Cánh đồng truyền giáo
Mầu
nhiệm Giáo Hội phong phú và phức tạp đến
nỗi không thể tóm gọn vào trong một công thức. Hơn nữa, vì một
mầu nhiệm trong khi ngôn ngữ loài người lại
phát nguyên từ kinh nghiệm giác quan, nên không thể nào có
khả năng để diễn tả cho thoả đáng
được. Vì thế, Kinh Thánh và
truyền thống phải nhờ đến những
biểu tượng để diễn tả một nội
dung vượt hẳn lên trên khả năng diễn
đạt của lời nói. Chính Chúa
Giêsu cũng đã dùng đến phương pháp này trong các
dụ ngôn của Ngài. Quả thật, Thánh Tôma Aquirô
nhận định là: Chính qua trung gian của cảm
giới mà chúng ta có thể vượt tới thần
giới. Trong Kinh Thánh, các nhà chú giải đếm
được hơn 80 hình ảnh chỉ về Giáo
Hội. Hôm nay, Đức Giêsu liên tiếp dùng ba dụ ngôn
cỏ lùng , dụ ngôn hạt cải và dụ ngôn men trong
bột để diễn tả những khía cạnh khác
nhau của Nước Trời, của Giáo Hội chúng ta.
Vốn suất thân
từ Vùng thôn dã, Đức Giêsu đã dùng nhiều ví
dụ đượm sắc thái nông thôn .
"Về nước trời cũng tựa như
người kia gieo giống tốt vào ruộng mình'' (Mt 13,24). Điều này chỉ nhằm diễn
tả Giáo Hội là một thực tại trãi rộng trong
không gian và thời gian, trong đó có những mảnh
lực thù nghịch chống đối nhau nguyên do là
"kẻ thù của ông đến gieo cỏ lung vào ngay
giữa lúa''. Và thực tế cho thấy bao giờ Giáo Hội
cũng có cỏ lùng chen lẫn và
thật khó nhận diện đâu là cỏ lùng, đâu là
lúa, ai là kẻ dữ, ai là người lành. Thiên
Chúa vẫn có thể dùng những biện pháp cứng
rắn, khắt khe, cường bạo như nhổ
cỏ lùng từ ngay lúc này, ngay lúc còn nhỏ. Nhưng Ngài không làm thế, vì có thể khi nhổ
cỏ "Các anh lại nhổ luôn cả lúa chăng".
Bất cứ ai đã làm ruộng thì thấy điều
này rất rõ, cây cỏ trong lúa mà chúng ta thường
gọi là bông cỏ, lúc bé chẳng khác gì là lúa. Cho dù
những người tinh mắt ,
những nông dân " thâm niên'' thì họ mới biết
đâu là cỏ đâu là lúa. Nhưng cho dù hay đến
đâu thỉnh thoảng nhổ cỏ vẫn bị
nhầm lẫn giữa cỏ và lúa. Cho nên, hay nhất là
đợi đến ngày cả hai cây lớn lên thì sẽ
lộ ra nguyên hình đâu là cỏ, đâu là lúa
. Ở đây, Đức Giêsu không muốn chỉ
phương pháp nào diệt cỏ có lợi nhất, hay
phương pháp diệt nào loại trừ người
tội lỗi nhanh nhất, hữu hiệu nhất, cho
bằng nói lên tình yêu của Thiên Chúa với tội nhân qua
việc người chờ đợi "Người cho
mặt trời của người mọc lên soi sáng kẻ
xấu như người tốt, và cho mưa xuống trên
người công chính cũng như kẻ bất chính'' (Mt
5, 45), mong cho họ được hoán cải
được cứu thoát .
Lịch sử Giáo
Hội cho thấy có rất nhiều bè phái cỏ lùng
chống phá Giáo Hội cách có tổ chức và hệ
thống. Tiêu biểu là các lạc giáo đã
cố chấp lập ra nhiều loại Giáo Hội khác.
Cùng vì điều này mà Thánh PhaoLô đã mạnh dạn lên án
những bè phái gây chia rẽ trong cộng đoàn Côrintô
"họ chẳng hơn lương dân" (x 1 cr3). Những thế lực ấy luôn tìm ẩn
chống phá thật nguy hiểm. Nó có
thể phá hoại ngay trong nội bộ, phá hoại từ
những đầu não cốt yều nhất. Chúng là
con cái của bóng tối, thích làm việc và hoạt
động trong bóng tối "Thích làm trong lúc mọi
người ngủ", nó làm cách vụn trộm xấu
xa. Nhưng cho dù kín đáo đến đâu thì Thiên Chúa
vẫn biết mọi hành vi của hắn .Chỉ vì Ngài
muốn chờ đợi, chờ đợi sự ăn
năn, chờ đợi sự sám hối và thức tỉnh . Những cỏ lùng mà
chúng ta biết, chúng ta thấy chỉ là những cây cỏ
bình thường, sức chống phá vẫn chưa nguy
hại cho bằng những cọng cỏ mọc âm
thầm đang lớn lên từng ngày nơi tâm hồn
mỗi người. Những tính hư
nết xấu, những giận hờn chia rẽ, và muôn
vạn âm mưu xảo huyệt trong tâm trí... đó là những
cỏ lùng nguy hiểm mà chúng ta cần loại ngay. Chỉ khi chúng ta diệt được cây cỏ
ngay bên trong mình thì mới giúp người khác
được. Khi nhổ
được một cây cỏ nơi mình chính là lúc mình
đang chăm sóc vào cánh đồng của Chúa.
Lạy Chúa! Chúa ghét tội nhưng yêu
tội nhân, thể hiện qua việc Ngài luôn kiên nhẫn
chờ đợi để tha thứ cho họ. Xin cho con
cũng có cái nhìn của Chúa mà sống bao dung với hết
mọi người. Amen.
|