Gieo giống
Bài Phúc âm hôm
nay, mang tên “Dụ ngôn người
gieo giống”. Thiên Chúa
là người gieo giống. Chúng ta là đất.
Hạt giống là lời giảng dạy của Chúa Giêsu. Vấn đề của chúng ta là
làm sao trở
nên đất tốt?
Để hiểu
dụ ngôn dễ dàng hơn,
William Barclay đã giải
thích cách gieo hạt giống của người nông dân và sự
phức tạp của những mảnh đất khác nhau ở Palestine vào
thời Chúa Giêsu như sau:
“Ở Palestine có hai cách
gieo hạt giống. Nó có thể được tung vãi lên
không khi người gieo giống bước tới
bước lui trên cánh đồng. Dĩ nhiên, nếu gió
thổi, một số hạt giống có thể bị
thổi vào tất cả mọi chỗ, đôi khi bay ra
khỏi cánh đồng. Cách thứ hai là cách lười
biếng, nhưng không phải là không được sử
dụng thường xuyên. Đó là đặt một cái túi
hạt giống trên lưng một con lừa, cắt hay xé
một cái lỗ ở góc túi, rồi để con lừa
đi lại trên cánh đồng trong khi hạt giống
chảy ra. Trong trường hợp này một số
hạt giống có thể chảy xuống đang khi con
vật băng ngang qua lối đi hoặc trước khi
nó đi tới cánh đồng.
Ở Palestine, những
cánh đồng là những dải đất dài và hẹp;
ở bên phải có lối đi. Lối đi
được nện chắc chắn như mặt
đường bởi vô số những vết chân
của những người bộ hành qua lại. Đó là
lý do tại sao Chúa Giêsu nói đến “có hạt rơi
xuống vệ đường”, đã không có cơ hội
cho hạt giống thâm nhập xuống đất.
“Có hạt rơi trên đá sỏi…” Đất sỏi đá, không phải là đất
đầy những đá; nhưng là đất bình
thường ở Palestine, một lớp đất
mỏng trên mặt của một tảng đá nằm
ở dưới. Lớp đất có lẽ chỉ sâu
chừng 4 hay 5 cm trước khi tới phần đá vôi. Hạt
giống nằm trên phần đất như vậy
sẽ nẩy mộng nhanh chóng do sức nóng của mặt
trời và đất ẩm. Nhưng vì không có chiều sâu
của đất nên khi rễ đâm xuống để
đi tìm chất dinh dưỡng và nước, nó chỉ
gặp đá, liền bị chết, và hoàn toàn không thể
nào chịu đựng nổi sức nóng mặt trời.
“Có hạt rơi vào bụi gai…” Đất
có gai, dễ tạo nên lầm lẫn. Khi người gieo
hạt giống xuống, mặt đất có vẻ
được dọn sạch sẽ; nhưng ở trong
đất vẫn còn những gốc rễ của cỏ
dại, cây hoang, và gai góc sẵn sàng mọc trở lại. Mỗi
người làm vườn đều biết rằng các
loại cỏ dại mọc lên với một tốc
độ nhanh chóng mà ít có hạt giống tốt nào có
thể theo kịp. Hậu quả là hạt giống và
cỏ dại mọc lên chung với nhau; nhưng cỏ
dại mạnh mẽ hơn làm chết ngộp sự phát
triển của hạt giống.
“Có hạt rơi xuống đất tốt…” Đất tốt, ở dưới sâu, thuần túy là
đất mềm; hạt giống có thể đâm rễ
sâu xuống tìm được dinh dưỡng, lớn lên
nhanh chóng; và trong đất tốt nó sẽ phát sinh một
mùa huê lợi phong phú.
Tâm
hồn mỗi người cũng giống như thửa
ruộng ở Palestine thời Chúa Giêsu, gồm đủ
mọi loại đất như William Barclay đã diễn
tả. Trong cuốn “A Kind of Praying”, của Rex Chapman, có
lời cầu nguyện dựa theo đoạn Thánh Kinh
của dụ ngôn người gieo giống đã diễn
tả rằng có những loại đất khác nhau ở
ngay bên trong mỗi người:
“Lạy
Chúa, điều lạ lùng là làm thế nào con người
đã phản ứng rất khác biệt ở những giây
phút khác nhau đối với cùng một tình huống. Đôi
khi con có được sự phấn khởi của
trẻ thơ. Con nhìn thấy tương lai rõ ràng. Con
hiểu được những vấn đề. Con
biết đường phải đi. Đôi mắt
của con tập trung lại một cách rất bén nhậy.
Hạt giống mọc lên và sinh hoa trái.
Nhưng
lạy Chúa, tại sao con lại không thể nào luôn như
vậy được? Đôi khi con thấy mình đang
vật lộn với một vấn đề. Tuy nhiên,
chỉ vì những chiếc cây mà con không thể nào thấy
được cả khu rừng, vì những chi tiết
nhỏ mà con không thể nhìn thấy toàn bộ bức tranh.
Rồi chẳng có sự gì đi đúng đường
cả. Dường như con chẳng làm được
gì, như thể những cây gai cỏ dại đang bóp
chết sự sống của hạt giống.
Đôi
khi sự thích thú hăng say ở trong con bùng dậy. Con
bắt đầu nắm bắt được công
việc. Bỗng nhiên tính tình thay đổi. Sự
biếng nhác ngự trị bỏ lại lòng nhiệt thành
trong quá khứ. Sự thích thú phai nhạt dần vì
thiếu nước. Đôi khi con đi lang thang chẳng
biết phải làm gì. Cuộc đời là những
khoảng thời gian trôi qua vô vị…”
Chúng
ta đã biết được sự phức tạp và hay
thay đổi của tâm hồn mình. Vậy làm thế nào
để tâm hồn chúng ta luôn luôn là những mảnh
đất tốt?
|