Đừng sợ
VÀI ĐIỂM
CHÚ GIẢI:
1) Được tiếp đón hay
bị từ chối như Thầy...
Thấy đám
đông, Đức Giêsu động lòng thương xót,
họ mệt mỏi rã rời như dẫn đàn chiên
không người chăn người liền kêu gọi 12
môn đệ mà Người gọi là tông đồ
(nghĩa là được sai đi).
Nhưng
trước khi sai họ đi "đến với
những chiên lạc là Israel", Người còn nói với
họ một "diễn từ sai đi", là diễn
từ thứ 2 trong số 5 diễn từ chính của
Đức Chúa Giêsu trong Phúc Âm thứ nhất. Sách Bài
đọc chia ra hai bài, hôm nay và Chúa nhật tuần
tới, nhưng không chia ra hoạt những nhắn nhủ
các nhà truyền giáo:
Một đàng
là những nhắn nhủ về sự dứt bỏ vô
vị mà họ phải làm chứng, về cách họ
phải cư xử khi được đón tiếp hay
bị chối từ khi loan Tin Mừng (câu 9-15).
Đàng khác là
những cảnh báo liên hệ đến sự bắt
bớ mà họ sẽ phải chọn (câu 16-23) vì Thầy,
nếu họ trung thành với sứ điệp của
Người (câu 24-25): "Nếu chủ nhà đã bị
coi là Belzebu, thì những người trong nhà sẽ còn
bị xử tệ hơn". Hai câu cuối cùng này là cao
điểm của bài diễn từ Cl Tassin bình luận:
"Hai câu này nhìn sứ mạng " Kitô hữu như
đồng bộ với thái độ của Đức
Giêsu: cũng Người hiến mình cho đoàn chiên mệt
mỏi lang thang, và chấp nhận những thử thách
như Người, đó là sứ mạng đích thực
của mọi Kitô hữu. Mười hai tông đồ
vẫn là những mẫu mực không so sánh được
về truyền giáo, không phải do những thành công,
nhưng do các Ngài đã cùng Đức Giêsu cảm nghiệm
đến cùng cảm tính định mệnh của các
ngài.
2) Những người
được sai đi của Đức Giêsu không
được sợ nói.
Sau khi đã loan
báo cho các môn đệ biết sự bắt bớ đang
chờ họ và họ thấy rõ nguyên nhân của sự
bắt bớ - căn tính sâu xa giữa Người và các
môn đệ - Đức Giêsu hướng dẫn họ
thái độ phải có khi gặp thử thách. Một
tư tưởng hướng dẫn chạy xuyên suốt
các lời Thầy, một điệp khúc tạo nên
dấu chấm câu: “Các con đừng sợ!... Đừng
sợ! Đừng sợ gì cả…”
Đừng
sợ, dám nói, vì lời họ nói không phải là lời
của riêng họ nhưng là lời Đức Giêsu,
lời có hiệu quả của lời Thiên Chúa. Do đó,
môn đệ đừng mất can đảm nếu thành
công trong hiện tại còn mỏng manh, thậm chí còn
chưa thấy; như mặt trời mọc lên chiến
thắng đêm đen, sứ điệp rồi cũng
sẽ xuyên thủng tăm tối. Đừng sợ khi
bị bắt bớ, vì nếu những kẻ bắt
bớ chỉ có quyền trên sự sống dương
trần (thân xác) chỉ mình Thiên Chúa nắm giữ
đời sống vĩnh cửu và phán quyết của
Người có thể huỷ diệt trần thế con
người (cả xác lẫn hồn). Đừng sợ,
vì Thiên Chúa, Đấng xét xử ta cũng là
"Người Cha" chăm sóc mọi người, dù
bé nhỏ đến đâu, và yêu thương từng
người con bằng sự âu yếm của
người mẹ: "Các con đáng giá hơn những con
chim sẻ nhiều". Đối với những ai
gắn bó sự nghiệp của họ với sự
nghiệp của Người đến liều cả
mạng sống, Đức Giêsu cũng hứa sẽ
gắn bó với họ trong ngày phán xét. Người sẽ
là luật sư biện hộ cho họ "Ai tuyên xưng
Ta trước mặt người đời, Ta sẽ
tuyên xưng họ trước mặt Cha Ta trên trời”.
BÀI ĐỌC
THÊM:
1) Trong bàn tay Thiên Chúa. (Mgr. L. Daloz, Le Règne de Cieux Siest
approehé, DDB).
Với môn
đệ được sai đi, Đức Giêsu không
hứa hẹn một đời sống dễ dãi.
Nhưng Người cũng không để các ông trắng
tay. Người bảo đảm cho các ông có sự
trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Người cũng
trấn an các ông rằng từ nay các ông được Chúa
Cha gìn giữ nên họ sẽ không lo gặp sự dữ.
Chúng ta sống trong bàn tay của Thiên Chúa hằng sống,
Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần. Loan báo Phúc âm đâu phải
là của riêng của những bậc anh hùng, những con
người có óc phiêu lưu mạo hiểm! Loan báo Phúc âm
đòi có sự can đảm, có sức mạnh, nhưng
không phải sự can đảm hay sức mạnh của
riêng ta. Ta tìm thấy sự bảo đảm vẹn toàn
ấy ở nơi Thiên Chúa. Dù bản chất ta yếu
ớt, nhát sợ, ta vẫn có chỗ trong việc
truyền giáo. Các tông đồ đã chẳng nhát sợ
đó sao? Chính Thánh Thần Thiên Chúa trong ngày Lễ Hiện
xuống đã ban cho họ sức mạnh để
họ ra khỏi nhà, đến với mọi
người. Thánh Phaolô tự phụ vì những yếu
đuối của Ngài, vì qua những yếu đuối
ấy, quyền năng Thiên Chúa được tỏ
hiện. Ta là con của Người Cha trên trời, của
Thiên Chúa sáng tạo và giữ gìn tạo vật của
Người. Là con Thiên Chúa thì khác hẳn với chỉ là
tạo vật "Người ta chẳng bán hai chim sẻ
một đồng đó sao? Thế mà không một con nào
rơi xuống đất là không do ý Cha. Còn các con, ngay
cả tóc trên đầu các con cũng đã được
đếm rồi". Ta có giá trị trước mặt
Thiên Chúa. Người yêu ta như cha, như mẹ ta. Vì
thế, Đức Giêsu luôn khuyên ta đừng sợ hãi .
"Đừng sợ, các con có giá trị hơn chim sẻ
kia nhiều".
Tuyên xưng
niềm tin khi ta sống giữa những người
đồng đạo, trong một cộng đoàn Kitô giáo
thì thật dễ. Cho dù ở trong cộng đoàn, ta
vẫn có tự do. Nhưng điều tối quan
trọng, cực kỳ khó khăn đó là ta dám hành xử,
ăn nói theo đức tin giữa một thế giới
lãnh đạm, nghi kỵ hoặc thù ghét. Đức Giêsu
đòi hỏi ta điều đó. Đức Giêsu sai môn
đệ để họ đi rao giảng Nước
Trời cho thế gian, chứ đâu phải chỉ
để họ rao giảng cho nhau. Không đủ nếu
ta chỉ mời người khác đến tham dự các
buổi họp, thánh lễ vì ở đó, ta vẫn
thường nói về Đức Giêsu Kitô, ta chẳng phải
liều lĩnh gì cả, ta vẫn ở "nhà" ta,
trong khuôn viên của ta. Nhưng cũng không cần phải
ra ngoài đường phố mà rao giảng. Tuy nhiên, khi dám
nói một lời trong xã hội ta sống, trong gia đình,
với các bạn bè, các đồng nghiệp, "tại
nhà họ", không khiêu khích, nhưng cũng không sợ hãi,
đó là gieo hạt giống Nước Trời vào thúng
bột trần gian . . . Đó là một liều lĩnh,
nhưng lười biếng, im lặng còn là một
liều lĩnh lớn hơn . . .
Lạy Chúa, xin
hãy gìn giữ chúng con trong trung tín với Chúa. Chúng con chỉ
đứng vững nhờ sức mạnh Chúa ban. Chúa là
sự vững mạnh, là tảng đá cho chúng con
nương tựa. Xin cất khỏi chúng con mọi
sợ hãi loài người. Xin hãy tuyên xưng chúng con
trước mặt Cha để Người ban cho chúng con
đủ sức tuyên xưng Chúa trước mặt
người đời. Xin cho chứng từ của chúng
con là một bằng chứng cho mọi người
thấy rằng Chúa chính là bảo đảm cho chúng con
trước mặt Chúa Cha. Xin cho lời tuyên xưng
đức tin của chúng con cho mọi người
biết Chúa là Con yêu dấu của Chúa Cha. Khi chúng con sợ
chống đối hay chế diễu, không dám tuyên xưng
danh Chúa, xin hãy tha thứ cho chúng con, như Chúa đã tha
thứ cho Phêrô. Nếu chúng con phản bội, thì Chúa
vẫn một mực trung tín. Xin nâng đỡ chúng con
để dù chúng con sợ hãi, tình yêu của Chúa vẫn là
mạnh nhất. Để qua sự yếu đuối
của chúng con, chúng con biết làm chứng về sức
mạnh của ơn Chúa tha thứ.
2)
Im hay nói (G. Bessierè, Diêu si proche, DDB).
Ngày nay Kitô
hữu nói về Thiên Chúa ít hơn xưa. Tuy nhiên,
Đức Giêsu yêu cầu ta: "Hãy la lớn trên "mái
nhà" điều gì đã "thì thầm vào tai”. Lời
chúc dữ của Người: "Ai từ chối Ta
trước mặt người đời, ta cũng
sẽ từ chối họ trước mặt Cha Ta trên
trời".
Im hay nói? Có
nhiều loại im lặng. Im lặng sợ hãi, im lặng
lãnh đạm, im lặng phản bội. Cũng có
những im lặng mừng vui, im lặng sung mãn, im lặng
yêu thương, im lặng dấu kín một bí mật.
Những phút mãnh liệt nhất trong đời là những
lúc "Không còn lời lẽ". Lúc ấy im lặng còn
diễn tả hơn mọi lời lẽ: nó cho ta nghe
thấy điều không diễn tả được. Làm
sao trẻ em, và giới trẻ biết được
Đức Giêsu nếu ta cứ im lặng mãi? Ta đề
nghị niềm hy vọng nào nếu ta lặng thinh? Im
lặng cần có từ ngữ mới có sức mạnh:
nếu không có bản giao hưởng, làm sao nghe
được sự im lặng tràn ngập căn phòng sau
hợp âm cuối cùng?
Đức Giêsu
đã chẳng nói đó sao: "Tất cả những gì
che giấu sẽ được tỏ lộ. Tất
cả những gì giấu giếm rồi mọi
người sẽ biết. Phải chăng ta không cần
như thánh Phaolô, nói "vào lúc thuận tiện cũng
như lúc không thuận tiện" để rao giảng
Phúc âm cho cả nhân loại qua mọi thế hệ?
Cần phải
loan báo thứ sứ điệp vượt quá mọi
từ ngữ và mọi giáo thuyết. Nhà khôn ngoan lớn
tuổi viết sách Giảng Viên đã nói: "Có thời
đã nói, có thời để im lặng. Những thời
điểm này tiếp nối nhau trong cuộc đời
con người cũng như trong Giáo Hội từ ngàn
đời. Vì đôi khi ta nói quá nhiều, rồi sẽ
tới ngày những từ ngữ biến nghĩa và
chẳng còn "nói lên được điều gì
nữa". Chính sự sống và sự im lặng
để làm chín muồi những lời lẽ mới mẻ
và tươi trẻ.
Ta đang ở
vào một mùa lịch sử mà nhiều từ ngữ không
nói lên điều gì nữa: vì đôi khi trong quá khứ
người ta đã dùng sai từ ngữ, và vì ta đã
bước vào một lối hiện hữu mới nơi
mọi người đang thay đổi lối sống,
lối suy nghĩ, diễn tả và truyền đạt.
Mong sao Kitô hữu cố gắng mỗi ngày sống Phúc âm
hơn. Thánh Thần của Đức Giêsu sẽ khơi
dậy trong họ sự im lặng hoặc từ ngữ.
Lời đầu tiên của họ vẫn luôn luôn là
sự sống của họ. Còn những lời khác sẽ
không ngừng tái tạo, từ thời đại này qua
thời đại khác, mà không bao giờ bị sa lầy
trong những từ ngữ bị thói quen làm cho lu mờ.
|