Sức mạnh của Lời Chúa
(Suy niệm
của Lm. Phêrô Nguyễn Hương)
Với dụ
ngôn “người gieo giống” rất quen thuộc,
phụng vụ Lời Chúa hôm nay đưa chúng ta tới
một chủ đề nền tảng, đó là: Sức Mạnh
của Lời.
Chúng ta sẽ
tập trung suy nghĩ ba điểm chính yếu của
dụ ngôn: người gieo giống, hạt giống và
những thửa ruộng khác nhau.
1. Thiên Chúa, Người
gieo trong hy vọng
Trước
hết, dụ ngôn nói về người gieo làm ta ngạc
nhiên bởi vì sự phung phí của ông. Ông hành động như kẻ
không chuyên nghiệp, vung vãi hạt giống khắp nơi,
và hầu như không để ý tới chúng sẽ rơi
vào đâu: trên vệ đường, trên sỏi đá, trên
bụi gai, cuối cùng là trên đất tốt.
Người gieo giống là biểu tượng về
một Thiên Chúa của hy vọng: spes in semine (gieo trong hy
vọng), của sự quảng đại quá mức
đến độ “phung phí” trong việc ban phát các ân
sủng và Lời của Người cho chúng ta. Một Thiên Chúa yêu hết mọi người và
muốn Lời của Ngài đến với tất
cả. Hay nói như Thánh Phaolô: «Thiên Chúa muốn mọi
người được cứu độ và đạt
tới sư nhận biết chân lý» (1 Tim 2,3-4).
Và như thế trong thế giới này và trong các nền
văn hóa dù chưa được được tin
mừng hóa, người ta vẫn tìm thấy những chân
lý và những giá trị mà chúng có nguồn gốc và sự
viên mãn trong Thiên Chúa là Cha của tất cả và cũng là
Người ban phát mọi sự thiện hảo. Thiên Chúa
đó ban cho chúng ta Lời Chân Lý, Lời Sự Sống.
Lời đó là kim chỉ nam và là
luật sống của chúng ta. Lời đó
cũng là hạt giống gieo vào lòng chúng ta.
2. Hạt giống
Hạt
giống biểu tượng những gì là nhỏ bé
nhưng lại chứa đựng một sức mạnh,
một mần sống kỳ lạ nhiều lúc không
thể tin được! Hạt giống
cũng là biểu tượng của Lời Chúa, Lời
được viết ra trong Sách Thánh. Nhưng
hạt giống cũng chính là Đức Kitô Giêsu, vì
Người là Lời sống động của Thiên Chúa,
Lời nhập thể làm người, và là Lời viên mãn
của Nước Trời. Lời đó làm tăng
trưởng các giá trị hiện có trong các nền văn
hóa, thanh tẩy chúng và đưa chúng tới sự hoàn
hảo. Bởi thế, Giáo Phụ Giustino (+165) gọi
những giá trị trong các tôn giáo và trong các nền văn
hóa là “semi Verbi”, các hạt giống của Lời.
Người, Lời hiệu quả của Cha, như
mưa xuống trên đất đai (Bài
đọc I), tưới gội đất đai, làm cho
đất đai màu mỡ, và làm mọc lên những hoa
quả tốt tươi tô đẹp cho đời.
Hạt Giống thần linh này có một sức mạnh vô
tận: là ban tặng ơn cứu độ cho tất
cả, bất kỳ nơi đâu, bất kỳ ai, kể
cả những lúc thất vọng nhất, sức mạnh
đó không có hàng rào nào có khả năng ngăn cản
được. Thế giới này là cánh đồng
của Chúa Cha, luôn đẹp đẽ, đáng chiêm
ngắm như Thánh vịnh hôm nay nói tới, không có
những con người hay những thực tại mà không
thể không cứu rỗi được. Đó
là nền tảng của niềm hy vọng về ơn
cứu độ kitôgiáo (Spes salvi, như ĐHG Benedetto XVI
nhấn mạnh). Hãy cam đảm vươn tới
những chân trời bao la của hy vọng, vượt
trên cả mồ hôi, nước mắt và tuyệt vọng
của kiếp người!
3. Những thửa
ruộng khác nhau
Dụ
ngôn nói tới những thửa ruộng khác nhau, ám chỉ
những thực tại của thế giới và lòng
mỗi người chúng ta. Thiên Chúa ban Lời và ân sủng
cách quãng đại cho hết mọi người. Nhưng
Người không có ép ai phải theo. Ai có
tai để nghe thì hãy nghe. Thiên Chúa tôn
trọng sự tự do của chúng ta. Hay nói đúng
hơn, Thiên Chúa mời gọi chúng ta cộng tác với
Người. Những mãnh đất khác nhau là lòng chúng ta có
khả năng đón nhận hoặc từ chối
hạt giống Lời và Ân sủng. Con
người có khả năng chọn cho mình là vệ
đường, là rỏi đá, là bụi gai, hay là mãnh
đất tốt trước Lời Chúa. Và kết
quả của hạt giống được gieo vào
đất tốt làm chúng ta ngạc nhiên: hạt 30, hạt
60 và hạt 100! Sự khác nhau này không tùy
thuộc vào người gieo mà lại tùy thuộc vào
phẩm chất của đất, chính là thái độ
đón tiếp Lời và thực hành Lời của mỗi
người chúng ta.
Bài học áp dụng
- Hãy yêu mến
Kinh Thánh và siêng năng đọc, tìm hiểu và áp dụng
Lời Chúa vào trong cuộc sống hằng ngày.
- Hãy chuẩn
bị cho lòng mình là mãnh đất tốt để Lời
Chúa dễ bắt rễ, và thấm sâu vào tâm hồn, và hãy
để cho Lời đó uốn nắn và biến đổi
suy nghĩ, phán đoán và hành động của chúng ta.
- Hãy quảng
đại và rao giảng Lời Chúa khi thuận tiện
cũng như lúc không thuận tiện, ngay cả những
hoàn cảnh xem ra không còn hy vọng gì nữa vì Lời
đó là Lời cứu độ con người. Amen!
|