Hãy đến với Ta
Hôm nay Giáo Hội cho
chúng ta lắng nghe lời kêu mời tha thiết của Chúa
Giêsu: "Hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng hãy
đến với Ta, Ta sẽ nâng đỡ và bổ
sức cho các ngươi". Mỗi
người chúng ta có lẽ giờ phút này cũng mang
đến đây một gánh nặng, gánh nặng của
những âu lo trong cuộc sống và nhất là gánh nặng
của tội lỗi đang đè nặng trong
lương tâm của ta.
Tin ở tình yêu của
Thiên Chúa, chúng ta mang những gánh nặng đó cho Chúa Giêsu
để xin Ngài tiếp tục độ trì, nâng
đỡ chúng ta và tin ở tình yêu tha thứ của Chúa,
chúng ta cũng mang đến cho Ngài những gánh nặng
tội lỗi của mình để xin Ngài tẩy rửa
tâm hồn chúng ta.
Đức Thánh Cha
Gioan Phaolô II, Người đã làm một cử chỉ mang
nhiều ý nghĩa cao cả, đó là Ngài đã tuyên bố
phục hồi danh dự cho ông Galilê, người đã
bị Giáo Hội ở thế kỷ XVII kết án là
lạc đạo, vì ông cho rằng trái đất quay xung
quanh mặt trời.
Từ hàng bao thế
kỷ qua, nhiều người xem ông Galilê như là nạn
nhân của một Giáo Hội độc đoán, áp bức
đối với con người. Và
hiện nay không thiếu những người vẫn
tiếp tục nhìn vào Giáo Hội như một sức kéo
trì trệ, ngăn cản bước tiến của nhân
loại. Với việc phục hồi danh dự cho
ông Galilê, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II không những nhìn
nhận một lỗi tầm của quá khứ, mà Ngài còn
khẳng định một nguyên tắc nền tảng
về sự tự trị của tôn giáo và khoa học.
Trong sứ
điệp gởi cho vị giám đốc của đài
thiên văn Vatican năm 1988, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô
II đã khẳng định như sau: "Tôn giáo không xây
dựng trên khoa học, và khoa học cũng không là một
nối dài của tôn giáo". Mỗi bên có
một phương pháp, một nguyên tắc, một cách
giải thích và những kết luận riêng của mình.
Vì thế, Kitô giáo tự biện minh cho mình mà
không dựa vào khoa học.
Lời tuyên bố
trên đây của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đưa
chúng ta vào một trong những chân lý nền tảng của
Kitô giáo, chân lý đó là: “Đức tin là một ơn
nhưng không Thiên Chúa ban cho con người". Điều đó có nghĩa là không phải tìm
kiếm, lý giải uyên bác thì con người mới
đạt được đức tin. Nói như
triết gia kiêm nhà toán học người Pháp là Pascal:
"Muốn có đức tin thì người ta phải quì
gối xuống mà van xin".
Lời cầu
nguyện của Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay nêu
bật tính cách nhưng không ấy của đức tin.
Chúa Giêsu đã cảm lạ Thiên Chúa Cha vì đã giấu
ẩn không cho những nhà hiền triết và khôn ngoan thông
thái biết những chân lý về mầu nhiệm
Nước Trời, mà chỉ mạc khải cho những
kẻ bé mọn đơn sơ.
Lời cầu nguyện
này được Chúa Giêsu thốt lên cho một loạt
những thất bại của Ngài lại Bethsaida
cũng như một số thành phố khác lại Galilêa,
quê hương của Ngài. Cho dẫu Chúa Giêsu đã làm
được rất nhiều phép lạ, nhưng
nhiều người vẫn không tin Ngài, và một số
thì chống đối ra mặt. Điển
hình và gay gắt nhất chính là thái độ cứng lòng
tin của các luật sĩ và biệt phái, tức là
những hạng người được xem là khôn ngoan
và trí thức trong dân. Họ dựa vào
những hiểu biết uyên thâm của mình để
khước từ sứ điệp của Chúa Giêsu.
Vì vậy, chỉ còn
lại những dân chài lưới dốt nát
được Chúa Giêsu chọn làm môn đệ, chỉ còn
lại một số nhỏ những người thất
học nghèo hèn bị xã hội đẩy ra bên lề, và
Chúa Giêsu gọi họ là những kẻ bé mọn. Họ là những người đã đón
nhận tinh thần "Tám Mối Phúc Thật".
Họ là những con người nghèo khó, hiền lành và
nhất là có tâm hồn trong sạcho Họ là những
người có tinh thần trẻ thơ mà Chúa Giêsu đã
đề ra: "Nếu các con không giống như trẻ
nhỏ thì các con sẽ không được vào Nước
Trời".
Thật vậy,
đức tin là một hồng ân nhưng không của Thiên
Chúa ban cho, nhưng chỉ có những ai biết mở
rộng tâm hồn, biết dốc cạn chính mình, biết
chối từ những chỗ dựa của trần
thế như tiền bạc, danh vọng, quyền bính,
chỉ có những ai có tinh thần nghèo khó, đơn sơ
như thế mới cảm nhận được
đức tin, mới hiểu biết được
mầu nhiệm Nước Trời.
Lý luận của
đức tin, của luân lý và khoa học: Luận lý
của đức tin là luận lý của lình yêu. Trong tình yêu người ta không lý luận, tình yêu
không là số thành của một mớ những cộng
trừ nhân chia. Tình yêu không là kết
luận của một sự lý giải. Tình yêu là trao ban và trao ban nhưng không, trao ban không
tính toán, không so đo hơn thiệt.
Kitô giáo chúng ta không
chỉ là một hệ thống gồm những
điều phải tin và phải giữ. Kitô giáo chúng ta
thiết yếu là một con người, con người
ấy chính là Chúa Giêsu Kitô. Con người ấy không
ngừng mời gọi chúng ta đi vào quan hệ mật
thiết với Ngài. Con người ấy không ngừng nói
với mỗi người chúng ta: "Hãy đi theo Ta". Đi theo Ngài
tứ là tiếp nhận sức sống củaNgài, là
mặc lấy tâm tư, suy nghĩ hành động và
nhất là cái nhìn của Ngài.
Thánh Phaolô đã
diễn tả một cách chính xác cái nhìn ấy của Chúa
Giêsu như sau: "Những gì con người cho là yếu
nhược thì lại là sức mạnh của Thiên Chúa.
Những gì con người cho là ngu dại thì đó lại
chính là lẽ khôn ngoan của Thiên Chúa". Tựu
trung đó chính là lý luận và lẽ khôn ngoan của
Thập giá. Lý luận và khôn ngoan ấy
cũng là lý luận của tình yêu. Bởi
vì cái chết của Chúa Giêsu trên Thập giá là một cái
chết của tình yêu.
Chúng ta đang tham
dự vào mầu nhiệm Thập giá của Chúa Giêsu, khi
Ngài đã đoan hứa với chúng ta: "Hỡi
những ai gồng gánh nặng nề, hãy đến
với Ta, Ta sẽ bổ sức nâng đỡ các ngươi".
Nguyện xin sức
sống của Ngài mà chúng ta tiếp nhận trong Thánh
lễ mỗi ngày bổ sức cho chúng ta, để chúng ta
bước đi theo Ngài và mãi mãi
được thốt lên như thánh Phaolô: "Tôi sống
nhưng không phải là tôi sống, mà là chính Chúa Kitô sống
trong tôi".
|