm
tìm (Mt 19,16-22). Bởi vậy, anh không dám
bỏ sự an toàn hiện tại của mình để
đi theo một Đấng không có chỗ ngả
đầu (Mt 8,20). Anh
sợ mình “thả mồi bắt bóng”.
Trong dụ ngôn Chúa
Giêsu vừa kể cho chúng ta hôm nay, chúng ta thấy
người nông dân nghèo tình cờ tìm được kho báu
trong ruộng cũng như người buôn ngọc bất
ngờ tìm được một viên ngọc quý, cả hai
lật đật hối hả trở về nhà, trong
đầu chỉ mang một ý nghĩ duy nhất là
phải mua ngay, nếu không sẽ lỡ cơ hội ngàn
vàng. Và để mua ngay thì phải bán ngay
lập tức những gì mình đang có. Như
thế, kho báu thật có giá trị hơn gấp bội nhà
cửa, tài sản của anh nông dân; viên ngọc quý làm át
đi vẻ ngời sáng của những viên ngọc
người thương gia hiện có. Kho báu
và viên ngọc có một sức hấp dẫn kỳ
diệu. Từ ngày gặp
được, cả hai thấy mình phải hciêm1 lấy,
dù phải đánh đổi bắng tất cả tài
sản của mình.
Cả hai
người bán tất cả những gì mình có,
người buôn ngọc chắc chắn phải bán
nhiều hơn anh nông dân nghèo, nhưng cả hai đều
phải bán tất cả. Bán “cái tất cả
cũ”để mua được kho báu và ngọc quý là
“cái tất cả mới”. Chỉ
cần được “cái tất cả mới”này là
cả hai người được mãn nguyện, cuộc
đời không còn như xưa nữa. Chính
vì thế, việc bán cái cũ không diễn ra trong nuối
tiếc và dằn vặt, nhưng trong niềm vui chan
chứa. Tuy nhiên, người ngoài có
thể không hiểu nổi thái độ của hai
người. Một thửa đất, một viên
ngọc: có cần mất tất cả để mua
được không? Cuối cùng, chỉ ai
thấy mới hiểu được.
Đức Hồng Y
Martini thường hay kể câu chuyện sau đây mà Ngài
lấy làm tâm đắc: Có người đến gặp
vị ẩn tu trong sa mạc và hỏi: “Thưa cha, cha là
người có nhiều kinh nghiệm, xin cha giải thích cho
con rõ, tại sao có nhiều người trẻ vào tu trong sa
mạc này, nhưng sau đó lắm người bỏ
về, và có ít người bền đỗ?”. Khi ấy,
vị ẩn tu trả lời: “Chuyện này giống
như một con chó đuổi theo
một con thỏ, vừa đuổi vừa sủa inh
ỏi. Nhiều con chó khác nghe nó sủa và thấy nó
chạy, liền chạy theo. Chẳng bao lâu, những con sau này đều
mệt lả và ngừng lại. Chỉ có con chó
đầu tiên, lúc nào cũng tiếp tục chạy cho
đến khi bắt được con thỏ, còn những
con chó kia không thấy! Vị ẩn tu
muốn nói rằng, chỉ có người nào thấy
được Đấng mình theo
đuổi, người ấy mới dám theo Đấng
ấy tới cùng, dù phải chịu nhiều hy sinh từ
bỏ”. Vậy vấn đề chủ yếu ở
đây là: chúng ta có thấy Nước Trời, là kho báu hay
có thấy Đức Kitô là viên ngọc quý không? Nếu chúng ta thực sự thấy và xác tín
như vậy, thì việc từ bỏ mọi sự chúng
ta có, sẽ dễ dàng hơn.
Nhưng, thưa anh
chị em, làm sao chúng ta có thể thấy Nước
Trời là kho báu khi chúng ta vẫn bị giam hãm trong cái
thế giới khả giác này, khi thế gian hằng
dạy cho chúng ta biết kho báu duy nhất là tiền
của, quyền lực và khoái lạc? Làm sao
chúng ta có thể thoát ra khỏi lối đánh giá của
người đời và cảm nếm được
tính ưu việt của Nước Trời?
Có một
người đã sẵn sàng bán tất cả của cải,
vật chất cũng như tinh thần, để
được Đức Kitô: Thánh Phaolô. Ngài đã nói: “Tôi
coi tất cả thiệt thòi, so với mối lợi
tuyệt vời, là được biết Đức Kitô
Giêsu, Chúa của tôi, vì Ngài, tôi đánh mất hết, và tôi
coi tất cả như đồ bỏ, để
được Đức Kitô và được kết
hợp với Ngài” (Pl 3,8-9). Thánh Phaolô đã từ bỏ
mọi sự vì đã cảm nghiệm được kho
báu lớn lao và quý giá mà ngài lãnh nhận.
Thì ra Nước
Trời mới thật là kho báu, là viên ngọc mà con
người đáng bỏ công đi tìm kiếm và sẵn
sàng từ bỏ tất cả để chiếm cho bằng
được. Đây mới là sự khôn ngoan đích
thực đem lại hạnh phúc vĩnh cửu (x. 1V 3,4-14) “Được lời lãi cả
thế gian mà mất sự sống đời đời
thì được ích gì?”. Vấn đề đã rõ ràng. Công việc quyết định lựa chọn
dứt khoát chỉ còn tuỳ ở mỗi người
chúng ta. Hãy chọn cho đúng thứ
thiệt. Hãy chọn cho kịp thời, kẻo
trễ mà “mất cả chì lẫn chài”khi mẻ
lưới đã được kéo lên bờ và số
phận của những con cá đã được
quyết định, không thể thay đổi
được nữa, như trong dụ ngôn kết thúc Tin
Mừng hôm nay.
|