Bánh (2)
Trong sách Giáo
lý Công giáo số 1358, Giáo Hội tóm lược ý nghĩa
của Bí tích Thánh Thể vào những điểm chính
như sau:
1.
Thánh Thể là sự cảm tạ và ngợi khen Chúa Cha: Thánh Thể là lời chúc
tụng để Giáo Hội bày tỏ lòng biết ơn
Thiên Chúa vì tất cả những ơn lành Ngài đã
thực hiện qua việc sáng tạo, cứu chuộc và
thánh hóa nhân loại. Ý nghĩa trước hết của
thánh lễ là “lễ tạ ơn” Thiên Chúa. Câu chuyện
kể về một phụ nữ thường xuyên mang theo
mình cuốn sách mỏng. Chị đặt tên cho nó là
cuốn sách ghi chép tiểu sử cuộc đời.
Chị thường chia sẻ với bạn bè rằng nó
chẳng mất nhiều thì giờ để đọc,
vì cuốn sách chỉ có ba trang giấy. Lại chẳng có
một chữ nào được viết trên đó cả.
Trang đầu tiên màu đen. Chị nói rằng nó
đại diện cho các tội lỗi xưa nay của
chị. Trang thứ hai màu đỏ, nó biểu
tượng cho máu Chúa Giêsu đã đổ ra vì tội
lỗi của chị. Trang thứ ba màu trắng,
đại diện cho chính chị sau khi đã
được lau sạch trong máu của Chúa Giêsu Kitô,
Người đã làm cho chị trở nên trắng hơn
tuyết.
2.
Thánh thể tưởng niệm sự hy sinh của Chúa
Giêsu: Một câu
chuyện có thật gợi lên sự hy sinh cao cả
của Chúa Kitô được những tù binh người
Anh bị lính Nhật giam giữ trên bờ sông Kwai kể
lại như sau: Một người lính Anh Quốc
của trung đoàn Argyll bị lính Nhật bắt giam
phải đi làm lao động khổ sai xây dựng
đường rầy xe lửa. Như thường lệ,
sau mỗi ngày lao động, tất cả những
dụng cụ làm việc phải được kiểm
kê. Ngay khi một nhóm tù binh vừa trao nộp dụng
cụ xong, sắp sửa trở về trại, thì
người lính Nhật canh giữ la lên rằng có một
cái xẻng bị mất. Anh lính quả quyết rằng
một người nào đó đã ăn cắp và bán cho
người Thái. Cả nhóm tù binh phải tập họp
lại. Anh lính Nhật bước tới bước lui
trước mặt từng người tù, anh phô trương,
nộ nạt, sỉ vả họ vì hành động
xấu xa và vô ơn đối với hoàng đế.
Đến lúc phát cáu, hắn nổi giận, và la hét.
Hắn yêu cầu thủ phạm phải bước ra
khỏi hàng ngũ chấp nhận hình phạt. Nhưng
chẳng có ai động đậy. Tên lính Nhật lại
càng nổi cơn điên lên cao độ hơn nữa.
Hắn hét lên: “Tất cả phải chết! Chết
hết! Chết hết!”.
Để
chứng tỏ điều hắn nói là thật, hắn lên
cò súng, kê báng súng lên vai và chĩa nòng súng vào từng
người một, sẵn sàng bắn từ đầu
cho đến cuối. Vào lúc đó Argyll bước
tới, đứng yên và nói,:Tôi đã làm điều
đó”. Tên lính Nhật tuôn ra tất cả sự thù
hận, hắn đấm đá túi bụi vào Argyll. Tuy nhiên
anh vẫn đứng lặng thinh với khuôn mặt
đầy máu me đang chảy xuống. Sự yên lặng
của anh đã khiêu khích sự phẫn nộ của tên
lính Nhật lên tột độ. Hắn nắm lấy cây
súng trường, đưa lên cao khỏi đầu, và
với một tiếng tru lên như chó, hắn bắn vào
đầu Argyll. Argyll tung người lên, rơi xuống
đất, rồi nằm yên bất động. Mặc dù
rõ ràng rằng người tù đã chết, nhưng tên lính
Nhật vẫn tiếp tục đánh anh cho đến khi
hắn kiệt sức mới thôi! Những người tù
khổ sai đã lãnh xác người bạn mình, vác những
dụng cụ lao động trên vai, bước về
trại. Khi những dụng cụ lao động
được đếm lại một lần nữa
ở đồn lính canh, đã không có cái xẻng nào bị
mất cả. Tất cả dụng cụ lao động
đều đầy đủ! Thánh Thể là sự
tưởng niệm cuộc tử nạn và Phục sinh
của Chúa Kitô. Theo ý nghĩa của Thánh Kinh “tưởng
niệm” không chỉ có nghĩa là nhớ lại những
biến cố của quá khứ, nhưng còn có nghĩa công
bố những kỳ công mà Thiên Chúa đã thực hiện
cho loài người. Trong Tân Ước từ “tưởng
niệm” còn có nghĩa là sự tái diễn có tính cách bí tích,
làm cho trở thành hiện tại sự hy sinh của Chúa Kitô
như Công đồng Vatican II đã nói: “Tất cả
mỗi khi hy lễ thập giá mà Chúa Kitô, lễ Vượt
Qua của chúng ta, được hiến tế trên bàn
thờ, thì công cuộc ơn cứu chuộc của chúng ta
được thực hiện”.
3.
Thánh Thể là sự hiện diện của Chúa Kitô: Nhờ quyền năng của Lời
Ngài và của Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu hiện diện trong
Giáo Hội bằng nhiều cách: trong việc cầu
nguyện của Giáo Hội, nơi những người
nghèo khó, nơi các bệnh nhân, các tù nhân, trong bí tích của
Ngài, trong hy lễ Thánh Thể, và nơi con người
của thừa tác viên. Đặc biệt nhất là Ngài
hiện diện dưới hình bánh và hình rượu trong
Bí tích Thánh thể. Đó là ngày lễ Phục sinh ở trong
tù. Có chừng hơn 10.000 tù nhân chính trị bị giam
giữ bởi một chế độ tàn bạo và áp
bức. Một nhóm tù nhân Kitô hữu muốn cử hành Bí tích
Thánh thể, nhưng họ không có bánh lễ, không có
rượu nho, không có chén thánh, cũng chẳng có sách
lễ, không có Thánh Kinh, và không có cả linh mục nữa.
Những tù nhân không phải là Kitô giáo cũng nhiệt tình
giúp đỡ: “Chúng tôi sẽ giúp đỡ các anh. Chúng tôi
sẽ nói chuyện rì rào rất êm ái để quí vị có
thể gặp nhau mà không lôi kéo sự chú ý của các tên canh
tù”. Một trong những tù nhân Kitô hữu lên tiếng góp ý
với đồng đạo: “Chúng ta không có bánh lễ,
cũng chẳng có lấy một giọt rượu nho,
nhưng chúng ta sẽ cử hành như thể chúng ta có
tất cả”. Và người tù nhân Kitô hữu đó
bắt đầu hướng dẫn mọi người
tham dự thánh lễ qua các nghi thức phụng vụ.
Mọi người đều ngạc nhiên vì anh nhớ
từng lời, từng kinh đã nghe được qua bao
nhiêu thánh lễ ngày Chúa nhật từ khi còn bé. Khi
đọc đến những lời của Chúa Giêsu
đã nói trong bữa Tiệc Ly, anh quay sang người
bạn tù bên cạnh mình. Rồi nắm lấy hai bàn tay mà
nói: “Đây là mình ta sẽ bị nộp vì các con”. Và sau
đó tất cả mọi người trong nhóm đi
một vòng tròn, từng người một, mỗi người
quay sang người bên cạnh, mở rộng đôi bàn tay
và lập lại những lời của Chúa Giêsu: “Đây là
mình ta sẽ bị nộp vì các con”.
“Hãy làm
việc này mà nhớ đến Thầy” là một mệnh
lệnh được thi hành không chỉ trong thánh lễ
với linh mục thừa tác viên chính thức của Giáo
Hội, nhưng còn được sống thánh lễ và
cử hành bằng chính đời sống của các Kitô
hữu nữa. Thánh Inhaxiô thành Antiokia đã nói: “Thánh Thể
là linh dược đem lại sự bất tử,
một phương thuốc diệt trừ sự
chết”. Đây chính là bảo chứng của Vương
Quốc tương lai, sự sống đời
đời như lời Chúa phán hôm nay: “Đây là bánh từ
trời xuống… Ai ăn bánh này, sẽ được
sống muôn đời”.
|