Vị Thiên Chúa bị lãng quên
Như chúng ta
đã biết: người Do thái không có liên hệ gì
với người Samaria. Giữa hai dân tộc này đã có
một hố sâu ngăn cách. Từ những khác
biết về tôn giáo, về phong tục… Họ
đã nhìn nhau bằng ánh mắt hận thù.
Thế
nhưng, bên bờ giếng Giacóp, Chúa Giêsu đã nói với
người đàn bà xứ Samaria:
- Giờ đã
đến và đã đến thật rồi, con
người phải thờ phượng Thiên Chúa trong tinh
thần và trong chân lý.
Việc thờ
phượng này không phải chỉ giới hạn nơi
một dân tộc hay nơi một dòng giống, trái lại
phải được trải rộng tới mọi người
ở mọi nơi và trong mọi lúc.
Kết luận
về câu chuyện người đàn bà, tác giả sách Tin
mừng đã ghi nhận: sau khi nghe Chúa Giêsu giảng
dạy, nhiều người xứ Samaria đã tin Ngài là Đấng Messia,
Đấng cứu độ trần gian.
Sách Công vụ
Tông đồ cũng cho thấy: số các tín hữu ngày
một gia tăng. Philipphê được sai
đến một thành xứ Samaria để rao
giảng Đức Kitô cho họ. Dân chúng lắng nghe
những lời giảng dạy vì họ cũng đã
được biết và được chứng kiến
những phép lạ Philipphê đã làm. Họ
cảm thấy hân hoan vui sướng.
Các
tông đồ ở Giêrusalem, khi hay tin dân Samaria đón nhận
lời Chúa, liền cử Phêrô và Gioan đến với
họ. Cuộc thăm viếng này đã trở nên như
một dấu chỉ cho sự hiệp nhất vào thời
buổi lúc bấy giờ.
Đúng
thế, lúc bấy giờ có nhiều khuynh hướng khác
biệt giữa người Do Thái và người Samaria, giữa những
người tin và không tin vào Đức Kitô. Việc sai phái hai vị tông
đồ này đã làm cho bức tường ngăn cách
bị sụp đổ, chấm dứt óc bè phái và
những tranh cãi trong dĩ vãng. Phêrô và Gioan
chỉ có một ý tưởng, đó là làm cho những tân
tòng trở nên những Kitô hữu trưởng thành.
Tất
cả những người Samaria này mới chỉ
được rửa tội nhân danh Đức Kitô. Vì thế, hai vị tông
đồ đã đặt tay trên họ
và họ được lãnh nhận Chúa Thánh Thần.
Những kẻ thù ngày hôm qua thì ngày hôm nay đã thực
sự là những người anh em trong Đức Kitô.
Được
Chúa Thánh Thần soi sáng và thêm sức, họ cảm thấy
như mọi thù ghét và oán hận đều tiêu tan. Giờ
đây, tất cả chỉ còn là một: một Thiên Chúa,
một Đức Kitô, một phép rửa, một Chúa Thánh
Thần và một dân tộc. Các tông đồ
không hề phân biệt các tân tòng và những người Do
Thái đồng hương với mình.
Đây
chính là sự hiệp nhất trong Chúa Thánh Thần mà công
đồng Vaticanô II đã mong muốn. Thực vậy, Giáo
hội luôn kêu mời chúng ta cầu nguyện cho sự
hiệp nhất giữa các Kitô hữu, giữa những
người công giáo với những anh em ly khai cũng giữa
những người công giáo như với những anh ngoài
Kitô giáo.
Chúng ta biết
rằng: dưới tác động của Chúa Thánh
Thần, những người Samaira đã trở nên
những tín hữu trưởng thành. Chúa Thánh
Thần chính là Đấng Đức Kitô đã hứa sai
đến để đổi mới khuôn mặt
địa cầu.
Chính Chúa Giêsu, trước
khi về trời, đã phán hứa với các môn
đệ:
- Nếu các con
yêu mến Thày, thì hãy tuân giữ những điều Thày
truyền dạy. Thày sẽ xin với Chúa Cha và Ngài sẽ
ban cho các con một Đấng Phù trợ mới. Ngài là thần
chân lý và sẻ ở cùng các con luôn mãi.
Nếu
chúng ta cố gắng bước đi dưới sự
soi dẫn của Chúa Thánh Thần, thì chắc chắn Ngài
sẽ đưa chúng ta tới tình yêu thương và
hiệp nhất.
Thế
nhưng, có bao giờ chúng ta đã cầu nguyện với
Ngài khigặp phải những gian thử thách trên
đường đời?
Chúng ta
thường băn khoăn lo lắng: làm thế nào
để có thể sống đạo giữa biết bao
nhiêu khó khăn và thử thách trong cuộc đời?
Vậy tại
sao chúng ta lại không kêu xin Chúa Thánh Thần ban xuống cho
chúng ta sức mạnh và ánh sáng?
Phải
chăng Chúa Thánh Thần mãi mãi vẫn là vị Thiên Chúa
bị quên lãng nhiều nhất trong cuộc sống của
chúng ta?
|