Sống nhờ Chúa
Thánh Gioan đã định nghĩa: "Thiên
Chúa là tình yêu". Quả thật, Thiên Chúa luôn
yêu thương con người và yêu họ đến cùng,
dù cho con người có bất trung hay chưa nhận ra
được tình yêu đó. Bí tích Thánh Thể là sáng
kiến độc đáo và tuyệt vời của Thiên
Chúa để Ngài có thể được sống bên
những người mà Ngài yêu mến. Đức Giêsu Kitô
đã hứa: "Này đây, Thầy ở cùng các con
mọi ngày cho đến tận thế" (Mt 28,20). Bí tích Thánh Thể là biểu lộ tình
yêu vô thuỷ vô chung và tuyệt vời
ấy: yêu đến cùng.
Với Bí tích Thánh Thể, không những con
người được hưởng nhờ Thần
lương để nuôi sống linh hồn mình mà cả
vật chất bất động cũng được
nâng lên, cả công lao của con
người cũng được thánh hiến. Vật chất trở thành biểu tượng
cho sự hiện diện thần linh. Như
thế, vật chất có chỗ trong thế giới
của Thiên Chúa.
Ta hãy nhớ lại ý hướng và
ước muốn lạ lùng của Đức Giêsu
của Chúa Giêsu khi Ngài lập Bí tích Thánh Thể:
"Trước lễ Vượt Qua, Đức Giêsu
biết giờ của Người đã đến,
giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha.
Người vẫn yêu thương những kẻ
thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu
thương họ đến cùng" (Ga 13,1).
Như thế đã đủ cho chúng ta
cảm nghiệm được tình yêu mà Thiên Chúa dành cho
chúng ta và giúp chúng ta nhận ra được chương
trình của Ngài dành cho tạo vật. Thiên
Chúa luôn nhất quán trong mọi hành động của Ngài.
Thiên Chúa không làm việc nửa vời, không
yêu nửa chừng, không làm việc tuỳ hứng,
nhưng Ngài làm việc gì thì Ngài làm đến nơi
đến chốn. Tình yêu thuộc
về bản tính của Thiên Chúa. Tình yêu
của Thiên Chúa là tình yêu toàn năng. Ngài
làm mọi sự chỉ vì yêu.
Một câu
chuyện cảm động được kể lại
từ chính một bà mẹ và đứa con 4 tuổi
của bà được cứu sống sau một trận
động đất ở Ac-mê-ni vào tháng 12 năm 1987. Người mẹ đó là bà Susanna. Bà nói:
"Lúc đó tôi biết thế nào tôi cũng chết,
nhưng tôi muốn cho con tôi được sống".
Trong trận động đất kinh khủng ấy, hàng
ngàn người bị vùi lấp dưới đống
gạch trong đó có hai mẹ con bà Susanna nhưng bà và con bà
được may mắn còn sống sót. Cô con gái 4 tuổi
của bà đòi uống nước. Nhưng tìm đâu ra
nước cho nó uống khi hai mẹ con không có lối ra? Tình mẫu tử đã gợi cho bà một ý
nghĩ táo bạo. Bà đã rạch cho ngón tay của mình chảy máu để cho con mút.
Đứa bé đã đỡ khát nhờ máu của
người mẹ và nó đã sống cho đến khi hai
mẹ con được cứu sống.
Câu chuyện cảm động
trên giúp chúng ta hiểu được phần nào về Bí
tích Thánh Thể. Đức Giêsu đã tự nguyện
chịu chết để cho chúng ta được
sống. Ngài chấp nhận chịu
đổ máu qua cái chết Thập giá để cứu
sống chúng ta. Ngài muốn Máu của
Ngài trở nên thức uống cho chúng ta.
Bí tích Mình và Máu Thánh Chúa là
một trong những Bí tích cao quí nhất của người
Kitô hữu, nhưng cũng là Bí tích gây nhiều thắc
mắc nhất cho con người ở mọi thời.
Những người ngoài Kitô giáo không thể
nào hiểu nổi và chắc cũng không thể nào tin
nổi tấm bánh mỏng manh và không mùi vị đó
lại là Mình Thánh Chúa Giêsu, và chén rượu ấy là Máu
của Chúa. Đây là mầu nhiệm
đức tin không dễ gì giải thích cho người
ngoài. Còn chúng ta, những người đã tin vào Thiên
Chúa là Đấng sáng tạo nên mọi sự, chúng ta hãy
vững tin vào Chúa. Bởi lẽ, từ hư
không mà Chúa còn làm ra mọi sự, thì huống chi là từ
một tấm bánh, Chúa lại không thể dùng nó để
hoá nên Thân Thể Ngài cho chúng ta được sao?
Thánh Phaxicô Assisi đã nói rằng: "Khi chúng
ta rước lễ, thì không phải chúng ta rước
lấy Chúa Giêsu mà chính là Chúa Thánh Thần trong chúng ta
rước lấy Người". Xin Chúa Thánh Thần
biến đổi lòng trí chúng ta để chúng ta hết
lòng tin kính và mến yêu Chúa Giêsu Thánh Thể, để
nhờ lòng tin yêu ấy, chúng ta sẽ được
sống nhờ Chúa. Amen.
|