Sự hăm dọa gây ra sợ hãi
Sợ
hãi có thể làm tê liệt chúng ta. Nó có thể làm cho
chúng ta cứng đờ và trở nên bất động.
Nó có thể ngăn cản cả việc suy nghĩ lẫn
hành động theo niềm tin Công giáo
của chúng ta.
Một
hình thức thiệt hại nghiêm trọng của sợ hãi
đến từ sự hăm doạ. Đó là một
loại sợ hãi mà nó có liên quan đến Chúa Giêsu trong bài
Phúc âm hôm nay. Khi Chúa Giêsu nói: “Đừng để cho
người ta hăm dọa ngươi”, có lẽ
người đang nghĩ đến vị tiên tri cao
cả là Giêrêmia. Con người của Thiên Chúa này bất
chấp sự đe doạ bằng cách tấn công
những âm mưu làm hại mạng sống của ông, vì
thế ông không sợ phát ngôn nhân danh Thiên Chúa.
Giêrêmia
đã tố cáo tội lỗi của dân tộc ông, cho
biết họ đã chống lại Chúa đang ở trên
họ. Ông nhấn mạnh rằng tội chống
đối nhau giữa họ cũng là chống đối
lại Thiên Chúa. Ông kết án
việc trông cậy vào sức mạnh quân đội
hơn là vào sức mạnh Thiên Chúa và ông tiên báo thành
Giêrusalem sẽ bị phá huỷ (điều này đã
xảy ta vào năm 587 BC).
Giêrêmia
đã bị kẻ thù cưỡng bách đi lưu đày
ở Ai Cập. Theo truyền thống, ông đã bị
giết chết bởi chình những người
đồng hương của mình. Những kẻ
xấu thì không còn nhớ giao ước với Thiên Chúa
nữa, nhưng Giêrêmia vẫn nhớ. Ông sống không
phải chỉ trong những trang Thánh Kinh nhưng với
Chúa Giêsu trên thiên đàng, Đấng Mêsia mà ông chưa
hề biết khi ở trần gian này nhưng ông đã
trung thành với Đấng ấy mặc dù không biết
điều ấy.
Những
người khác đến sau Giêtêmia đang hiểu
biết và yêu mến Chúa Giêsu cũng đã đạt
đến chiều cao lớn lao của
hành động anh hùng là sinh lại trong niềm tin sâu xa. Chỉ trong một thế kỷ XX này mà thôi
cũng có rất nhiều mẫu gương như
thế. Tổng
giám mục Oscar Romero ở El Salvador là một vị tử đạo vì sự công bình xã
hội. Ngài đã bị
những kẻ vô lương giết chết khi thấy
sự bảo vệ người nghèo của vị
Tổng giám mục là một đe dọa cho những tham vọng
của họ. Trong cuộc chiến tranh thế
giới lần thứ II, thánh Maximilian Kolbe, một linh
mục Balan bất chấp sự đe dọa của
những người lính phát xít đã hiến mạng
sống mình để đổi mạng cho một người
bạn tù, là người chồng và là cha của nhiều
đứa con, và người sĩ quan chỉ huy của
trại tập trung đã cho thi hành án.
Một cô gái trẻ ở Ý đã
bất chấp sự đe dọa của một
người đàn ông, khi ông đe dọa sẽ giết cô
ta nếu cô từ chối quan hệ tình dục với ông ta. Và
ông đã giết cô vì cô đã chống cự mãnh liệt,
hôm đó là ngày 6 tháng 6 năm 1902. Maria Goretti
đã được Đức Thánh Cha Piô XII phong thánh vào
năm 1950. Mẹ của cô và Alexander Sereneli,
người đàn ông đã giết thánh nhân, cùng hiện
diện trong cuộc lễ tuyên phong hiển thánh này.
Những
người đã dâng hiến và vô số những
người nam và người nữ giống như họ
đã có mặt suốt chiều dài của lịch sử,
đã tin vào lời của Chúa Giêsu: “Bất cứ ai tuyên
xưng Ta trước mặt người đời thì Ta
cũng sẽ tuyên xưng nó trước mặt Cha Ta ở
trên trời cũng như vậy”.
Ngày
hôm nay chúng ta đang bị đe dọa bởi những
phong trào trong xã hội của chúng ta. Chọn trước những
người ủng hộ sẽ làm cho chúng ta cảm
thấy rằng chúng ta xâm phạm quyền bình đẳng
của người phụ nữ khi chúng ta nhấn
mạnh phá thai là một tội ác không
thể nào chịu nổi. Chủ nghĩa cá nhân đang ăn mòn và là sức mạnh chống lại
sự quan tâm đến những người nghèo khổ,
những người không nhà và những người đói
khát. Chủ nghĩa bài ngoại và tham lam sẽ trút cơn
giận dữ của họ lên những người
nhập cư, chính vì những điều đó mà Giáo
hội luôn bênh vực cho những quyền lợi của
con người.
Chúa Giêsu nói
với chúng ta khi chúng ta họp nhau lại để
thờ lạy Người: “Thầy thấy các con đang
hiện diện nơi đây trong nhà thờ này như là dân
Thiên Chúa. Thầy sẽ tiếp tục tuyên xưng các con
trước mặt Cha Thầy trên trời bao lâu các con còn
tiếp tục theo sát giáo huấn
của Thầy, chứ không theo những người
chống đối Phúc âm. Cũng đừng
để họ đe dọa các con”.
|