MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Vững Lòng Trông Cậy Chúa
Thứ Tư, Ngày 28 tháng 6-2017
Vng lòng trông cy Chúa

DÙ ĐANG SỐNG GIỮA KHÓ KHĂN

1. Bàn về sự sợ.

Con người có nhiều nỗi sợ: sợ khổ, sợ chết, sợ thất bại, sợ cô đơn, sợ dấn thân v.v.

Cái sợ làm tê liệt con người: không có sức làm việc không suy nghĩ sáng suốt, không giải quyết được tình huống v.v.

Ngay cả những người làm việc tông đồ cũng không tránh khỏi nỗi sợ: sợ không đủ khả năng, sợ người ta không nghe mình, sợ bị chống đối bởi những người không: có thiện cảm với Tin Mừng v.v. Vì sợ như thế nên có người không dám mạnh dạn rao giảng, có người trốn tránh sứ mạng.

Trong bài Tin Mừng này, Đức Giêsu bảo "đừng sợ". Ngài không chỉ cho chúng ta cách làm thế nào để khỏi sợ. Lý do duy nhất Ngài đưa ra là gương của Ngài:

- Chúng ta là môn đệ của Ngài. Vì thế việc chúng ta gặp khó khăn và bách hại không có gì lạ, vì Thầy của chúng ta cũng đã từng bị như thế và còn bị nặng hơn chúng ta nhiều. Vì vậy, nếu là môn đệ Đức Giêsu thì đừng tìm cách trốn tránh khó khăn và bách hại.

- Hãy noi gương Đức Giêsu mà can đảm giữ vững lập trường của mình và tiếp tục sứ mạng của mình, không phải bận tâm về bất cứ điều gì khác:

a/ không cần bận tâm đến mạng sống bởi vì ngay cả mạng sống một con chim sẻ nhỏ bé mà còn do Chúa định đoạt, huống chi mạng sống con người;

b/ không cần bận tâm đến sự chống đối của người đời, vì "Ai tuyền xưng Thầy trước mặt người đời thì Thầy sẽ tuyên xưng người ấy trước mặt Cha Thầy".

Cha Charles de Foucauld đã nói: "Cách làm chứng tốt nhất cho Chúa là chúng ta không bao giờ sợ gì cả"

2. Suy nghĩ về Chúa Quan Phòng

Nhiều người có một thái độ rất đặc biệt: gặp chuyện vui hay chuyện buồn, họ cũng đều nói "Đó là ý Chúa"; thành công hay thất bại, họ cũng nói "đó là ý

Chúa"; trước mọi khó khăn, nguy hiểm, họ nói "Để Chúa lo Phải chăng thái độ đó là quá ngây thơ: đành rằng có Chúa đó, nhưng bản thân mình cũng phải xoay trở chứ! "Hãy tự giúp mình trước, rồi Chúa sẽ giúp thêm"!

Nhưng suy cho cùng, thái độ tin tưởng phó thác vào Chúa quan phòng có những cơ sở rất vững vàng: Người phó thác vào Chúa quan phòng tin rằng Chúa luôn hiện diện bên cạnh con người trong mọi tình huống. Tin như thế là rất đúng, vì Thánh Kinh hằng lặp đi lặp lại biết bao lần chân lý ấy: "Ta hằng ở với con", "Thầy sẽ ở với chúng con mọi ngày cho đến tận thế

- Người phó thác vào Chúa cũng tin rằng Chúa có kế hoạch của Ngài và không điều gì xảy ra ngoài kế hoạch của Thiên Chúa. Tin như thế cũng rất đúng: "Không con chim sẻ nào rơi xuống đất mà Cha các con không biết đến. Phần các con, tóc tiên đầu các con đã được đếm cả rồi". (bài Tin Mừng hôm nay)

- Người phó thác vào Chúa còn xác tín rằng Thiên Chúa là Cha và mình là con. Một người Cha toàn năng và hết sức yêu thương con như thiên Chúa thì chắc chắn biết cách an bài cho con cái mình những điều tốt nhất: "Cha chúng con trên trời thừa biết chúng con cần gì"

3. Im hay nói?

Ngày nay, Kitô hữu nói về Thiên Chúa ít hơn xưa. Tuy nhiên Đức Giêsu yêu cầu ta "Hãy la lớn trên mái nhà" điều gì đã "thì thầm vào tai". Lời chúc dữ của Người: "Ai từ chối Ta trước mặt người đời, Ta cũng sẽ từ chối họ trước mặt Cha Ta trên trời".

Im hay nói? Có nhiều loại im lặng. Im lặng sợ hãi, im lặng lãnh đạm, im lặng phản bội. Cũng có những im lặng mừng vui, im lặng sung mãn, im lặng yêu thương, im lặng dấu kín một bí mật. Những phút mãnh liệt nhất trong đời là những lúc "không còn lời lẽ". Lúc ấy im lặng còn diễn tả hơn mọi lời lẽ: nó cho ta nghe điều không diễn tả được.

Làm sao trẻ em và giới trẻ biết được Đức Giêsu nếu ta cứ im lặng mãi? Ta đề nghị niềm hy vọng nào nếu ta lặng thinh? Im lặng cần có từ ngữ mới có sức mạnh: nếu không có bản giao hưởng, làm sao nghe được sự im lặng tràn ngập căn phòng sau hợp âm cuối cùng?

Đức Giêsu đã chẳng nói đó sao: "Tất cả những gì che dấu sẽ được tỏ lộ. Tất cả những gì dấu diềm rồi mọi người sẽ biết". Phải chăng ta không cầll như thánh Phaolô, nói "vào lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện" để rao giảng Phúc âm cho cả nhân loại qua mọi thế hệ?

Cần phải loan báo thứ sứ điệp vượt quá mọi từ ngữ và mọi giáo thuyết. Nhà khôn ngoan lớn tuổi viết sách Giảng viên đã nói: "Có thời để nói, có thời để im lặng". Những thời điểm này nối tiếp nhau trong cuộc đời con người cũng như trong Giáo Hội từ ngàn đời. Vì đôi khi ta nói quá nhiều, rồi sẽ tới ngày những từ ngữ biến nghĩa và chẳng còn "nói lên được điều gì nữa". Chính sự sống và sự im lặng để làm chín muồi những lời lẽ mới mẻ và tươi trẻ.

Ta đang ở vào một mùa lịch sử mà nhiều từ ngữ không nói lên điều gì nữa: vì đôi khi trong quá khứ người ta đã dùng sai từ ngữ, và vì ta đã bước vào một lối hiện hữu mới nơi mọi người đang thay đổi lối sống, lối suy nghĩ, diễn tả và, truyền đạt.

Mong sao Kitô hữu cố gắng mỗi ngày sống Phúc âm hơn. Thánh Thần của Đức Giêsu sẽ khơi dậy trong lòng họ sự im lặng hoặc từ ngữ. Lời đầu tiên của họ vẫn luôn luôn là sự sống của họ. Còn những lời khác sẽ không ngừng tái tạo, từ thời đại này qua thời đại khác, mà khống bao giờ bị sa lầy trong những từ ngữ bị thói quen làm cho lu mờ.

4. Chuyện minh họa

a/ Đức Giám mục Oscar Romero

Khi mới lên làm Tổng Giám Mục giáo phận San Salvador, Đức Cha Oscar Romero vẫn còn theo lập trường bảo thủ. Nhưng chẳng bao lâu sau, khi nhìn thấy những bất công xã hội, ngài đã thay đổi. Mỗi ngày Chúa nhật, ngài giảng ở nhà thờ chánh tòa tố cáo những tội ác đã di diễn ra mà đa số là do các viên chức chính phủ. Các bài giảng của ngài như một luồng điện mạnh chạm đến toàn xã hội.

Khi ngài nói, hầu như mọi người đều ngưng việc để lắng nghe. Ngài bị đặt vào tình trạng bị đe đọa thường xuyên. Một vài bạn bè thân thích của ngài đã bị giết chết. Nhưng ngài vẫn không im tiếng, cũng không lánh đi nơi khác an toàn hơn. Ngài nói: “một mục tử chân chính khi thấy nguy hiểm không thể bỏ đoàn chiên để cứu lấy mạng sống mình. Tôi sẽ ở lại với dân tôi". Và ngài đã bị chết dưới lằn đạn tháng ba năm 1980 đúng lúc dâng Thánh Lễ.

b/ Trái tim chuột

Có một con chuột kia rất sợ mèo. Một vị thần tội nghiệp nó nên biến nó thành mèo. Thành mèo rồi nó lại sợ chó. Vị thần biến nó thành chó. Thành chó rồi nó lại sợ cọp. Vị thần cho nó thành cọp. Nhưng thành cọp rồi nó lại sợ người thợ săn. Vị thần đành chịu thua: "Ta có biến mi thành bất cứ thứ gì đi nữa thì cũng không giúp mi hết sợ, bởi vì trái tim của mi vẫn là trái tim chuột".


 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Bước Theo Chúa (6/30/2017)
Ân Tình (6/30/2017)
"ai Giữ Lấy Mạng Sống Mình, Thì Sẽ Mất" --- Suy Niệm Của Jkn (6/30/2017)
Trái Tim Nhân Hiền (6/29/2017)
7 Cách Bố Thí Mà Chúng Ta Nên Làm Mỗi Ngày. (6/29/2017)
Tin/Bài cùng ngày
Khát Khao (chúa Nhật Xiii Tn, Năm A) (6/28/2017)
Hiệp Sống Tin Mừng --- Lễ Thánh Phê-rô Và Phao-lô (29/06) (6/28/2017)
Hiệp Sống Tin Mừng Chúa Nhật 13 Thường Niên A: Chấp Nhận Vác Thập Giá Theo Chúa Để Sống Vui (6/28/2017)
Ngày Quốc Khánh (6/28/2017)
Thiên Chúa Quan Phòng (6/28/2017)
Tin/Bài khác
Gà Gáy Và Ngã Ngựa (6/27/2017)
Suy Niệm Của Lm Giuse Nguyễn Hữu Duyên ----- (6/27/2017)
Sự Hăm Dọa Gây Ra Sợ Hãi (6/27/2017)
Sứ Giả (6/27/2017)
Sống Trong Tin Tưởng (6/27/2017)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768