Suy Niệm Chúa
Nhật XIV Thường Niên – Năm A
Đức
Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật. Với
bản tình loài người, Ngài có đầy đủ
mọi đức tính mà người đời cần
học hỏi. Nhưng ít khi Ngài mời gọi con
người học theo các đức tính của Ngài, có
chăng cũng chỉ là gián tiếp thôi. Vậy mà, Tin
mừng hôm nay lại cho chúng ta biết, Ngài trực
tiếp mời gọi các môn đệ và mỗi
người chúng ta hãy học theo Ngài để sống
hiền lành và khiêm nhường. Điều đó,
chứng tỏ, đức tính hiền lành và khiêm
nhường hết sức quan trọng trong đời
sống chúng ta.
Vậy,
Đức Giêsu sống hiền lành và khiêm nhường
như thế nào?
Trước
hết, Ngài vốn dĩ là Thiên Chúa nhưng đã tự
hạ mình xuống, làm người như chúng ta ngoại
trừ tội lỗi. Như thế, Đức Giêsu
cũng chấp nhận mang nơi mình sự thấp hèn,
yếu đuối, đau khổ của con người.
Cụ thể, Tin mừng cho biết Đức Mẹ sinh
Ngài trong hoàn cảnh thiếu thốn, rét mướt,
bị người đời từ chối (x. Mt 2,7). Sau
đó, Ngài sống với Thánh Giuse và Mẹ Maria trong tinh
thần khiêm nhường vâng phục (x. Mt 2,51).
Khi ra
giảng đạo, Ngài nêu cao tinh thần hiền lành và
khiêm nhường. Ngài dạy các môn đệ hãy trở nên
như trẻ nhỏ: “Nếu
các con không trở nên như trẻ nhỏ, các con không
được vào nước trời.” (Mt 18,3). Trong bài
giảng về hiến chương nước trời,
Ngài tuyên bố: “Phúc thay ai hiền
lành vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia
nghiệp.” (Mt 5,4). Tin mừng hôm nay cho chúng ta biết,
Đức Giêsu tạ ơn Chúa Cha vì Người đã quý
chuộng những kẻ bé mọn và khiêm nhường.
Chính Người đã tiết lộ bí mật của
Người cho họ trong khi lại giấu không cho kẻ
khôn ngoan và thông thái biết những điều ấy (x. Mt
11,25). Rồi, Ngài mời gọi mọi người
sống hiền lành và khiêm nhường như Ngài: “Hãy học cùng Ta vì ta hiền lành
và khiêm nhường trong lòng”(Mt 11,29). Khi dân chúng tôn Ngài
lên làm vua, Ngài khiêm nhường không đón nhận như
họ tưởng mà trái lại, Ngài lánh lên núi cầu
nguyện cùng Thiên Chúa Cha (x. Ga 6,15). Trong bữa tiệc ly,
trước khi bước vào cuộc khổ nạn, Ngài
đã thể hiện sự khiêm nhường cách tột
cùng khi cúi xuống rửa chân cho các môn đệ.
Đồng thời, Ngài dạy các môn đệ hãy rửa
chân cho nhau (x. Ga 13,14). Trong ngày khải hoàn vào Thành
Giê-ru-sa-lem, mặc dầu được dân chúng tung hô,
nhưng Ngài vẫn khiêm nhường ngồi trên lưng
lừa. Cử chỉ đó đã được tiên tri
Isaia báo trước mà chúng ta vừa nghe trong bài đọc
thứ nhất: “Người
khiêm tốn ngồi trên lừa con, con của lừa
mẹ. Người đã loại bỏ các chiến xa
khỏi Ép-ra-im, và ngựa khỏi Giê-ru-sa-lem. Cung tên
chiến trận sẽ được phá huỷ.
Người sẽ công bố hoà bình cho các dân tộc”(Dcr
9,9-10). Ngài hiền lành khi không kết án người phụ
nhữ ngoại tình (x. Ga 8,2-11). Ngài hiền lành như
người mục tử đi tìm con chiên lạc (x. Lc
15,3-7). Ngài hiền lành như người cha đợi chờ
đứa con đi hoang trở về (x. Lc 15,1-32). Ngài
hiền lành khi để cho Giuđa, kẻ phản bội
hôn lên má mình và để cho quân dữ bắt trói đem
đi (x. Mc 14: 43 -50; Lc 22: 47 -53; Ga 18: 3-11 ). Ngài hiền lành
khi không có một phản ứng gì trước cảnh dân
chúng nhạo cười hay bị kết án bất công.
Đặc biệt, Ngài chấp nhận những đòn roi,
chịu đội mạo gai, chịu đóng đinh trên thập
giá…tất cả đều thể hiện sự hiền
lành và khiêm nhường của Ngài.
Chúng ta không
chỉ thấy đức tính hiền lành và khiêm
nhường nơi Đức Giêsu mà còn thấy
đức tính hiền lành và khiêm nhường nơi
Đức Maria và các Thánh.
Nơi
Đức Maria: Khi được Thiên thần Gabriel chào “Bà đầy ơn phúc” và cho
Mẹ biết Thiên Chúa đã chọn Mẹ làm Mẹ
Đấng Cứu Thế, Đức Maria đã thưa
với Thiên Thần rằng: “Này
tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần
truyền”(Lc 1,38). Rồi Mẹ quy hướng tất
cả những gì mình có được về cho Thiên Chúa
bằng lời kinh Magnificat (x. Lc 1, 46-55). Từ đó,
Mẹ sống một cuộc sống phó thác trọn
vẹn trong bàn tay quan phòng của Thiên Chúa bằng việc
khiêm nhường chấp nhận mọi đau khổ
sẽ đến với mình: sinh con trong hang đá nghèo hèn;
đem con trốn sang Ai-cập; lạc mất con trong
đền thờ; thấy con vác thập giá và cuối cùng
là chấp nhận đứng nhìn Con yêu dấu chết
tất tưởi trên thập giá trước những
kẻ nhạo báng Người.
Hầu
hết các thánh cũng đã sống hiền lành và khiêm
nhường. Xin được đơn cử một
số các thánh sau đây:
Thánh Giuse:
Khi biết Mẹ có thai, nhưng vì bản tính hiền lành
và khiêm nhường nên Ngài không tố cáo Mẹ mà dự
định âm thầm bỏ trốn. Ngài khiêm nhường
vâng lời đón Đức Mẹ về nhà làm vợ mình,
đưa Đức Giêsu trốn sang Ai-cập và lại đưa
Mẹ con về cho dù lệnh truyền đó chỉ là
lời của Thiên thần trong giấc mơ. Suốt
cuộc đời của Thánh Giuse, Ngài đã sống
hiền lành và khiêm nhường trong tinh thần phục
vụ chương trình của Thiên Chúa nơi Đức
Maria và Chúa Giêsu một cách âm thầm.
Thánh Gioan
Tẩy Giả: Khi được dân chúng ca tụng vì
tưởng Ngài là Đấng Cứu Thế, là
Đấng phải đến, thì Gioan đã khiêm
nhường giải thích rằng: “Tôi là tiếng người hô trong hoang địa…
Đấng đến sau tôi cao trọng hơn tôi, tôi không
xứng đáng để xách dép cho Người” (Lc
1,23-27). Vì biết sứ mạng của mình chỉ là
người dọn đường, nên khi Đức Giêsu
đến, Thánh Gioan đã âm thầm rút lui : “Người phải nổi
bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (Ga 3, 30).
Thánh Phêrô
cũng đã sống rất khiêm nhường. Sự khiêm
nhường đó được thể hiện qua
những hành động sau đây: Khi Ngài vâng lời
thả lưới và đánh bắt được rất
nhiều cá (x. Lc 5, 1-11). Khi thấy “mẻ cá lạ lùng”,
Phêrô đến sụp lạy dưới chân Chúa và thưa
Người rằng: “Lạy
Thầy, xin hãy tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi”
(Lc 5,8). Khi lún xuống nước, ông kêu xin Chúa rằng: “Lạy Thầy, xin cứu con”
(Lc 14,30). Sau khi chối Thầy ba lần, ông đã ra ngoài
ăn năn khóc lóc (x. Lc 22,62). Khi chịu chết tử
đạo, ông xin được đóng đinh đầu
lộn ngược xuống đất vì nghĩ mình không
xứng đáng để nên giống Thầy mình. Như
vậy, Phêrô là một vị thánh hết sức khiêm
nhường.
Thực
tế trong xã hội hôm nay, chúng ta thấy đâu đâu
cũng có bạo lực xảy ra: nơi gia đình, nơi
trường học, nơi các cơ quan công quyền, ngoài
xã hội. Người ta vẫn cứ muốn giải
quyết mọi thứ bằng bạo lực. Vì thế, đức
tính hiền lành và khiêm nhường hầu như vắng
bóng, không được chú trọng, không được
để ý lưu tâm. Không những thế, nhiều khi
người ta còn cho rằng: người sống hiền
lành là người đần độn, hèn nhát;
người sống khiêm nhường thì được
được coi là tự ti, rụt rè, biếng nhác.
Nhưng xét
về phương diện tu đức và dưới nhãn
quan của Kitô giáo, thì hiền lành và khiêm nhường luôn
là hai đức tính nền tảng cần thiết cho
bản thân, gia đình, Giáo hội và xã hội. Vì khiêm
nhường là mẹ của các nhân đức khác, là
nền móng để xây dựng đời sống thiêng
liêng. Người sống hiền lành thường
để lại nhiều điều tốt cho hậu
thế, như người ta nói: “Cha mẹ hiền lành
để đức cho con.” Người hiền lành và
khiêm nhường luôn biết sống hoà thuận với
tất cả mọi người, coi trọng
mọi người, không phân biệt sang hèn giàu nghèo.
Người khiêm nhường và hiền lành thì không làm
hại người khác. Người hiền lành và khiêm
nhường luôn đem lại niềm vui và bình an cho
mọi người. Không những thế, người
hiền lành và khiêm nhường luôn được Chúa ban
ơn (x. 1 Pr 5,5). Trong cuốn Nhật Ký về Lòng
Thương Xót của Thánh Nữ Faustina Kowalska, Chúa Giêsu nói
với Thánh Nữ về nhân đức hiền lành và khiêm
nhường rằng: “Con
hãy đem đến Ta các tâm hồn hiền hòa, khiêm
tốn và những tâm hồn trẻ thơ. Hãy nhận
chìm họ vào đại dương Thương Xót của
Ta. Những tâm hồn này giống Trái Tim hơn
hết. Họ tăng nghị lực cho Ta để
Ta bước vào cơn hấp hối đau thương.
Ta thấy họ như những Thiên Thần trần
thế, chầu chực quanh các bàn thờ của Ta. Ta
đổ tràn trên họ những dòng thác lũ ân sủng.
Duy chỉ những tâm hồn khiêm nhường mới có
khả năng đón nhận ân huệ của Ta. Ta
đặc biệt tín nhiệm nơi những tâm hồn
đó.”
Qua
những trình bày trên đây chúng ta thấy Đức Giêsu,
Đức Mẹ và các thánh đã quý trọng đức
hiền lành và khiêm nhường. Mặt khác, người
hiền lành và khiêm nhường mang lại nhiều lợi
ích cho gia đình, xã hội và được Chúa
thương ban ơn. Vậy, chúng ta hãy cố gắng
học tập đức tính hiền lành và khiêm
nhường của Đức Giêsu, Đức Mẹ và
các thánh. Để được như vậy, trong
những sinh hoạt thường ngày, qua các mối
tương quan trong gia đình, ngoài xã hội chúng ta hãy dẹp
bỏ tính nóng nảy để tập sống hiền lành và khiêm
nhường.
Lạy Chúa
Giêsu, xin cho mỗi người chúng con biết thực
hiện lời dạy và gương sáng của Chúa
để sống hiền lành và khiêm nhường, hầu
mang lại sự bình an cho gia đình, Giáo hội và xã hôi.
Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
|