Nhận
và chối – Anmai.
Một
sĩ quan quân đội Nga đến gặp một
vị mục sư Hungary và xin được
nói chuyện riêng với ông. Viên sĩ quan là một chàng trai trẻ, tướng
khí hung hãn và dương dương tự đắc trong
tư thế của kẻ chiến thắng.
Khi cửa phòng
khách đã được đóng lại rồi, viên sĩ
quan chỉ cây thánh giá treo trên tường và nói với
vị mục sư rằng: “Ông biết không, cái đó là
sự dối trá do các mục sư bày đặt ra
để làm mê hoặc đám dân nghèo, để giúp
những người giàu dễ dàng kềm hãm họ trong
tình trạng ngu dốt. Bây giờ chỉ có tôi và ông, ông hãy
thú nhận với tôi rằng: ông không hề bao giờ tin
rằng Chúa Giêsu Kitô là con Thiên Chúa”.
Vị mục
sư cười và trả lời rằng: “Ông bạn
ơi, tôi tin thật đấy, vì đó là sự thật”.
“Ông đừng có lừa dối tôi, cũng
đừng diễu cợt tôi”, viên sĩ quan hét lên.
Anh ta rút ra một khẩu súng lục, chĩa vào vị
mục sư và hăm doạ: “Nếu ông không nhận
rằng đó chỉ là một sự dối trá, thì tôi
sẽ nổ súng”.
Vi mục sư điềm tĩnh
trả lời: “Tôi không thể nói như thế, vì không
đúng. Đức Giêsu thật sự là Con
Thiên Chúa”.
Viên sĩ quan
vứt khẩu súng xuống sàn nhà và chạy đến ôm
vị mục sư. Anh ta vừa khóc vừa nói: “Đúng
thế, đúng thế. Tôi cũng tin như vậy,
nhưng tôi đã không thể tin rằng có những
người dám chết vì đức tin cho đến khi
chính tôi khám phá ra điều này. Tôi xin cám
ơn ngài. Ngài đã củng cố lòng
tin của tôi. Bây giờ chính tôi cũng
có thể chết cho Đức Kitô. Ngài đã
chứng minh cho tôi rằng: Điều này có thể làm
được”.
“Các vị tử đạo nhắc nhở
chúng ta rằng: chết vì niềm tin là hồng ân được trao ban cho thiểu số,
nhưng sống niềm tin là ơn gọi của mọi
tín hữu”.
Công đồng Vatican II đã mở ra
một kỷ nguyên mới, đã mang đến cho Hội
Thánh và mỗi tín hữu một mùa xuân mới, đã nêu
bật và tạo cho mọi tín hữu nhiều cơ
hội để biểu lộ niềm tin qua hành
động sống đạo và hành đạo. Nhờ quan điểm nay. Đạo
đã không bị giới hạn trong nhà thờ và trong
những giờ kinh, nhưng đạo và niềm tin đã
được đem ra sống và thực hành trong mọi
lúc và trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.
Nhưng câu vấn nạn thường gây
nhiều thắc mắc vẫn là: sống niềm tin và
thực hành niềm tin nào?
Quan trọng nhất có lẽ là
tin vào Thiên Chúa tình yêu. Đối với mỗi
người trong chúng ta Thiên Chúa tình yêu nào có một
chương trình để dẵn dắt chúng ta đi trong
tin yêu và đạt được tình yêu hoàn hảo.
Rồi bước thứ hai là thực hành tình yêu với
câu hỏi đơn sơ: nếu Chúa là tôi, thì trong hoàn
cảnh cụ thể này, Ngài sẽ xử trí và hành
động như thế nào?
Trang Tin mừng hôm nay mời gọi mỗi
người chúng ta về vấn nạn niềm tin. Chúa
hỏi chúng ta rằng chúng ta có can đảm tuyên tín, tuyên
xưng Chúa trước mặt thiên hạ hay là chúng ta
chối Chúa trước mặt thiên hạ?
Tưởng chừng vấn nạn này
đơn giản nhưng phải nói là vấn nạn này
là vấn nạn lớn của cuộc đời mỗi
người chúng ta.
Chưa đề cập
đến lòng tin vào Thiên Chúa, chỉ đề cập
đến đời sống thường nhật của
chúng ta thôi chúng ta sẽ thấy một sự thật
thật phũ phàng.
Phải nhìn nhận với nhau một
điều là ngày hôm nay con người ta không biết do
ảnh hưởng từ đâu mà người ta sống
với nhau thật vô trách nhiệm, hay trốn tránh trách nhiệm.
Nhan nhản các phương tiện thông tin đại chúng
như tivi, báo chí đưa tin đấy, quá nhiều, quá
nhiều người đã không can đảm đón
nhận sự thật, đón nhận trách nhiệm của
mình và cứ cố đẩy đưa trách nhiệm cho
người khác được bao nhiêu hay bấy nhiêu.
Không biết thời trước có vậy
không nhưng thời này con người sống thiếu
trách nhiệm quá! cái sự vô trách
nhiệm hình như nó được luyện từ ngày còn
bé thì phải. Nhiều và nhiều vị phụ huynh có con
trẻ, khi cho chúng ăn, khi cho chúng chạy nhảy, khi cho
chúng chơi … thế nào chúng cũng bị vấp té.
Vấp té vì hấp tấp, vì lăng tăng, vì thiếu
quan sát chướng ngại vật của trẻ vậy
mà đa số các ông bố, các bà mẹ sau khi thấy con té
thì vực con dậy và lấy tay đập vào cạnh bàn,
đập vào cái ghế và dạy cho con trẻ biết
rằng nó chính là thủ phạm gây cho con trẻ té chứ
không phải là lỗi do chính con trẻ.
Tưởng chừng là chuyện nhỏ
nhưng dần dần cái lối sống, lối nghĩ,
lối hành động của trẻ nó sẽ in sâu vào
tư tưởng của trẻ là vô trách nhiệm,
chối bây bẩy những hành vi của
mình. Từ những chuyện nhỏ đó nó vô tình đã
dẫn đến cho con người tác hại vô cùng to
lớn đó là trốn trách trách nhiệm.
Nhìn rộng hơn một chút
chúng ta sẽ thấy ngay trong gia đình ngày hôm nay. Khi
vui, khi hạnh phúc thì ai cũng giành phần của mình
rằng mình là tác nhân mang đến hạnh phúc trong gia
đình nhưng khi khốn khó một chút, khi gặp
điều chẳng may chẳng lành thì từ chồng
đến vợ đến con chẳng ai dám đứng
ra lãnh cái trách nhiệm về mình cả. Vì
trốn tránh trách nhiệm, từ chối bổn phận
của mình trong gia đình nên rồi chuyện nhỏ nó xé
ra thật to. Lỗ nó nhỏ vậy mà
nó gây đắm thuyền ngày nào không hay. Mạnh chồng chồng chối, mạnh vợ
vợ chối, mạnh con con chối bổn phận và
trách nhiệm trong gia đình để rồi dẫn nhau ra
toà. Ra đến toà cũng chẳng tránh
khỏi cái kịch bản chối.
Ngày hôm nay, nhiều đôi hôn phối chia ly vì
cái nguyên nhân căn bản đó là chẳng ai chịu nhìn
vào bổn phận và vị trí phải có của mình trong gia
đình. Vì chối từ đời sống gia đình thì
chẳng chóng thì chày một ngày nào đó cũng chia tay.
Mở rộng ra một chút, khi
sống trong xã hội, hoà nhập với xã hội trong công
việc làm ăn. Thử hỏi mấy
người trong công ty, trong xí nghiệp dám đứng ra
lãnh phần trách nhiệm của mình sau khi để
lại hậu quả không tốt. Buồn
cười ở chỗ là khi có nguồn lợi, khi
đạt thành tích thì ai ai cũng đua nhau chen
vai vào giành một phần của mình đã đóng góp
để được cái thành tích ấy. Để
rồi cuối cùng con người cứ quấn quýt
với nhau trong cái vòng xoắn của sự vô trách
nhiệm.
Nhìn lên một chút nữa,
những vị có trách nhiệm với nước với
dân. Đã là người thì chẳng ai
tránh khỏi thiếu sót, sơ xuất nhưng nhiều
vụ án, nhiều sự việc xảy ra để
lại những hậu quả khôn lường vậy mà
người ta chỉ bị khiển trách vì vô ý đã gây
hậu quả to lớn cho dân và cho nước.
Nhìn vào đời sống kitô
hữu, lời Chúa trong trang Tin mừng hôm nay quả là
một lời nhắc nhớ mỗi người chúng ta.
Chúng ta là công dân Việt Nam:
Đúng! nhưng thật sự nó chỉ
đúng ở khía cạnh vật chất, khía cạnh con
người còn khía cạnh tâm linh, thiêng liêng thì phải nói
chúng ta là công dân nước trời. Nước
Trời có Thiên Chúa làm chủ như Chúa Giêsu nói Cha Thầy,
Đấng ngự trên trời. Chúng ta
sống trong thế gian nhưng không thuộc về thế
gian vì nước của chúng ta không thuộc về thế
gian này như Chúa Giêsu đã nhiều lần nhắc nhở
chúng ta. Chúng ta được Chúa mời gọi là
chúng ta phải tuyên xưng Chúa trước mặt thế
gian này để mai kia Chúa cũng sẽ
tuyên xưng chúng ta trước mặt Thiên Chúa Cha.
Quả thật, chuyện tuyên
xưng Chúa trước mặt thế gian này không phải
là chuyện đơn giản. Chúng ta phải làm
chứng về Chúa như vị mục sư đã can
đảm tuyên xưng lòng tin vào Chúa trước mặt
thế gian dẫu rằng họng súng, cái chết gần kề
với ông.
Chúa Giêsu không thử thách chúng ta nghiệt ngã
như viên sĩ quan thử thách vị mục sư kia là phải chết nếu không tuyên
xưng. Chúa mời gọi chúng ta tuyên xưng lòng tin của
chúng ta vào Chúa ngay trong đời sống thường
nhật nhỏ bé hằng ngày.
Có nhiều người ngày hôm nay không dám làm
dấu Thánh giá trước khi ăn
cơm vì ngại! Dấu Thánh Giá và lời tạ ơn
trước khi ăn là một nghĩa
cử đẹp của một người biết ơn
và một người nhìn nhận Chúa là Chúa của
đời mình. Biết ơn trước mỗi bữa ăn
điều này thật đúng và phải đạo vì
lẽ ta có bữa ăn tạm gọi là cũng chẳng
cao lương mỹ vị gì nhưng nhiều
người khó nghèo hơn chúng ta, những nạn nhân
của những cơn bão lụt, những vụ
động đất làm gì mà có như ta, họ nằm
mơ cũng chẳng có được như ta để
rồi ta cảm ơn cũng chẳng thừa. Khi làm dấu
ta tuyên xưng Chúa là chủ đời ta cũng đúng thôi
vì thật ra cuộc đời của ta có nằm ngoài bàn tay của Chúa đâu như Chúa nhắc chúng
ta: “thì đối với anh em cũng vậy, ngay
đến tóc trên đầu của anh em, Người
cũng đếm cả rồi. Vậy anh em đừng
sợ, anh em còn quý giá hơn muôn vàn chim sẻ” (Mt 10,30.31).
Có người thì tham dự
Thánh lễ cắt đầu cắt đuôi. Có khi cha giảng mới đến và khi mọi
người rước lễ thì kéo nhau về. Hành động như thế tự nó nó nói lên
sự chối Chúa trước mặt người
đời. Thử hỏi ai trong chúng ta
đãi tiệc mà thực khách đến muộn về
sớm không? Thử hỏi Chúa có buồn không khi con
cái Chúa cư xử với Chúa như vậy?
Chưa hết, không phải
đi lễ cắt trước cắt sau như thế mà
thậm chí còn bỏ lễ Chúa nhật. Người
ta vẫn thường nói “ăn cắp
quen tay, ngủ ngày quen mắt” để rồi có những
người vô tư bỏ lễ Chúa nhật. Vì lẽ thường thì bỏ một lần xong
lại cứ bỏ tiếp thôi, dần dần cái thói quen
xấu bỏ lễ nó thâm nhập vào người ta lúc nào
mà người ta không biết. Giữ
đạo như thế phải chăng là một cách
chối Chúa trước mặt người đời.
Còn những người đi
lễ, thật sự thì có đi lễ đấy nhưng
có làm cho thánh lễ nối dài trong cuộc sống hay là
bước chân ra khỏi nhà thờ thì mọi chuyện
đâu vào đấy. Sống Thánh lễ
nối dài đó chính là một cách tuyên xưng Chúa
trước mặt người đời.
Chắc có lẽ Chúa không đòi buộc con
cái Chúa sau khi tham dự Thánh lễ ra khỏi cổng nhà
thờ là hô hoán lên rằng tôi mới đi lễ xong, tôi là
người Công Giáo. Ngày nay cũng chẳng còn cấm đạo
như thời Minh Mạng hay những thời khó khăn
để Chúa đòi hỏi kitô hữu phải đổ
máu đào để minh chứng về Chúa.
Phải nhìn nhận thẳng
rằng chính những lúc cấm đạo, những lúc
bắt đạo thì đời sống đạo của
Kitô hữu rất cao, không chỉ là đời sống
đạo mà cách hành đạo rất tốt. Ngày xưa càng cấm đạo người ta
càng giữ đạo và càng làm chứng về đạo.
Ngày nay tình hình tự do tôn giáo được mở ra
một chút thì đời sống đạo lại tụt
dốc. Ngày hôm nay có nhiều phương
tiện hơn, có nhiều cơ hội đến nhà
thờ hơn nhưng người ta lại ít đến
với nhà thờ hơn.
Đức Giáo Hoàng Phaolô VI nói rằng ngày nay
người ta không cần thầy dạy nữa mà
người ta cần chứng nhân! Chứng
nhân của Chúa là gì? nhận Chúa là
Chúa, là chủ tể đời mình là gì? Phải chăng
đó chính là ăn tiếng nói, cư xử, hành vi của kitô hữu mới chính là cách tuyên
xưng Chúa trước mặt người đời.
Và Chúa Giêsu đã hơn một lần nhắc
nhở các môn đệ, nhắc nhở mọi
người chúng ta: “Cứ dấu này người ta
nhận ra anh em là môn đệ của Thầy đó là anh
em hãy yêu thương nhau”.
Chúa cũng sẽ chất vấn chúng ta
về hành vi, về thái độ làm
chứng hay chối Chúa trước mặt người
đời trong ngày sau hết. Chắc có lẽ, tự
vấn lòng mình, tự soi vào tận sâu thẳm lòng mình chúng
ta chúng ta mới biết được là mối tình
giữa chúng ta và Chúa nó được bao nhiêu hay là nó phai
tàn theo năm tháng và sợ nó không còn
nữa. Nếu nó mờ đi thì chúng ta phải tìm cách
để cho nó sáng hơn để cho mọi người
nhìn vào ta họ thấy có sự hiện diện của
Chúa trong đời ta.
Làm chứng cho Chúa, làm chứng
có Chúa chính là sống đời sống bác ái yêu
thương.
Nguyện
xin Chúa là chủ, là Chúa của Tình Yêu tuôn đổ
xuống trên mỗi người chúng ta tình yêu dạt
dạo của Chúa và xin cho mỗi người chúng ta
biết rộng mở tấm lòng để chia sẻ tình
yêu mà chúng ta nhận được từ Chúa.
Nguyện xin Chúa
cho chúng ta biết làm chứng về Chúa trước
mặt người đời bằng cách ăn nết
ở của chúng ta để ngày kia trên
Thiên quốc Chúa cũng làm chứng cho chúng ta trước
mặt Thiên Chúa như Chúa đã hứa.
|