Sự kiên nhẫn và bao dung
của Thiên Chúa
(Suy niệm của Jos. Vinc. Ngọc Biển)
Trong
cuộc sống, chúng ta thường xuyên đặt ra cho
mình thắc mắc hay được nghe những chất
vấn của rất nhiều người như: “Tại
sao Thiên Chúa lại để cho người dữ sống
chung với người lành mà không tiêu diệt nó đi?”;
hay “Tại sao kẻ ác lại gặp được may
mắn, còn nhiều khi người tốt lại gặp
phải thất bại?”; và “Trước thực trạng
đó, chúng ta cần phải có thái độ nào? Có
được phép tiêu diệt kẻ dữ để làm
cho Giáo Hội được trong sạch không?”.
Hôm
nay, chúng ta sẽ tìm thấy câu trả lời cho những
vấn nạn trên qua ý nghĩa của ba dụ ngôn, đó
là: dụ ngôn hạt giống và cỏ lùng, dụ ngôn
hạt cải và dụ ngôn men bánh.
Qua
ba dụ ngôn trên, ta thấy rất rõ cách hành xử của
con người và Thiên Chúa hoàn toàn khác nhau. Cũng
qua bài học của ba dụ ngôn trên, mỗi người
chúng ta cần phải có thái độ sao cho phù hợp
với thánh ý Thiên Chúa.
Trước
tiên, chúng ta cùng xem cách hành xử của con người
như thế nào?
1. Cách hành
xử của con người
Vì mang trong mình sự hữu hạn của
loài thụ tạo, nên chúng ta không thể thoát ra khỏi
sự yếu đuối, bất toàn của kiếp nhân
sinh.
Tuy nhiên, thay vì cần có thái độ khiêm nhường
như Đức Mẹ, thánh Phêrô, Phaolô, Âu tinh...,
để tạ ơn Chúa và sửa sai hầu
được tốt lành hơn, hay sẵn sàng cảm
thông cũng như chia sẻ, nắm lấy tay nhau, dìu nhau
đứng dạy và hướng tới sự thánh
thiện, thì chúng ta nhiều khi chẳng khác gì những
đầy tớ của ông chủ trong “dụ ngôn cỏ
lùng”, luôn tìm cách triệt hạ những kẻ yếu
đuối và bất toàn, để muốn giải
quyết cho nhanh hầu được yên thân, xong
chuyện: “Vậy ông có muốn chúng tôi nhổ cỏ đi
không?”.
Thật
vậy, đã nhiều lần chúng ta không đứng
về phía bao dung để tha thứ, mà lại cảm
thấy khó chịu và đòi hỏi mọi người
phải thánh thiện, tốt lành, trong khi đó, chúng ta không
hề xắn tay áo lên để cùng nhau giải quyết.
Thái độ của chúng ta là như thế
đó.
Luôn muốn loại bỏ cái xấu cũng như cả
con người xấu cùng lúc. Tuy nhiên, xem ra
thái độ này không được đảm bảo,
bởi lẽ không hợp với thánh ý Thiên Chúa muốn.
Vậy ý muốn và cách hành xử của Thiên
Chúa là gì?
2. Cách hành
xử của Thiên Chúa
Qua
dụ ngôn cỏ lùng, Đức Giêsu muốn giới
thiệu cho chúng ta về bản chất của Thiên Chúa là:
“Ðấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận
và giàu tình thương” (Tv 103, 8).
Vì
bản chất của Thiên Chúa là yêu thương, tha
thứ và kiên nhẫn, nên trong mọi hoàn cảnh, biến
cố, dù chúng ta suy nghĩ cách nào, tiêu cực hay tích
cực, Ngài luôn tìm cách và dịp thuận tiện để
hướng dẫn, dạy dỗ nhằm thể hiện
tình yêu thương của Ngài và mong muốn chúng ta quay
về để được tha thứ, yêu
thương. Bởi vì “Ngài ghét tội chứ
không ghét kẻ có tội”. Nên khi nghe đầy tớ
đến xin cho phép được nhổ cỏ lùng ngay
lập tức, thay vì thái độ ưng thuận, ông
chủ đã ngăn chặn ngay và nói: “Đừng, cứ
để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt...
sợ rằng khi nhổ cỏ lùng, các anh làm bật luôn
rễ lúa”. Cách hành xử này hoàn toàn khác với cách hành
xử của con người mà chúng ta đã tìm hiểu
ở trên.
Thật vậy, Nước Thiên Chúa đã
đến nơi hành động của người gieo
hạt. Tuy nhiên, Nước ấy
được lớn lên ngay trong những thử thách qua
hình ảnh cỏ lùng và lúa ở cùng với nhau, trà trộn
vào nhau. Thời gian từ lúc gieo cho đến lúc
gặt chính là thời gian kiên nhẫn chờ đợi
của Thiên Chúa trong sự bao dung, nhẫn nại,
để chờ đợi con người sám hối, ăn năn.
3. Sứ
điệp Lời chúa và thái độ của chúng ta
Lời
Chúa hôm nay muốn mời gọi chúng ta cần phải có
thái độ như Thiên Chúa là: hiền từ, nhân hậu,
bao dung và kiên nhẫn, để chịu đựng
những điều xấu của người khác và
dần dần tìm cách để hoán cải họ nhờ
ơn Chúa Thánh Thần. Đồng thời cảnh tỉnh
chúng ta tránh cho xa thái độ của những đầy
tớ là ích kỷ, nóng vội, bảo thủ và bất bao
dung.
Tại sao vậy? Thưa, vì chúng ta
cần phải nhìn nhận rằng: “Kẻ dữ
người lành đều là con cái Chúa, được Chúa
thương yêu tất cả, chúng ta cũng phải
thương yêu nhau và phải có thái độ khoan dung”
(thánh Augustinô).
Thật
vậy, Thiên Chúa là Đấng: “... cho mặt trời
chiếu soi kẻ dữ cũng như người lành, và
cho mưa trên người công chính cũng như kẻ
bất lương”.
Khi
Thiên Chúa mời gọi chúng ta trở nên hiền từ, nhân
hậu và kiên nhẫn, ấy là lúc Ngài muốn chúng ta có
sự bình tâm để được thanh thản ngay
trong những thử thách do người anh chị em chúng ta
gây nên, đồng thời đợi chờ để
kẻ tội lỗi có cơ may quay trở lại. Thật vậy, "Nước trời giống
như hạt cải người kia gieo trong ruộng mình.
Hạt đó bé nhỏ hơn mọi thứ hạt
giống, nhưng khi mọc lên, thì lớn hơn mọi
thứ rau cỏ, rồi thành cây, đến nỗi chim
trời đến nương náu nơi ngành nó"; hay
"Nước trời giống như men người
đàn bà kia lấy đem trộn vào ba đấu bột,
cho đến khi bột dậy men" là bằng chứng
cho thấy thành công của sự kiên trì và chờ
đợi trong hy vọng.
Mặt
khác, Lời Chúa hôm nay cũng cho chúng ta thấy rằng:
không vinh quang nào mà không có thánh giá. Không thành không
nào lại thiếu mồ hôi và nước mắt. Vì
thế, chúng ta phải luôn tỉnh thức và chiến
đấu, nếu không kẻ thù là ma quỷ sẽ
tiến lại và thỏa sức gieo cỏ lùng là tội
lỗi... vào trong mảnh đất tâm hồn, hầu làm
cho lương tâm chúng ta nhuốm màu đen tối của
sự ác...
Làm
được điều đó, chúng ta phải trở nên
khiêm tốn để lắng nghe Lời Chúa hướng
dẫn chứ đừng có tai mà không
nghe, có mắt mà không thấy.
Lạy Chúa Giêsu, xin
cho chúng con đừng rơi vào thái độ khó chịu,
bất mãn về những khuyết điểm nơi anh
chị em. Xin cho chúng con nhận ra sự nhẫn nại
của Thiên Chúa. Đồng thời biết phản ánh tình
yêu của Thiên Chúa qua hành động, lời nói và thái
độ của chúng con. Amen.
|