Suy niệm CN13A của Lm Giuse Nguyễn Hữu Duyên
Lời Chúa Giêsu
trong Tin Mừng hôm nay nếu chỉ nghe thoáng qua, chúng ta dễ có
cảm tưởng là Chúa phế
bỏ mọi giá trị đã
làm nên con người tại thế. Thực vậy, ai trong
chúng ta cũng chỉ có thể xác
định được
chính mình khi quy chiếu
với những tương quan thiết thân nhất: tương quan với cha mẹ, tương quan với con cái, tương quan với chính bản thân. Một khi tước
bỏ hết những tương quan ấy, chúng ta còn
là gì? Thực ra Lời Chúa
không nhằm phế bỏ, nhưng là đặt
mỗi tương quan vào đúng
trật tự của nó.
Trong thực tế
cuộc sống nhân sinh, tùy
theo mỗi
thời đại, mỗi nền văn hóa, mỗi
thể chế, những tương quan này đã
chịu biết bao thay đỗi.
Trong bối cảnh văn hóa Á Đông xưa, người cha vẫn được nhìn nhận như là thay Trời,
nắm toàn quyền trong gia đình, thậm chí có toàn quyền
trên sự sống, sự chết của người con. Chúng
ta cũng từng nghe câu chuyện Abraham sát tế con mình là Isaac. Một cái quyền mà ngày hôm
nay hầu như mọi pháp luật đã đều bác bỏ. Đạo Hiếu là đạo
khẳng định
nhân tính con người. Kẻ bất hiếu
vô đạo không được một nền văn hóa nào
chấp nhận, và nó bị
loại trừ khỏi cõi nhân sinh. Thế nhưng đạo hiếu cũng không thể miễn trừ cho con người phải coi xã tắc
là trọng, phải coi đạo Trời là lớn, từ
đó con người
nhiều khi phải vị nghĩa diệt thân. Trong chừng
mực nào đó, những quan niệm như vậy, tuy từng khống trị suy nghĩ và
lối sống bao thời đại, nhưng vẫn chỉ là những nỗ lực nhằm thiết lập trật tự xã hội,
gia đình và an sinh của
mỗi con người.
Và cũng chịu nhiều biến động, khủng hoảng, kéo theo
biến động và khủng hoảng toàn xã hội. Ngày
nay, với tuyên ngôn nhân quyền,
với những thể chế dân chủ, một lần nữa những tương quan thiết thân ấy đã có những thay đổi tận căn: trong đăng ký kết hôn,
ngày nay không thấy nói tới cha mẹ đôi bạn; trong giáo dục
gia đình, cha mẹ không có quyền đánh con... quyền cá nhân trở
thành trung tâm của mọi
quyền lợi và nghĩa vụ.
Thực tế ấy, cho thấy
những tương
quan căn bản làm nên
cuộc sống con người luôn luôn phải tự điều chỉnh. Và Lời Đức
Giêsu phải được hiểu trong nỗ lực đem lại điểm quy chiếu chân thật nhất cho cuộc sống.
Trước khi nói
tới chữ "Từ Bỏ", chúng ta cần
phải nhắm thẳng tới đích điểm mà Chúa nêu
lên như là đối tượng của hành vi "Từ
Bỏ" này: "mà theo Thầy".
"Theo Thầy" là
đi trên con đường đồng
hành với Thiên Chúa để
"Yêu Thương",
"Hiến dâng mạng sống vì anh em","Rửa
chân cho nhau", "đón tiếp anh em", để "cho một trong
những kẻ bé nhỏ này
uống, dù chỉ một chén nước lã thôi, vì
kẻ ấy là môn đệ
của Thầy"...
"Từ Bỏ"
là để có "Tình yêu"
lớn hơn, "Tình Yêu" của chính Thiên Chúa "Đấng Sáng Tạo", và đấy là trở về với Tình Yêu mà con người
đã được
tạo dựng, đước trao ban, để là "Hình Ảnh" của Thiên Chúa. Tình Yêu
"mà bởi đó người nam đã bỏ
cha mẹ mình, để kết hợp với người nữ...". Thánh Phaolô đã
nói về tình yêu ấy
nơi người Kitô hữu như thế này "chúng ta được dìm vào nước
thanh tẩy, để thuộc về Đức Ki-tô Giê-su, là
chúng ta được dìm vào trong cái
chết của Người sao? Vì được dìm vào trong cái
chết của Người, chúng ta đã cùng
được mai táng với Người." Đi
theo Đức Giêsu, tuy là
phải bỏ nhưng là để
nhận lãnh gấp trăm "Và phàm ai
bỏ nhà cửa, anh em, chị em,
cha mẹ, con cái hay ruộng đất, vì danh Thầy,
thì sẽ được gấp bội và còn
được sự
sống vĩnh cửu làm gia
nghiệp." Đó
là quy luật
của Tình Yêu "Nếu hạt lúa mì
rơi xuống đất mà không thối rữa đi, nó chẳng sinh bông trái..."
Người môn đệ
sẽ đón nhận mọi tương quan thân thiết nhất của mình trong Đức
Giêsu. Bài học này đã
trở nên hiện thực dưới chân Thánh Giá: vào
lúc đó cả người mẹ, lẫn người môn đệ đã nghe lời gọi "Người ấy là con bà" và "Người ấy là Mẹ con". Và chúng ta
đã thấy ở đó Đức Giêsu đã đổi
mới mọi tương quan, làm cho nó
mang chiều kích siêu việt
của Tình Yêu Thiên Chúa,
trở nên nguồn sự sống và hạnh
phúc thật cho nhân loại.
Quả thật, có
thể con người
vẫn cố chấp trong nỗi hoài nghi đối với Tình Yêu sáng tạo
của Thiên Chúa. Câu chuyện người
đàn bà giàu có Sunêm
chỉ là trong muôn một.
Nhưng Lời Chúa đã nên
hiện thực nhờ niềm tin của Êlisa, và Lời Chúa
cũng đã nên hiện thực nhờ niềm tin của Đức Maria, của mọi thế hệ môn đệ
trong lòng Hội Thánh, mà gần đây
nhất trong lòng tin của Cha Thánh Pio, con người tuy giam hãm mình
trong 4 bức tường khổ tu, lại làm
nên chung quanh mình một
đại gia đình thân yêu, mà hằng
triệu triệu con
tim đã say mến đến với Ngài.
|