Cái cũ và
cái mới –
John. W. Marteus
(Văn Hào, SDB chuyển ngữ)
Trong các câu chuyện thần thoại và
cổ tích, người ta thường nhắc đến
3 điều ước. Ước muốn sở
đắc một cái gì hoặc ước muốn
được toại nguyện một công việc gì, là
mong ước chung của con người ngày xưa
cũng như ngày nay. Trong chuyện thần thoại, sau khi
lựa chọn những điều mình ước, sự
thật sẽ phơi bày ra. Bài học cho thấy,
đạt được ước nguyện không dễ
dàng gì. Sách các vua quyển thứ nhất giới thiệu
với chúng ta một trạng huống gần giống
như trong truyện cổ tích, nhưng nhân vật chính là
vua Salomon, một vị vua trẻ rất khôn ngoan. Thiên Chúa
hiện ra với Salomon trong một giấc mơ giữa
đêm khuya và nói với ông “Hãy xin ta một điều
ước, và ta sẽ ban cho”. Bởi lẽ, Salomon là
một con người khiêm tốn thẳm sâu, và có lòng yêu
mến Thiên Chúa, nên ông ta tuyên bố mình chỉ là tôi tớ
của Chúa. Ông chỉ xin cho mình một điều
ước giản đơn, đó là được khôn
ngoan để lãnh đạo dân, và để biết phân
định đâu là tốt, đâu là xấu. Vị vua
Israel này chỉ có một ước muốn duy nhất là
có được khả năng để phục vụ
Chúa và dân của Ngài.
Vua Salomon đã phân định, không phải
chỉ là những ước mơ hời hợt và nông
nổi, nhưng là một mong ước sâu xa tận
đáy lòng để biết quy thuận ý Chúa. Ông được
ban sự khôn ngoan để có thể thấy
được điều gì là tốt nhất cho
đất nước của ông, cho dân của ông, cũng
như đó là điều tốt nhất cho chính ông. Salomon
đã không cảm nghiệm trước được
niềm vui do ân ban này, và ông chỉ nếm trải khi
niềm vui đó đã đã tròn đầy. Đứng
trước lời cầu xin của Salomon, Thiên Chúa đã
ban cho ông một “đầu óc khôn ngoan và biết phân
định tốt xấu”. Ngài còn ban cho ông ấy 2
điều khác “Ta sẽ ban cho con cả những
điều con không xin, đó là sự thịnh vượng
và được kính phục trong suốt cả
đời”, và “Nếu con bước đi trong
đường lối của Ta, tuân giữ những thánh
chỉ và nhưng huấn lệnh của Ta, như Đavid
thân phụ ngươi đã tuân hành, thì Ta sẽ cho con
được trường thọ” (1V 3,13).
Salomon đã biết nhận ra những giá
trị khác cao quý hơn của cải trần thế. Khi
gặp cảnh huống tương tự, có lẽ chúng ta
vẫn thích cầu xin cho mình được giầu sang,
được phú quý, được sống lâu, và khi
đã trải nghiệm cuộc đời với những
suy nghĩ chín chắn hơn, chúng ta mới tìm kiếm
sự khôn ngoan và sự minh mẫn. Vương quốc
của Salomon, tuy giàu của cải, nhiều sự kính
phục dành cho ông và ông sẽ được sống lâu,
vẫn là một vương quốc thuộc trần
thế và qua mau, sớm muộn cũng sẽ lụi tàn. Vì
vậy việc Salomon tìm kiếm sự khôn ngoan khai mở
cho chúng ta một hướng đích khác để nhắm
đến. Nếu sự khôn ngoan trần thế là một
điều đáng mơ ước, thì tại sao chúng ta
lại không ước mơ đến một sự khôn
ngoan khác - Sự khôn ngoan trong vương quốc vĩnh
cửu?
Trong hai dụ ngôn mà Thánh Matthêu nói tới hôm
nay, Đức Giêsu giới thiệu cho chúng ta sự khôn
ngoan mới mẻ này “ Nước Trời giống như
một kho tàng được chôn giấu trong ruộng. Có
người đã tìm thấy và đem giấu đi.
Rồi anh ta vui mừng đem bán tất cả của
cải anh có để mua cho được khu ruộng
ấy. Thế rồi, Chúa Giêsu lại nói tiếp “
Nước Trời giống như một thương gia
đi tìm ngọc quý, khi đã tìm được, anh ta
đã bán tất cả tài sản để mua viên ngọc
quý đó”.
Hai dụ ngôn này đề cập đến
hai khía cạnh: Một là giá trị lớn lao của kho
tàng chôn trong ruộng hay giá trị của viên ngọc quý, mà
Nước Trời được sánh ví, hai là ước
muốn của những con người tìm ra kho báu hoặc
viên ngọc đã dám bán tất cả để mua cho
được cái mình đã tìm thấy. Cả hai khía cạnh
này đều rất quan trọng. Điều đầu
tiên, chúng ta có nhận ra vương quốc nước
trời vượt trên những giá trị trần thế
hay không, và thứ đến, chúng ta có dám bán mọi sự
để tậu cho được điều chúng ta
đã khám phá ra không.
Cũng giống như sự khôn ngoan, không phải
giàu sang, danh vọng hay trường thọ, Vương
quốc Nước Trời có thể được chia
sẻ cho người khác mà không bị mất đi hay
bị suy giảm. Luôn luôn, sự khôn ngoan lúc nào cũng
dồi dào để ta có thể sẻ chia, có thể ban
tặng, có thể đổi trao. Đó là lý do tại sao, anh
thương gia và người phú hộ dám liều bán
tất cả để mua điều quý giá đã tìm
thấy. Đó là một hình ảnh xem ra có vẻ khôi hài và
cũng rất táo bạo, cũng như bạn bán một
cái gì đó để có thể tậu lại, làm sở
hữu cho riêng mình. Tuy nhiên, Vương quốc Nước
Trời vẫn không bị suy giảm hoặc mất
đi, sau khi bạn bán mọi thứ để tậu nó
lại, đồng thời người khác vẫn có
thể mua nó. Điều lạ lùng nhất, là sau khi
bạn mua lấy Nước Trời, niềm vui của
việc mua bán vẫn không bị vơi mất.
Người mua sẽ chẳng bao giờ phải hối
hận.
Đức Giêsu đã kết thúc hai dụ
ngôn bằng câu hỏi, xem những học trò của Ngài có
hiểu những điều Ngài giảng dạy hay không.
Họ trả lời rằng có. Tuy nhiên, Ngài đã tóm
kết 2 dụ ngôn bằng 1 dụ ngôn ngắn khác. Ngài nói
“ Bất cứ kinh sư nào đã được học
hỏi về Nước Trời, cũng giống như
chủ nhà kia lấy ra từ trong kho tàng của mình cả
cái mới lẫn cái cũ.”
Quả vậy, Đức Giêsu đã
hướng dẫn các môn đệ của mình vào trong
kỷ luật. Lời giáo huấn của Ngài tự nó là
một kho tàng, nhưng cái gì là mới và cái gì là cũ?
Đa phần các học giả đồng ý cho rằng
sự khôn ngoan theo Kinh Thánh Cựu ước là cái cũ,
còn sự khôn ngoan của Đức Giêsu thì mới. Còn chúng
ta, chúng ta được mời gọi hãy khám phá ra kho tàng
quý giá từ cả hai.
|