Đức Kitô quấy rầy nhân loại – Achille Degeest
(Trích trong
‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)
Một trong
những đặc điểm của Thiên Chúa hằng
sống là Ngài quấy rầy mọi thái độ cầu
an, mọi nguyên trạng, mọi ổn định.
Lịch sử dân Israel cống hiến những thí
dụ thường trực. Hết mọi trang của Phúc
Âm thúc đẩy không cho con người an cư trong
cuộc sống trần thế; dĩ nhiên, hai chân
đạp đất vững chắc, con người
ấy được mời gọi tiến bước
về một mục tiêu siêu việt. Thiên Chúa hiện
diện kề cận nhân loại đến nỗi Ngài xáo
trộn con người, cách nhìn và đánh giá sự vật,
cách định hướng cuộc đời của nó.
Một người sống cuộc đời bình
thường, ngăn nắp, bảo đảm, danh giá,
rồi bỗng chốc một ơn lạ thường
đảo lộn tâm trí, óc phán đoán, lòng dạ anh ta,
như thể anh vừa mới khám phá một kho tàng quý giá
dưới chân mình. Đó là thánh Phanxicô người Assisi, từ bỏ mọi của
cải để đi theo Đức Kitô. Đó là
người thanh niên hay người thiếu nữ hy sinh
một tương lai nhân loại thấy trước
được là bảo đảm để bước
vào một cuộc phiêu lưu tự hiến cho Thiên Chúa
trong việc phục vụ con người. Phúc Âm
đưa vào trong lòng nhân loại một cách phán đoán giá
trị sự vật mới.
1) Phúc Âm xét lại giá trị
của tất cả mọi sự. Sự phê phán nhân loại về
cuộc sống tự nhiên thiên về việc an
định trong trật tự, trong hoà hợp các
tương giao. Rồi bỗng trong cái trật tự và hoà
hợp ấy, Phúc Âm đem vào một yếu tố thay
đổi tất cả, gây nên căng thẳng và cả
chống đối nữa. Người ta có
được sung túc vật chất, được
tiện nghi gia đình, được ích gì nếu phải
mất linh hồn? Phúc Âm đem vào một trật tự
mới và một quy luật tương giao nhân loại
mới, dựa trước hết vào Thiên Chúa; lập
tức mọi sự mang một chiều hướng
mới, một giá trị mới. Việc này
đương nhiên gặp sự kháng cự của con
người và do đó có nhiều trường hợp xung
đột. Quả thực, Đức Kitô gây xáo trộn
sâu xa cho mọi tầng lớp nhân loại.
2) Kho tàng tìm thấy trong ruộng
đáng cho người ta bán tất cả của cải
để mua lấy nó.
Phúc Âm xét lại giá trị của tất cả vì
đối lại với những gì chóng qua, Phúc Âm
đề ra cái tuyệt đối. Không phải chỉ có
việc thay đổi 1 mức giàu sang để lấy
một mức cao hơn. Đây là việc đặt
của cải chóng qua bên dưới của cải tối
cao, của cải chóng tàn bên dưới của cải
vĩnh cửu. Một thí dụ: trong xã hội tiêu thụ,
phải chăng không cần bắt các động lực
sản xuất lệ thuộc các luật lệ công
bằng, làm sao cho lo âu chính của những người có
trách nhiệm không phải là lợi tức trên hết
nhưng, là con người và nhân phẩm. Nhiều
người Kitô hữu xác tính như vậy và tìm tòi cách
thức hành động. Điều chính yếu là xác tính vì
chứng tỏ rằng đã bắt đầu tìm thấy
kho tàng ẩn dấu trong ruộng. Làm sao để đào
lấy kho tàng ấy? Mỗi người hết sức
theo cách mình cộng tác với người khác để gia
tăng hiệu năng. Ước gì các Kitô hữu là những
kẻ trong thế giới ngày nay biết đặt thái
độ duy vật tiêu thụ xuống hàng dưới
để đào lấy được các kho tàng công lý và
tình thương.
|