Chịu
trách nhiệm về sự hiện diện của
Đức Kitô
(Trích trong ‘Lương Thực Ngày Chúa
Nhật’ – của Achille Degeest)
Đức tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi đi
qua đức tin vào Chúa Giêsu Kitô. Mọi giáo huấn về
Thiên Chúa chất chứa nơi con người của Chúa.
Do đó sự liên kết đức tin vào Chúa Con đã
chứa đựng hành vi tin vào Chúa Cha và Chúa Thánh Thần.
Bởi thế Phúc Âm có thể nói: “Mọi người tin
vào Ngài không phải chết, nhưng có được
sự sống đời đời”. Việc Giáo Hội
chọn một đoạn có chủ ý nhấn mạnh
tầm quan trọng của đức tin vào Chúa Giêsu Kitô
trong ngày lễ Chúa Ba Ngôi, chứng tỏ rằng khởi
điểm, tiến trình và đích điểm của tác
động tin toàn diện chứa đựng trong việc
liên kết toàn diện với Đức Kitô. Ai đến
cùng Đức Kitô là đến cùng Chúa Cha, nhờ ân
sủng của Chúa Thánh Thần. Nhưng đây là một
câu hỏi khác mà Phúc Âm mang lại câu trả lời: Thiên
Chúa cứu độ thế gian bằng cách nào? Bằng
cách sai Con Người đến. Thế ngày nay Đức
Kitô đến trong thế gian bằng đường
lối ưu tiên nào? Qua Giáo Hội. Do đó Giáo Hội có
sứ mạng làm cho Đức Kitô hiện diện với
thế gian. Giáo Hội phải thông truyền một sự
hiện diện chứ không phải chỉ giảng
dạy những lời nói, một giáo thuyết, một
huấn giới. Thiên Chúa Ba Ngôi đã tự hạ xuống
ngang tầm con người nơi ngôi vị Đức
Giêsu Kitô, được tỏ lộ bởi và trong Giáo
Hội. Người đặt lòng tin tưởng nơi
Đức Giêsu cho đến mức chia xẻ định
mệnh chết và sống lại với Ngài,
được tham dự vào mầu nhiệm linh
động của Thiên Chúa. Điều này giải thích
tại sao lời giảng của các tông đồ lúc khai
nguyên Giáo Hội không phải là một sách giáo lý về Ba
Ngôi chí thánh nhưng là lời loan báo Đức Giêsu Kitô. Qua
giòng lịch sử của mình, nhất là qua các Công
Đồng, Giáo Hội cố gắng diễn tả
gẫy gọn một sự suy tư về mầu
nhiệm Tam Vị. Nhưng công trình chính yếu của Chúa
Thánh Thần trong Giáo Hội (và trong mỗi người
chúng ta) là làm sao cho Giáo Hội tin và tiếp tục tin vào
Chúa Giêsu Kitô. Hai câu hỏi:
1)
Đâu là trung tâm đức tin của chúng ta?
Chúng ta có thể tự đặt câu
hỏi ấy đối diện với một số
người đương thời đang dấn thân vào
những hy vọng nhân loại dựa trên những ý
thức hệ. Phúc Âm có phải là một ý thức hệ
như bao nhiêu cái khác và các Kitô hữu có phải là những
người ủng hộ một phong trào nhằm tạo
một nhân loại hạnh phúc hơn về mặt
trần thế? Không có gì xa lạ với đức tin chân
thật hơn điều đó. Trung tâm đức tin là
con người Đức Giêsu Kitô. Ước vọng
một thế giới tốt đẹp hơn nơi
người Kitô hữu được gọi là lòng khao
khát ơn cứu độ, khao khát được giải
thoát khỏi sự dữ và sự chết, về mặt
vật chất và tinh thần. Việc này chỉ có thể
thực hiện được bằng sự liên kết
hồn xác với Chúa Con, nhờ Ngài mà thế gian được
cứu. Đức tin của chúng ta chỉ hữu hiệu
cho việc cứu độ thế gian trong mức chúng ta
thông hiệp với Chúa Giêsu, trung tâm đức tin của
chúng ta.
2)
Sứ điệp của chúng ta là gì?
Người ta chỉ truyền bá có
giá trị những gì người ta sống. Để Chúa
Giêsu trở thành nguyên cực ơn cứu độ,
nghĩa là gặp gỡ Thiên Chúa trong tự do, chân lý,
cuộc sống hằng cửu. Giáo Hội cần phải
tỏ bày Ngài ra cho mọi người. Giáo Hội là chính
mỗi người chúng ta. Mọi tín hữu đều
mang trách nhiệm phần mình làm cho Đức Kitô hiện
diện với người ta, bằng lời cầu
nguyện hay bằng hành động, bằng việc dâng
hiến một đau khổ hay bằng ảnh
hưởng của hoạt động, bằng sự hy
sinh thầm kín hay bằng việc loan báo lời Chúa.
Mỗi tín hữu có sứ mạng làm sao cho Giáo Hội thông
đạt tới thế giới sứ điệp ơn
cứu độ nơi Chúa Giêsu Kitô.
|