Gieo giống
Nói về việc rao giảng lời Chúa, chúng ta thấy
có hai thực
tại đối kháng nhau. Trước hết chúng ta xác tín
lời Chúa là lời hiệu
nghiệm, một khi đã gieo
trồng thì chắc chắn sẽ đem lại mùa xuân
với hoa trái dồi dào. Đàng khác là sự chai cứng
của những tâm hồn, khiến cho cuộc sống cứ chìm trong
tội lỗi và mùa đông
ảm đạm cứ kéo dài
tưởng chừng
như vô tận.
Thực vậy,
giữa lòng cuộc đời ồn ào và
náo nhiệt này, nhiều khi lời rao
giảng chỉ là một tiếng
kêu trong sa mạc
và người nói chỉ thấy
vọng lại chính âm điệu
của mình và không có
một người đáp trả. Cuộc sống hình như vẫn
bước đi theo nhịp
điệu riêng của nó, vẫn
được lượng
giá bằng cái thước đo quen thuộc
của nó. Cảm giác ấy gắn liền với sự cô đơn
của người rao giảng. Cô đơn vì không một
ai chia sẻ
nỗi thao thức với mình. Từ nỗi cô đơn
ấy, người ta dễ dàng
buông xuôi, chán nản và tuyệt vọng.
Thế nhưng,
lời Chúa lại không cho phép chúng
ta được đánh mất niềm tin. Bởi vì đánh mất
niềm tin là đánh mất sứ vụ gieo rắc Tin Mừng, là đánh mất sự sống đem lại niềm vui và sự hăng
say cho những bước chân truyền giáo. Đánh mất đức tin là đánh mất cả cái lý
do hiện hữu của Giáo Hội trong lòng thế giới.
Trong một
cuộc phỏng vấn dành cho báo Figaro, Đức Hồng Y Paul Poupard, chủ tịch văn phòng đối thoại với những người không tin, đã nhìn nhận cuộc hành hương của 500.000
người trẻ về quảng trường Compostellos như biểu tượng cho nỗi khát vọng và sự
tìm kiếm những giá trị tâm linh.
Con người không thể sống mà lại không
nhìn nhận một chiều kích tâm linh
siêu việt trong đời mình. Người ta loan báo Thượng
Đế đã chết, nhưng hôm nay người ta lại nhìn
nhận sự hiện diện sống động của Ngài ngay giữa lòng những xã hội tục
hoá hay vô tín ngưỡng. Đồng thời ĐHY cũng nhìn vào sự
xuất hiện của nhiều giáo phái huyền
bí hiện nay như một thách đố cho Giáo Hội.
Khi những khát vọng tôn giáo hay không
tìm được lời giải đáp nơi Giáo Hội thì người ta sẽ lần
đến những giáo phái khác.
Vì thế, sau thách đố của chủ nghĩa vô thần,
là thách đố về mục vụ đối với Giáo Hội hôm nay. Chính Công đồng Vat. II cũng đã xác quyết: Người tín hữu phải chịu trách nhiệm không nhỏ trong việc khai sinh ra chủ
nghĩa vô thần. Phải nói rằng
họ che giấu hơn là bày tỏ
khuôn mặt đích thực của Thiên Chúa và tôn
giáo.
Chúng ta
có thể than phiền vì người đời không đón nhận Tin Mừng. Thế nhưng trước khi than phiền, chúng ta cũng cần
phải tự hỏi: Tôi đã thực sự rao giảng
lời Chúa, hay mới chỉ là rao giảng
những suy nghĩ, những lập trường của cá nhân
tôi. Hay chỉ cố thuyết phục bằng sự khôn ngoan
theo cái
thước đo thiếu hụt của thế gian chứ chưa phải là những chân lý Phúc
Âm ngàn đời
dịu mát. Chúng ta nên nhớ
sức mạnh đích thực là sức mạnh
của lời Chúa chứ không phải là sức mạnh
của chúng ta. Nếu không, cả
những lúc xem ra thành
công, thì cũng chỉ nhất thời, hời hợt mà thôi.
Đồng thời lời Chúa là lời
sống động. Lời đó
không phải chỉ là ngôn
từ mà còn phải trở thành những hành động. Vì thế, trước khi than phiền về sự lãnh đạm của người đời đối với lời Chúa, chúng ta
cần phải tự hỏi xem: Chính bản
thân chúng ta đã đón
nhận lời Chúa ra sao?
Và lời Chúa đã phát sinh
những hậu quả nào trong
mảnh đất là cuộc đời
chúng ta? Khi cuộc sống chúng ta đã thấm
nhuần tinh thần lời Chúa, thì tự
bản chất, cuộc sống ấy đã là một bằng
chứng hùng hồn về hậu quả của lời Chúa và trở
nên một sự rao giảng
sống động,
một cách tay tung
gieo hạt giống Nước Trời trong lòng trần thế.
|