Thiên Chúa quan phòng
Đọc
lại Phúc âm, hẳn chúng ta còn nhớ: khi sai các môn
đệ đi thực tập truyền giáo, Chúa Giêsu
đã căn dặn các ông đừng mang theo bao bị,
bạc tiền, nghĩa là Ngài đòi các ông phải ra đi
trong một tình trạng bấp bênh nhất. Sở dĩ
như vậy là để các ông tin tưởng tuyệt
đối vào sự quan phòng của Ngài.
Chúng ta cũng
thế. Sống giữa những gian nan và thử thách,
khổ đau và hiểm nguy, rất có thể chúng ta sẽ
bị gục ngã. Tuy nhiên, nếu có chết, thì cũng
chỉ là một cái chết về phần xác mà thôi.
Thế
nhưng, đối với những người có
đức tin, nhận biết giá trị đích thực
của linh hồn, thì cái chết này không đáng sợ. Thân
xác có chết nhưng giữ được linh hồn là
giữ được tất cả. Trái lại, mất
linh hồn là mất hết.
Tuy nhiên, trong
thực tế, chúng ta thường có khuynh hướng
để tâm lo lắng cho thân xác một cách thái quá, mà lãng
quên phần linh hồn của mình, đúng như lời
Chúa đã cảnh báo:
- Tinh thần
thì mau lẹ, nhưng xác thịt lại yếu
đuối.
Ngày nay,
người ta ít tin tưởng vào việc Chúa quan phòng, nên
họ cũng không chấp nhận những giá trị và ý
nghĩa của đau khổ. Họ mang tâm trạng
bất mãn và muốn nổi loạn chống lại Thiên
Chúa. Đối với chúng ta thì khác. Là người Kitô hữu,
chúng ta tin tưởng vào việc quan phòng của Chúa. Chúng
ta xác tín rằng Ngài hằng yêu thương và chăm sóc
chúng ta.,
Đó không
phải là một sự quan phòng yếu ớt đến
độ Ngài không thể trợ giúp chúng ta được
gì cả, nhưng là một màu nhiệm phong phú và ngập tràn
tình thương. Chúng ta có một người Cha trên
trời. Ngài là nguồn mọi tình phụ tử. Nếu
một người cha phần xác mà còn biết yêu
thương và chăm sóc cho con cái mình, thì huống nữa
là Thiên Chúa, người Cha chúng ta ở trên trời, Ngài
dư quyền năng và ngập tràn tình thương,
lẽ nào Ngài lại chẳng đoái nhìn và chăm sóc cho con
cái mình hay sao?
Là con Thiên Chúa,
chúng ta có quyền được Ngài gìn giữ và chở
che. Bởi đó, chúng ta phải biết đánh giá đúng
mức những thực tại trần gian. Nước Thiên
Chúa hay nói một cách mạnh mẽ hơn, chính Thiên Chúa
phải chiếm chỗ nhất trong tâm hồn và trong
cuộc đời chúng ta, rồi sau đó mới
đến những tạo vật khác.
Và những
thụ tạo ấy cũng phải được chúng ta
nhìn dưới ánh sáng của Chúa. Chim trì không gieo không
gặt, mà cũng được Thiên Chúa chăm sóc và nuôi
ăn. Cánh hoa đồng nội không dệt không may mà
cũng được Thiên Chúa chăm sóc và tô điểm
bằng những màu sắc lộng lẫy. Vậy chúng ta lại
chẳng đáng giá hơn chim trời và cánh hoa đồng
nội đó sao?
Dù gặp
phải cảnh nghèo túng hay gặp phải tai ương
hoạn nạn, chúng ta vẫn có thể vui mừng cảm
tạ Chúa vì Ngài biết những việc Ngài làm và những
sự chúng ta cần đến.
Ngày kia, thánh Vianney tới thăm
một em nhỏ nằm liệt trên giường bệnh,
không còn cơ may được cứu sống. Cha hỏi
em:
- Con có đau lắm không?
Em trả lời:
- Thưa cha, không ạ. Bởi vì
cơn đau hôm qua, thì hôm nay con không còn cảm thấy
nữa. Còn cơn đau hôm nay, thì ngày mai con cũng sẽ
chẳng cảm thấy gì.
- Thế con có muốn
được khỏi bệnh hay không?
- Thưa cha, không. Bởi vì
trước kia con bị đau dữ lắm. Sợ
rằng khỏi bệnh, con sẽ bị đau dữ
hơn. Cứ thế này cũng được.
Và cha Vianney đã nhận xét:
- Chúng ta phải lấy làm xấu
hổ khi so sánh mình với em nhỏ đầy lòng tin
tưởng vào Chúa quan phòng. Hãy yêu mến thánh giá, vì đó
là ơn lành Chúa ban cho những người bạn hữu
nghĩa thiết, dưới ánh sáng đức tin, thì
mọi sự đều là hồng ân của Chúa.
Riêng trong lãnh
vực tông đồ truyền giáo, chúng ta hãy ý thức:
Chúng ta là những thành viên trong “công ty” của Chúa. Việc
chúng ta làm là việc của Chúa. Chính Chúa mới là Đấng
quản trị mọi sự. Ngài là người
đầu tiên bị thiệt thòi hay được
hưởng lời. Ngài là người chịu trách
nhiệm nhiều nhất.
Do đó,
cuộc sống của chúng ta liên hệ tới Ngài
nhiều hơn là liên hệ tới chính bản thân chúng ta.
Không có điều gì xảy ra ngoài ý muốn của Ngài.
Ngài điều khiển mọi việc chúng ta làm. Chúng ta
thành công là chính Ngài thành công. Chúng ta thất bại là chính
Ngài thất bại.
Từ đó,
Chúa luôn đòi hỏi nơi mỗi người chúng ta hai
thái độ chính yếu:
- Thái
độ thứ nhất, đó là phải thừa
nhật quyền ưu tiên của Chúa, của Nước
Trời. Đây phải là việc chúng ta lo liệu
trước tiên vì chỉ có Ngài, chỉ có nước Ngài
mới đáng kể. Giữ được linh hồn
mình là giữ được tất cả. Còn mất linh
hồn là mất hết.
- Thái
độ thứ hai, đó là phải xác tin rằng
Chúa sẽ không bao giờ để cho chúng ta phải
thiếu những gì chính đáng và cần thiết. Và
nếu có thiếu chăng nữa, thì ơn lành của Ngài
cũng sẽ bù lại. Vậy hãy để cho Chúa hành
động và hướng dẫn dòng đời chúng ta.
Với hai thái
độ trên, chúng ta có thể mỉm cười và
cảm tạ Chúa giữa những đau khổ và thử
thách mình phải gánh chịu.
|