Đoàn
kết
Ai trong chúng ta cũng
biết: Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết.
Thế nhưng tâm lý muốn sống riêng, muốn làm riêng,
muốn hưởng riêng hình như đã ăn
sâu vào tiềm thức của người Việt Nam. Không hiểu có phải vì
1000 năm nô lệ giặc Tàu và 100 nô lệ giặc Tây mà phát
sinh ra cái tình trạng đó hay không? Quả thực,
kẻ xâm lăng bao giờ cũng dùng
chính sách chia để trị, để dân bị áp
bức không thể đoàn kết lại mà lật
đổ ách thống trị. Chiến
lược tâm lý này đã chia đất nước chúng ta
thành từng miền, từng tỉnh, khiến người
dân Bắc Trung Nam trở nên xa lạ
với nhau. Người Kinh coi thường người
Thượng. Người giáo khinh miệt người
lương. Tầm mắt chúng ta
chỉ biết có làng xóm với lũy tre xanh bao bọc,
đến nỗi phép vua còn thua cả lệ làng.
Rồi làng mạc lại chia nhỏ thành từng gia
đình với những căn nhà riêng biệt có rào giậu
vây quanh. Mỗi nhà chỉ biết có mảnh vườn
riêng trồng đủ mọi loại cây mình thích, chứ
không theo một hướng chung
để phát triển thành những vùng cây công nghieệp. Vì thế mà dân ta cứ nghèo, cứ khổ mãi.
Chỉ khi nào chúng ta thoát ra khỏi cách làm ăn
nhỏ nhen riêng lẻ ấy, thì mới có cơ may làm cho
đất nước giàu mạnh hơn.
Xét
về trí khôn, cá nhân người Việt Nam thì học hành rất
giỏi, làm việc rất khá, vượt lên trên nhiều
người ở các nước khác. Chúng ta đã nhiều lần
đoạt giải nhất, giải nhì trong các cuộc thi
quốc tế, nhưng những con người Việt Nam
tài giỏi ấy chẳng thể làm việc chung lâu dài
với nhau, nên Việt Nam vẫn là một trong những
nước nghèo nhất thế giới theo báo cáo của
Liên Hiệp Quốc. Vì thế, hơn lúc nào hết,
trong tinh thần đổi mới, chúng ta phải phát huy
tinh thần đoàn kết, biết làm việc chung với
nhau.
Và Chúa Ba
Ngôi chính là một biểu tượng, một mẫu
gương cho sự hợp nhất của chúng ta. Thực vậy, Thiên Chúa
không bao giờ hoạt động riêng lẻ. Bất cứ công việc nào cũng đều có
sự thông dự của cả Ba Ngôi. Trước
hết, trong công trình tạo dựng vũ trụ, Chúa Cha
đã dựng nên tất cả bằng Lời khôn ngoan Ngài
phán từ miêng mình và nhờ Thần khí bay là là trên mặt nước
như luồng gió huyền diệu. Tiếp
đến trong công trình cứu độ của Chúa Con
cũng thế. Chúa Cha luôn hành
động trong Đức Kitô để Ngài rao giảng và
làm các phép lạ. Và Chúa Thánh Thần đã cộng tác
ngay từ lúc Mẹ Maria thụ thai cho
đến khi Đức Kitô sống lại, thổi
hơi trên các môn đệ để họ nhận lấy
thần khí của Ngài. Và sau cùng trong công trình
thánh hoá của Ngôi Ba cũng vậy. Các ơn Chúa Thánh
Thần phân phát cho từng người đều do Chúa Cha
ban cho chúng ta qua Đức Kitô. Vì thế mà trong Phúc Âm Chúa
Giêsu đã xác quyết: Mọi sự Chúa Cha đều là
của Thầy và Thánh Thần sẽ lấy những gì
của Thầy mà ban cho các con.
Sự hiệp
nhất giữa Ba ngôi nhắc cho chúng ta hiểu rằng:
Con người cũng là những nhân vị, có tự do, có
ý thức, có tình cảm riêng tư cần được tôn
trọng. Đó không phải là sự gắn
bó của những chiếc đũa vật chất, mà ta
có thể dùng sức lực để bó chặt lại,
rồi cưa đầu chặt đuổi cho bằng
nhau. Muốn tạo sự hợp
nhất thì các ngôi vị phải gặp gỡ, thông cảm
và yêu thương nhau.
Để
kết luận, chúng ta hãy tự vấn lương tâm xem
chúng ta có biết cộng tác với nhau hay chúng ta lại là
đầu mối gây bất hoà và chia rẽ.
|