Tại
sao cho tới lúc này
phần thứ ba của Bí Mật Fatima
mới được tiết lộ?
Prepared
for internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Tại sao cho tới lúc này phần thứ ba
của Bí Mật Fatima mới được tiết lộ?
Như mọi người biết, sau thánh lễ
Phong Chân phước cho hai em Phanxicô và Giaxinta ngày 13 tháng
5/2000 vừa qua tại Fatima, ÐTC đã cho tiết lộ phần
thứ ba của Bí Mật Fatima. Bí mật này là những cuộc
bách hại Giáo hội do các chế độ vô thần và vụ
mưu sát Vị Ðại diện Chúa Kitô ở trần gian.
Ðã từ lâu người ta vẫn chờ đợi,
nhất là trong thời gian sắp bước vào Ngàn năm
thứ ba, những biến cố kinh khủng sẽ xẩy
đến cho nhân loại (có người gọi là "tận
thế"). Họ luận lý: vì bí mật thứ ba có liên
quan đến những biến cố gây kinh hoàng, nên các Vị
Giáo Hoàng, từ Ðức Pio XII (1939-1958) tới Ðức Gioan
XXIII (1958-1963), rồi Ðức Phaolô VI (1963-1978) đã không dám
tiết lộ. Rồi càng im lặng, càng khơi dậy nhiều
thắc mắc và dự đoán khác nhau. Trước những
giả thuyết không có nền tảng và gây khủng khiếp
kia, ÐHY Joseph Ratzinger, Tổng Trưởng Bộ Giáo lý Ðức
tin, một trong các Vị được biết nội
dung của Bí mật, đã lên tiếng minh xác rằng: Ðức
Trinh Nữ Maria, Người Mẹï hiền đầy lòng
thương xót, không bao giờ loan báo những tin gây khủng
khiếp cho con cái, trái lại chỉ khuyên họ hãy trở
về với Thiên Chúa, để tránh khỏi những tai họa
sẽ xẩy đến. Và những tai họa này đã xẩy
đến, vì nhân loại không lắng nghe lời Mẹ
Thiên Chúa cảnh cáo.
Thử hỏi những tai họa đó là gì? Hai
đại chiến thế giới đã xẩy ra - Chế
độ cộng sản vô thần Liên xô đã lan tràn khắp
nơi và gây nên nhiều cuộc bách hại Giáo hội và các
tín hữu Kitô - Ðức Giáo Hoàng đã bị mưu sát: một
biến cố chưa bao giờ xẩy ra trong lịch sử
Giáo hội. Tất cả đã xẩy ra, như Ðức
Trinh Nữ đã loan báo cho ba em khi hiện ra tại Fatima.
Ngày 13 tháng 5/2000 vừa qua, ÐHY Angelo Sodano, Quốc Vụ
Khanh, được ÐTC ủy cho việc tiết lộ,
đã nói rõ: Phần thứ ba của Bí mật Fatima nhằm
cách riêng đến những cuộc chiến đấu của
các chế độ chính trị vô thần chống lại
Giáo hội và các tín hữu Kitô. Các cuộc bách hại, xẩy
ra từ năm 1917 tại Liên xô, không phải là một bí mật
đối với ai cả. Ông Lenin đã tiêu diệt các cộng
đồng Kitô. Sau đó, ông Stalin công khai mở một chiến
dịch chống đối Thiên Chúa, và do đó chống lại
con người, bằng việc sát hại, theo ước
tính, ít nhất 15 triệu sinh mạng.
Một luận án tiến sĩ của Joseph Jost trình
tại Ðại Học Gregoriana năm 1999, thuật lại
những tội ác trên thế giới trong thế kỷ vừa
qua.
Trước hết nhìn vào Nga xô chúng ta thấy biết
bao nhà tù, trại giam, trại tập trung, trại cải
huấn, nơi tù đầy... Ðây là những biểu hiệu
của các quốc gia hoặc các ý thức hệ - như
ÐTC đã nhắc lại trong bài giảng Thánh lễ ngày 13
tháng 5/2000 vừa qua tại Fatima - đã gây nên hai đại
thế chiến: tất cả các hiện tượng tội
ác này đều chống lại sự sống con người.
ÐTC nói rõ trong bài giảng 13.5.2000 vừa qua: "Bài trừ
Thiên Chúa, con người không thể chờ đợi hạnh
phúc; trái lại, con người sẽ đi đến tự
hủy diệt mình".
Trong Bí mật Fatima có cả vụ
mưu sát ÐTC. Chính Ðức Gioan Phaolô II, người
được lựa chọn từ một quốc gia Cộng
sản, để hướng dẫn Giáo hội trong giai
đoạn cực kỳ khó khăn, đã là nạn nhân của
vụ mưu sát kinh khủng này. Tại Fatima ngài đã nói
lên lòng biết ơn đối với Chân phước
Giaxinta Marto, vì đã can đảm cầu nguyện và chấp
nhận mọi hy sinh để giúp đỡ "Vị
Giám mục mặc áo trắng", bị ngã gục như
một người chết, dưới làn đạn xả
vào ngày 13.5.1981 tại Quảng trường Thánh Phêrô. 13.5
cũng là chính ngày kỷ niệm lần hiện ra đầu
tiên của Ðức Trinh Nữ tại thung lũng Cova da Iria
với ba em mục đồng Bồ đào nha. "Vị
Giám mục mặc áo trắng", ba em đã được
thấy, tức là ÐTC, tiến đi cách vất vả đến
Thánh giá, giữa các xác chết của các vị tử đạo
(giám mục, linh mục, tu sĩ nam, nữ và giáo dân), ngã gục
như người chết, dưới làn dạn. Lời
giải thích này đã được chính Sơ Lucia, hiện
còn sống, một trong ba em được thấy hình ảnh
bi thảm này năm 1917. (Lời ÐHY Sodano tại Fatima
ngày 13.5.2000).
Lúc này đây, người ta mới hiểu ra cảnh
bi thảm nơi con người của Ðức Gioan Phaolô
II, khi ngài thực hiện lời tiên tri Ðức Trinh Nữ
đã loan báo từ năm 1917, năm bùng nổ Cách mạng
vô thần tại Liên xô. Giờ dây người ta mới hiểu
Ðức Gioan Phaolô II đã muốn đích thân hành
hương Fatima sau một năm vụ mưu sát, để
tạ ơn Mẹ Thiên Chúa đã cứu sống, để
có thể phục vụ Giáo hội và thế giới trong
giai đoạn bước vào Ngàn Năm thứ ba của kỷ
nguyên Kitô. Vì thế ngài đã nói lên: "Tôi ca ngợi lòng
thương Thiên Chúa đối với tôi khi tôi bị
thương trầm trọng ngày 13.5.1981, tôi đã
được cứu khỏi cái chết".
Theo bình luận của nhà thần học trong Tuần
báo "Gia Ðình Kitô" bằng tiếng Ý, số ra ngày
28.5.2000, thì việc tiết lộ bí mật trong lúc này xem ra
rất thuận tiện, không những cải chính những
bài báo, sách vở được tạo ra và được
phổ biến trong những năm 1960 (có rất nhiều
người tin như vậy và cho tới lúc này vẫn giữ
lập trường sai lầm của mình), nhưng còn
đem đến một ánh sáng thêm nữa để giải
thích những khung cảnh khác nhau của thế kỷ XX và
để tìm ra giải pháp của tất cả một thời
đại đầy đen tối. Ánh sáng này thúc đẩy
chúng ta dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ về sức mạnh
và sự che chở của Người nơi các Vị Tử
đạo. Các ngài đã can đảm trung thành trong đức
tin bằng việc chiến thắng sức mạnh và những
tàn bạo của các người bách hại. Nhà thần học
viết tiếp: Ðồng thời ánh sáng Fatima
thúc đẩy con người xa tránh mọi chế độ
độc tài vô thần, nhằm tách lìa con người khỏi
Thiên Chúa, để tiêu diệt con người.
Nhân việc tiết lộ Bí Mật Fatima, nhiều
người đặt câu hỏi: tại sao các vị Giáo
Hoàng từ Ðức Pio XII cho tới nay đã chờ đợi
nhiều năm như vậy, để tiết lộ phần
thứ ba của Bí mật? Chắc chắn không phải các
ngài thiếu lòng sùng kính Ðức Trinh Nữ Maria hoặc không
lưu ý đến sứ điệp của Người.
Có người đưa ra giả thuyết này: có thể
các ngài sợ cuộïc đối thoại với các nước
cộng sản Ðông Âu (được khởi sự từ
Ðức Gioan XXIII) bị tổn thương hoặc bị
gián đoạn, nếu bí mật được tiết lộ
(vì bí mật liên hệ trực tiếp với các cuộc
bách hại Giáo hội của chế độ).
Nhưng dù sao, việc tiết lộ Bí mật trong
lúc này được coi như là nhằm vào sự trưởng
thành của các tín hữu Kitô, không còn sợ hãi những báo
động kinh khủng (như đã được nghe từ
nhiều năm) về số phận tương lai của
nhân loại. Ngày nay các tín hữu đã ý thức rõ ràng về
trách nhiệm của mình và đã có thể đáp lại những
chờ dợi của Thiên Chúa, đã được Ðức
Trinh Nữ Maria thông báo tại Fatima.
Sứ điệp Fatima là sứ
điệp của việc trở về với Thiên Chúa.
Cho dù trong các lần hiện ra tại Fatima, Ðức
Trinh Nữ Maria đã dùng đến những lời tiên tri
và những hình ảnh gây sợ hãi (chiến tranh sẽ xẩy
đến - cho ba em thấy hỏa ngục- phép lạ mặt
trời quay trước sự chứng kiến của
hơn 70 ngàn người, trong lần hiện ra sau cùng
13.10.1917), sứ điệp Fatima luôn luôn là lời kêu gọi
đồng hóa mình với Trái Tim cực sạch của
Người, một trái tim của người Mẹ và
được linh hoạt bởi Thần Khí của hiệp
thông, của hiệp nhất và của hòa bình.
Việc hiến dâng thế giới cho quyền lực
cứu rỗi của Chúa Kitô, Ðấng cứu chuộc nhân
loại, qua trung gian Trái Tim cực sạch Ðức Maria, thụ
tạo đầu tiên đã hưởng ơn cứu chuộc
cách đầy đủ ngay từ lúc thụ thai trong lòng mẹ.
Ðấng đầy ơn phước - được
đòi hỏi như một điều kiện phải có
để thay đổi Ðông Âu, nay trở nên như một
xác nhận của con người về các dấn thân
đã lãnh nhận trong Bí tích Rửa tội. Con đường
trở lại và phạt tạ phải được tiếp
tục trong tương lai. Sứ điệp Fatima
không phải là một mới lạ: đây là chính sứ
điệp đã được Chúa Giêsu rao giảng ngay
lúc bắt đầu đời sống công khai của
Người tại Palestine:
"Hãy ăn năn sám hối và hãy đón nhận Tin Mừng".
Sứ điệp này còn nhằm chuẩn bị Giáo hội
cho những thách đố mới của Ngàn Năm thứ
ba. Việc phạt tạ trong tinh thần liên đới (sửa
lại các bất công xã hội, việc tha hoặc giảm
bớt các món nợ cho các nước nghèo, việc thăng
tiến phẩm giá con người, việc phát triển các
dân tộc, việc tái rao giảng Tin Mừng) và dấn thân
xây dựng một nền văn minh tình yêu... phải đồng
hành trên con đường tu đức của con người
trong Ngàn năm mới. Ðại Toàn xá chính là thời gian chuẩn
bị Giáo hội và thế giới bước vào một Kỷ
nguyên mới: kỷ nguyên của liên đới (như ÐTC
đã nhấn mạnh nhiều lần) và của tình huynh
đệ giữa các dân tộc và của hòa giải, hòa
bình giữa các quốc gia.
|