Bình an giữa
chốn phong ba
– Thiên Phúc
(Trích “Như Thầy Đã Yêu”)
Báo Tuổi Trẻ
Chúa nhật số ra ngày 29-4-2001 có đăng bài “sự bình an”
như sau: Một vị vua treo giải thưởng cho nghệ
sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp
nhất về sự bình an. Nhiều họa sĩ đã cố
công. Nhà vua ngắm tất cả các bức
tranh nhưng chỉ thích có hai bức và ông phải chọn
lấy một.
Một
bức tranh vẽ hồ nước yên ả. Mặt hồ
là tấm gương tuyệt mỹ vì có những ngọn
núi cao chót vót bao quanh. Bên trên là bầu trời xanh với những
đám mây trắng mịn màng. Tất cả những
ai ngắm bức tranh này đều cho rằng đây là một
bức tranh bình an thật hoàn hảo.
Bức tranh kia cũng có những ngọn núi nhưng những
ngọn núi này trần trụi và lởm chởm đá. Ở
bên trên là bầu trời giận dữ đổ mưa
như trút kèm theo sấm chớp. Đổ xuống bên vách núi là dòng thác nổi bọt
trắng xóa. Bức tranh này trông thật chẳng bình an chút nào.
Nhưng khi nhà vua
ngắm nhìn, ông thấy đằng sau dòng thác là một bụi
cây nhỏ mọc lên từ khe nứt của một tảng
đá. Trong bụi cây một con chim mẹ đang xây tổ.
Ở đó, giữa dòng thác trút xuống một cách giận
dữ, con chim mẹ đang an nhiên đậu
trên tổ của mình. Bình an thật sự.
Nhà vua công bố:
“Ta chấm bức tranh này! Sự bình an không có nghĩa là một
nơi không có tiếng ồn ào, không khó khăn, không cự
nhọc. Bình an có nghĩa ngay chính khi đang ở trong phong
ba bão táp ta vẫn cảm thấy sự yên tĩnh trong trái tim. Đó mới chính là ý
nghĩa thật sự của bình an.
***
Sau khi Đức Giêsu chịu chết,
các tông đồ sự người Do thái lùng bắt, nên
đã trốn vào phòng, cửa đóng then gài.
Giữa cơn bão táp phong ba, Đức Giêsu sống
lại, hiện ra với các ông, như chim mẹ an nhiên đậu trên tổ canh giữ bầy
con, Người mang lại cho các ông sự bình an đích thực:
“bình an cho anh em”.
Bình an của Đấng
Phục Sinh không phải là thứ bình an không có sóng gió. Bình an của Người là bình an trong tâm hồn.
Bình an ấy không loại trừ phải
đối đầu với kẻ thù. Bình an
ấy giúp ta đối diện với khổ đau và nỗi
chết. Chính vì thế, mà sau khi trao bình an,
Đức Giêsu đã cho các môn đệ “xem tay và cạnh
sườn” Người. Đó là bằng
chứng của một cuộc chiến đấu đầy
gian truân mà các môn đệ sẽ phải đi tới.
“Như Chúa Cha đã sai Thầy,
Thầy cũng sai anh em”. Nói xong, Người thổi
hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”
(Ga 20,21-22). Nhận
được bình an, lòng tràn ngập hân hoan, các môn đệ
không còn nhát sợ. Với sức mạnh của Thánh
Thần các ngài mạnh dạn tung cửa
ra ngoài, hiên ngang rao giảng về Đức Giêsu, Đấng
đã bị người ta giết chết, nhưng Thiên
Chúa đã cho Người sống lại. Người
đang hiện diện sống động giữa các ngài
và đang hoạt dộng mãnh liệt trong các ngài.
Lễ Hiện Xuống nhắc nhở
người tín hữu về một Thánh Thần bình an đã hoạt động trong lòng Giáo Hội
suốt 2000 năm qua. Người cũng đang hiện
diện trong những người đã lãnh nhận Bí tích Thêm sức để sai họ đi làm chứng
nhân cho Tin Mừng.
Làm chứng cho Tin Mừng là để Thánh Thần
mở toang cánh cửa tâm hồn, không còn hát sợ nhưng
can đảm chiến đấu với thử thách, khổ
đau trong cuộc sống.
Làm chứng cho Tin Mừng là
để Thánh Thần dẫn dắt chúng ta đến với
người nghèo khổ, bất hạnh, để tận
tình yêu thương và kính trọng họ cho xứng với
phẩm giá con người.
Làm chứng cho Tin mừng là để Thánh Thần
thúc đẩy chúng ta đến với những người
chưa nhận biết Chúa bằng đời sống dấn
thân phục vụ trong hân hoan.
Nếu mỗi người tín hữu
biết mềm mại để Thánh Thần canh tân đổi
mới, nếu mỗi chúng ta biết lắng nghe tiếng
nói thầm lặng nhưng mạnh mẽ của Thánh Thần,
thì mọi người sẽ thấy những biến
đổi kỳ diệu trên toàn thế giới.
***
Lạy Chúa Thánh
Thần, xin Ngài hãy đến như ngọn gió mát, thổi
vào cuộc đời chúng con luồng sinh khi mới để
cả trái đất này được thay da đổi thịt
trong cùng một Thánh Thần Tình Yêu. Amen.
|