Giáo Hội thánh thiện gồm những người có tội.
(Trích trong
‘Lương Thực
Ngày Chúa Nhật’ – Achille Degeest)
Dụ ngôn hạt giống tốt và cỏ dại,
là cơ hội tốt để chúng ta suy niệm
về sự thánh thiện của Giáo Hội. Thực vậy Giáo
Hội giống như một thửa ruộng lớn nơi đó chủ đã gieo hạt
giống tốt, là sự thánh
thiện, nhưng người ta cũng thấy mọc cỏ dại là tội
lỗi. Chúa giải
thích dụ ngôn bằng cách ứng dụng trực tiếp hơn vào thế giới.
Hạt giống tốt là thần
dân Vương quốc và cỏ
dại là những kẻ theo kẻ
dữ. Chủ không muốn hành động mạnh chống lại những kẻ làm dữ,
vì muốn tránh gây thương
tổn cho những ai cố gắng trung thành với
điều thiện,
nhưng dụ ngôn cũng gợi ra câu
hỏi khác mà chúng ta
dùng làm đề tài suy niệm: làm sao trong
Giáo hội của Thiên Chúa có lẫn
lộn thánh thiện với tội lỗi?
1) Giáo Hội
thánh thiện tự bản thể, trong cội rễ, trong nhựa sống, trong sự tăng trưởng. Nhưng Giáo Hội
được tạo
bởi những người có tội. Giáo Hội bắt
rễ nơi Đức Kitô, nhựa sống là sự sống
của Đức Kitô. Qua Giáo
Hội, chính Đức Kitô lớn lên trong
nhân loại. Nhưng nhân loại ấy làm bằng những con người yếu đuối. Một đàng những con người ấy giống như gié lụa
mà không có cái nào
chín ngay được, không có ai hoàn
thiện trong tình trạng hiện thời. Đàng khác có những người tuỳ thuộc số hạt giống tốt của Thiên Chúa, nhưng
vì có tự
do, nên có
thể biến đổi thành hạt giống của ma quỷ. Giáo Hội chịu sự giằng co bên trong, khi
vừa thánh thiện nhờ tất cả động lực của nguồn gốc mình, vừa khổ vì tội lỗi
của những người họp thành mình. Bởi đó mới có sự
kiện lạ lùng: không ai
có thể bắt bỏ Đức Kitô được một tội nào trong
khi Giáo Hội Đức Kitô gồm bằng những tội nhân. Nhưng cũng phải nói luôn rằng
Đức Kitô cấu tạo Giáo Hội thánh thiện bởi sức mạnh thánh hoá của Ngài.
Trong tư cách Giáo Hội,
Giáo Hội thánh thiện nhờ sự kết hiệp với Đức Kitô nhờ Giáo lyý của
mình, nhờ ác phép bí
tích và cũng
nhờ lưu lực thánh thiện đang biến cải các người tội lỗi. Giáo Hội như một linh hồn thánh, không ngừng hồi sinh một thân thể bệnh tật và thương
tích. Điều nên kinh ngạc không phải là việc
Giáo Hội đang sự khốn cùng của tội lỗi, nhưng là nghị lực
của Giáo Hội để thúc đẩy sự thánh thiện.
2) Thực tại
của Giáo Hội vượt ra ngoài các
giới hạn của hiện tại chúng ta và của
lịch sử quá khứ. Khi
nói đến tội lỗi bên trong Giáo
Hội (các lầm lỡ, các lạm dụng,
các sai lầm…)
người ta nghĩ đến Giáo Hội thời quá khứ, hay nghĩ đến Giáo Hội hiện đại. Tuy nhiên, phải
nghĩ đến Giáo Hội toàn diện, từ khởi sự sẽ tiến tới hoàn thành, Giêrusalem
trên trờ mà thánh Gioan
nói đến. Khi sống thời hiện tại của Giáo Hội, chúng ta hãy sống
viễn tượng
và trong niềm kiêu hãnh chính đáng
về Giáo Hội bất tử. Hãy tránh một
thứ tâm trạng khổ dục, ưa thích một cách bệnh hoạn vạch rõ những gì yếu đuối
và tội lỗi trong Giáo Hội hiện đại.
Trái lại hãy dựa
cách suy tư và cảm
nhận của chúng ta trên
hành động tích cực của Đức Kitô hằng sống. Trong Giáo Hội, từ Đức Giáo Hoàng cho
đến người
tín hữu khiêm nhường nhất, Ngài gợi lên lòng
quảng đại,
tăng cường lòng tin tưởng, thúc đẩy các sáng kiến,
nâng đỡ
lòng can đảm và ban cho các
Kitô hữu chân chính khuôn
mặt của những kẻ chiến thắng, những người sống mạnh, những người được giải cứu.
|