MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm :: mỗi ngày một vị thánh
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Bài Chia Sẻ Đại Lễ Thánh Antôn Padua Tại Linh Địa Trại Gáo, Gp.vinh
Thứ Ba, Ngày 13 tháng 6-2017
BÀI CHIA SẺ ĐẠI LỄ THÁNH ANTÔN PADUA TẠI LINH ĐỊA TRẠI GÁO, GP.VINH

Ngày 13 tháng 06 năm 2017

 

Hôm nay, cùng với Giáo Hội chúng ta mừng lễ Thánh Antôn Pađua. Tên thật của Ngài là Fernando. Ngài sinh năm 1195 tại Lisbone thủ đô nước Bồ Đào Nha. Cha mẹ của Ngài là ông Martinô và bà Maria rất đạo đức. Tròn 15 tuổi, Ngài gia nhập dòng Thánh Augustinô và chịu chức linh mục ở đây. Tròn 25 tuổi, Ngài đổi sang dòng Thánh Phanxicô. Ngài được sai đi truyền giáo ở Marrốc và ước ao được phúc tử đạo. Sau này, Ngài đi rao giảng khắp miền Tây nước Ý và miền Nam nước Pháp. Ngài qua đời ngày 13 tháng 6 năm 1231, lúc mới tròn 36 tuổi. Ngài được Đức Giáo Hoàng Grêgôriô X phong thánh vào tháng 5 năm 1232. Vào năm 1946, Đức Giáo Hoàng Piô XII đã tôn phong Ngài lên bậc tiến sĩ Hội Thánh.

Mặc dầu Ngài là người Bồ Đào Nha nhưng lại rất được người Việt Nam yêu mến, đặc biệt là người dân lương giáo thuộc Giáo phận Vinh chúng ta. Sự hiện diện đông đảo của anh chị em trong thánh lễ hôm nay minh chứng điều đó. Không chỉ vào dịp này mà hằng ngày, nhất là thứ ba hàng tuần người khắp nơi tấp nập đổ về đây.

Vậy, vấn đề đặt ra là tại sao Thánh Antôn lại thu hút mọi người như vậy? Có người cho rằng vì Ngài hay làm phép lạ (Nói đúng hơn, nhờ lời chuyển cầu của Ngài nên Chúa làm nhiều phép lạ). Đúng, nhưng vì sao Ngài lại làm phép lạ? Nội dung kinh Ông Thánh Antôn cho chúng ta biết rằng: Để thông ơn phúc cho cả và thiên hạ, xưa ở đời này đầy lửa kính mến Chúa, hằng ước ao cho danh cha cả sáng, cùng ái mộ phần rỗi nhân loại, nên đã làm phép lạ cứu giúp muôn vàn người khỏi tai nạn phần hồn phần xác.”

Như vậy, lý do Thánh Antôn hay làm phép lạ đã rõ ràng: thứ nhất, để làm vinh danh Chúa; thứ hai, để cứu giúp con người phần hồn phần xác. Ngoài ra, có một điểm đặc biệt nơi thánh Antôn mà lời kinh cũng đề cập đến, đó là Ngài không những cứu giúp những việc lớn lao, mà Ngài còn cứu giúp cả những việc nhỏ nhặt hằng ngày. Lời kinh khẳng định: Hễ ai túng rỗi chạy đến cầu xin Người, bất luận việc lớn bé thế nào, liền được ơn Người cứu giúp.”

 

Thông thường các thánh hay làm phép lạ khi đã qua đời, còn Thánh Antôn không những làm phép lạ khi đã qua đời mà Ngài còn làm phép lạ ngay cả khi còn sống.

Thời còn nhỏ, dựa trên nền tảng tính hạnh dễ thương, người ta đã thuật lại nhiều chuyện kỳ diệu về thánh nhân, trong đó có hai câu chuyện sau đây: “Một ngày mùa hè, cha Ngài sai Ngài canh giữ ruộng lúa mì khỏi chim phá. Bổng Antôn nhớ lại đã đến giờ đọc kinh tại nhà thờ mà Ngài không bao giờ bỏ. Ngài liền gọi bầy chim sẻ lại và nhốt vào một cái lều lộ thiên, cấm không được bay ra phá lúa. Rồi Ngài an tâm đi nhà thờ. Lúc trở về Ngài thấy bầy chim sẻ vẫn ở trong lều và đồng lúa vẫn an toàn.”

Lần khác, “Antôn đang thinh lặng cầu nguyện ở nhà thờ chìm trong bóng tối, Ngài cảm thấy bị cám dỗ mãnh liệt. Không hề chần chừ, Ngài lấy ngón tay cái vẽ dấu Thánh giá trên bậc bàn thờ, Thánh giá in sâu vào đá hoa. Thấy dấu này, quỷ trốn biệt và cơn cám dỗ tiêu tan.”

Trong thời gian giảng thuyết, Ngài cũng làm rất  nhiều phép lạ, chẳng hạn như: Phép lạ cá nghe giảng; ngựa đói chê cỏ để thờ lạy Thánh Thể; uống thuốc độc mà không hề hấn gì, ly vỡ lại lành...

Khi Ngài qua đời, tự nhiên các đoàn trẻ la hét “cha chúng tôi đã qua đời,” mặc dầu họ không biết cái chết của Thánh Antôn. Trong cuốn Assidua, đã thuật lại nhiều phép lạ của thánh Antôn, nhất là ngay khi Ngài mới qua đời, cuốn sách viết: “Chỉ chạm tới mộ Ngài, bệnh nhân liền vui sướng cảm thấy mọi bệnh tật tan biến. Những ai không tới gần mộ được, thì lúc trở về ngang nhà nguyện cũng được chữa lành bệnh. Nơi đó, nhiều người điếc được nghe, mù được thấy, què được nhảy nhót như dê con; cũng nơi đó lưỡi nhiều người câm được mở ra, cất tiếng ca ngợi Chúa. Chi thể tê liệt được hồi phục, đi lại bình thường. Những chứng bệnh như còng lưng, thống phong, sốt rét cũng như tất cả các bệnh khác đều được chữa lành cách lạ lùng. Tóm lại, từ  nhiều nơi trên trần gian đến đây, người ta đều xin được như ý mong ước.”

Đặc biệt trong ngày lễ phong thánh, không ai biết chuyện gì đã xảy ra, thế mà dân chúng tuôn ra đường phố vừa ca hát, vừa nhảy múa, chuông trong thị trấn bắt đầu rung vang, dầu không ai động tới, và tất cả mọi người đều hoan hỷ vui sướng như ngày lễ hội. Ít hôm sau, một vài anh em từ Ý tới loan tin chính là hôm đó Antôn được phong thánh.

Tính từ khi thánh nhân qua đời cho tới khi phong thánh có 47 phép lạ được Giáo Hội công nhận. Từ đó tới nay, thánh Antôn vẫn tiếp tục làm phép lạ, và làm rất nhiều phép lạ đây đó trên thế giới. Tại Linh Địa Trại Gáo này chắc chắn cũng đã có rất nhiều phép lạ xảy ra: có người được khỏi bệnh, có người tìm được của cải đã mất, có người đậu đạt trong các kỳ thi, đặc biệt rất nhiều người được ơn ăn năn trở lại qua Bí tích Giao hòa...Điều đó chứng tỏ qua sự bầu cử của Thánh Antôn, lời cầu nguyện của chúng ta được Chúa chấp nhận. Nhưng cũng có rất nhiều người phàn nàn tại sao xin mãi mà không được chấp nhận ?

Thánh Giacôbê trả lời rằng: “Anh em xin mà không được là vì anh em xin với tà ý, để lãng phí trong việc hưởng lạc”(Gc 4, 2-3). Còn Thánh Augustinô thì cho biết xin không được là do ba điểm sau đây: thứ nhất, là do con người của mình xấu, tức là tâm hồn của mình không tốt, không ngay chính, giống như người biệt phái xin dấu lạ, như kẻ xin Chúa thánh hóa mình nhưng lại không muốn thay đổi những sai lỗi của mình; thứ hai, là do cách cầu nguyện xấu, cách cầu nguyện xấu là cách cầu nguyện thiếu khiêm tốn nên buộc Chúa phải từ chối, giống như thái độ cầu nguyện của người biệt phái trong “Dụ ngôn người biệt phái vào đền thờ cầu nguyện”(x. Lc 18,9-14); thứ ba, là do xin điều xấu, xin điều xấu nên không được Chúa nhận lời, giống như hai con ông Zêbêdê xin lửa từ trời xuống để thiêu đốt dân khi họ không đón Chúa (x. Lc 9,54). Vì thế, nhiều khi chúng ta cũng phải xem xét nội dung và cách cầu nguyện của chúng ta.

Mặt khác, có khi Thiên Chúa không ban trực tiếp điều chúng ta xin, nhưng Ngài lại ban cho chúng ta điều khác có khi còn tốt đẹp hơn. Chẳng hạn, chúng ta xin cho được khỏi bệnh, nhưng Ngài ban cho chúng ta ơn can đảm để chịu đựng bệnh tật. Chúng ta xin tìm được của cải đã mất, nhưng Ngài lại ban cho chúng ta sức khỏe và làm ăn may mắn hơn. Giống như một em bé xin người mẹ con dao để chơi, thay vì cho con dao, người mẹ đó có thể cho em bé một vật khác an toàn hơn: một quả bóng, một bông hoa. Vì thế, khi chúng ta xin điều nọ điều kia, chúng ta hãy an tâm tin cậy và phó thác cho tình thương và sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Bởi vì, như lời Đức Giêsu đã nói: “Người cha nào trong các con có đứa con xin bánh mà lại cho nó hòn đá ư? Hay nó xin cá, lại cho nó con rắn thay vì cá sao? Hay nó xin quả trứng, lại cho nó con bọ cạp ư? Vậy, nếu các con là những kẻ gian ác, còn biết cho con cái mình những của tốt, phương chi Cha các con trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người” (Lc 9, 11-13).

Ngoài ra, khi đến với Thánh Antôn chúng ta không dừng lại ở việc xin ơn, mà chúng ta còn cần phải học theo gương sáng của Ngài. Ngài đã để lại cho chúng ta rất nhiều gương sáng như: khiêm nhường; tinh thần cầu tiến trên đường nhân đức; siêng năng đọc, suy gẫm và truyền đạt Lời Chúa; mến Chúa và yêu người, đặc biệt là yêu người. Trong lời nguyện nhập lễ hôm nay cho chúng ta biết: Ngài không những là nhà giảng thuyết lừng danh mà còn là người cứu giúp những ai nghèo khổ.

Xin được gợi ý một vài điểm để mọi người chúng ta noi gương Thánh Antôn chu toàn bổn phận yêu người, cứu giúp những ai nghèo khổ. Yêu người không chỉ bằng lời nói mà còn bằng những việc làm cụ thể, yêu người không chỉ yêu phần xác mà còn yêu cả phần hồn nữa.

Chúng ta có thể thực hiện bổn phận yêu người bằng cách thực hiện lời dạy của kinh Thương Người Có Mười Bốn Mối. Thương xác bảy mối: Cho kẻ đói ăn; cho kẻ khát uống; cho kẻ rách rưới ăn mặc; viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc; cho khách đỗ nhà; chuộc kẻ làm tôi; chôn xác kẻ chết. Thương linh hồn bảy mối: Lấy lời lành mà khuyên người; mở dạy kẻ mê muội; yên ủi kẻ âu lo; răn bảo kẻ có tội; tha kẻ dể ta; nhịn kẻ mất lòng ta; cầu cho kẻ sống và kẻ chết. Trong Tin mừng theo Thánh Mathêu chương 25, 31- 46, Đức Giêsu cũng cho chúng ta biết trong ngày phán xét vị Thẩm Phán Tối Cao sẽ dựa vào tiêu chuẩn bác ái, yêu người để thưởng phạt chúng ta: “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han” (Mt 25, 35-36). Rồi Ngài nói với kẻ lành: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy;” Và Ngài nói với kẻ dữ: “Mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy” (Mt 25, 40.45).

 

Chúng ta cũng có thể thực hiện bổn phận yêu người bằng cách tham gia hoặc hỗ trợ các chương trình Bác ái của Giáo Phận, Giáo hạt, Giáo xứ và tại các trung tâm khuyết tật. Những năm gần đây, Ban Caritas của Giáo phận đã hoạt động rất tích cực, có nhiều chương trình cụ thể liên quan đến những người hèn mọn như: bảo vệ sự sống cho các thai nhi; thăm khám và phát thuốc miễn phí cho bà con giáo dân cũng như lương dân; phát xe lăn cho những người khuyết tật; xây dựng trung tâm bảo vệ sự sống, góp vốn cho cho người nghèo chăn nuôi; xây dựng các nhà tình nghĩa, trao học bổng cho học sinh nghèo hiếu học…Tôi nhớ không nhầm thì Giáo phận Vinh cũng đã tổ chức lễ hội khuyết tật tại Linh Địa Trại Gáo này tới 4,5 lần rồi. Trong hội nghị tổng kết ban Caritas Giáo phận Vinh năm 2015, Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến có nhắn nhủ các tham dự viên rằng: “Việc làm Caritas của chúng ta không chỉ giúp đỡ về tiền bạc, giúp đỡ về của cải nhưng ở đây còn là giúp đỡ về mặt tinh thần, về mặt thiêng liêng như là quan tâm, thăm viếng những người ốm đau bênh tật, động viên những người, những gia đình đang gặp khó khăn, thử thách trong cuộc sống, chúng ta giải hòa những người đang có xích mích với anh chị em hàng xóm... Mẹ thánh Têrêxa đã từng nói rằng ‘Bác ái là khi chúng ta trao cho nhau những nụ cười.’”(Nguồn: gpvinh.com)

Chúng ta cũng có thể thực hiện bổn phận yêu người bằng cách bênh vực cho các nạn nhân của bạo lực gia đình, học đường, xã hội; đặc biệt trong bối cảnh hiện tại của Giáo phận Vinh, chúng ta phải bênh vực cho các nạn nhân của môi trường biển. Hơn một năm nay, khi xảy ra thảm họa môi trường biển do công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa gây ra, Giáo phận đã tìm mọi cách để bênh vực, bảo vệ cho những người dân bị thiệt hại: Khởi đầu là bức thư chung của Bề Trên Giáo phận gửi cộng đoàn dân Chúa; Sau đó, ban Công lý Hòa bình gửi thông cáo yêu cầu chính phủ điều tra nguyên nhân xảy ra thảm họa dưới góc độ khoa học và có những biện pháp khắc phục thiệt hại, nhất là đền bù thỏa đáng cho người dân do hậu qủa của thảm họa môi trường biển gây ra; Giáo phận cũng đã lập ban hỗ trợ các nạn nhân môi trường biển; ngoài ra còn có những việc làm cụ thể như các cuộc viếng thăm của Ban Caritas, của phái đoàn Tòa Giám Mục, của các ân nhân xa gần tới các Giáo xứ bị ảnh hưởng để trao quà hỗ trợ; Đặc biệt, gần đây ban hỗ trợ nạn nhân môi trường biển có một chuyến đi vận động quốc tế ở Châu Âu và trao thỉnh nguyện thư về thảm họa Formosa. Đức Cha Phaolô đã cho báo chí biết đó là “một chuyến đi đau lòng.” Ngài giải thích: “Đây là chuyến đi ngoài dự phóng cũng như chuyên môn của chúng tôi vì thực sự chúng tôi không được đào tạo để thực hiện những chuyến đi như vậy. Chúng tôi là những người làm mục vụ. Đáng lẽ những chuyến đi như vậy phải là của những người cầm quyền.”

 

Sống trong một xã hội đầy dẫy những bất công như hôm nay, một xã hội người giàu cũng nhiều nhưng người thật nghèo, thật bất hạnh không phải là ít, chúng ta cần cầu xin Thánh Antôn làm nhiều phép lạ hơn nữa trên Giáo phận và mỗi người chúng ta. Xin Ngài làm phép lạ để tỏ lòng mong ước của chúng ta, nếu những mong ước đó thực sự có ích cho hồn xác chúng ta và làm vinh danh Chúa. Và đặc biệt xin cho mỗi người chúng ta là những Antôn của thời đại, để đem yêu thương xóa tan bất công, nghèo khó, hầu nhờ đó xã hội này ngày một tốt đẹp hơn. Amen.

 

Lm. Anthony Trung Thành

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Hiệp Sống Tin Mừng --- Lễ Thánh Phê-rô Và Phao-lô (29/06) (6/28/2017)
Gà Gáy Và Ngã Ngựa (6/27/2017)
Tảng Đá Và Thanh Gươm (lễ Nhị Vị Tông Đồ Phêrô Và Phaolô, 29-6) (6/26/2017)
Thánh Antôn Và Phép Lạ Thánh Thể (6/23/2017)
Suy Niệm Lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả --- Ngày 24 Tháng 6 Năm 2017 (6/22/2017)
Tin/Bài khác
Thánh Nhi (5/23/2017)
Kính Mừng Giuse (4/30/2017)
Kiệm Ngôn, Đa Hành (lễ Đức Thánh Giuse Lao Động – Ngày 1 Tháng 5) (4/25/2017)
Các Tông Đồ Đã Chết Cách Nào (4/21/2017)
Chân Dung “sư Tử” Mác-cô (4/16/2017)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768