CON ĐANG TÌM MẸ CON
“...Năm 1949 chúng tôi hiểu được đôi điều mới về Mẹ Maria. Sự
hiểu biết đầu tiên là thấy Mẹ Maria chính là Lời Chúa sống động;
Ngài được mặc bằng Lời Chúa. Mẹ Maria là Phúc Âm hằng sống.
Nếu Ngôi Lời là vẻ đẹp, là sự chói ngời của Chúa Cha, thì Mẹ Maria là một thụ
tạo với bản chất là Lời Chúa và Người có vẻ đẹp không ai sánh
bằng.
Việc Mẹ Maria chính là Lời Chúa
sống động được nói lên rõ ràng nơi bài ca chúc tụng (Magnificat); bài
ca độc đáo vì những câu Kinh Thánh trong đó. Điều này cho thất
rõ ràng Mẹ Maria được nuôi dưỡng bằng Kinh Thánh đến độ Người có thói quen
dùng Lời Kinh Thánh... Sự hiểu biết này (Mẹ Maria là Lời
Chúa được thực hiện) đã đánh động chúng tôi rất sâu xa... Trong tính cách
đặc biệt và toàn thiện của Người, Mẹ Maria nói lên điều mọi người Kitô
hữu phải trở thành: đó là một Kitô khác, là sự Thật, là Ngôi Lời, từ con
người mà Thiên Chúa đã ban cho họ...”
Đây là kinh nghiệm của bà Chiara
Lubich về Mẹ Maria. Mẹ Maria là Phúc Âm được hoàn toàn đem
thực hiện (She is the Word of God perfectly put in practice). Kể cả anh
chị em Tin Lành cũng chấp nhận cái nhìn này về Mẹ Maria. Khi nhìn vào
Mẹ, chúng ta thấy kết quả của Phúc Âm đã được đem thực hiện: từ
Phúc Âm được sinh ra một con người cao đẹp, giống như Chúa Giêsu hay
là một cộng đoàn như Gia Đình
Nazareth.
Đây chính là điều mà Mẹ Maria
mong ước nơi chúng ta, là con cái của Mẹ: sống Lời Chúa, sống theo tinh thần
Phúc Âm, chứ không phải theo logic của thế gian. Đó có nghĩa là
sống như chính Mẹ đã sống. Nói một cách khác, Mẹ muốn chúng ta phúc
âm hóa lối sống chúng ta. Người sẵn sàng giúp chúng ta trong việc
này!
****************************** ***
Lúc đó chừng bảy giờ tối, Linh mục chánh xứ vào nhà
thờ để đóng cửa. Cha đi khập khễnh vì tuổi già. Tới gần
cửa, linh mục thấy một em bé chừng sáu tuổi đang đứng trong bóng tối
nhà thờ. - Con đang làm
gì đấy? - Con... đang tìm mẹ
con! - Tìm mẹ con? Con thấy
rõ đây không còn ai nữa. Về nhà đi, giờ này chắc mẹ
con đang dọn cơm cho con. -
Không! Bà ở nhà không phải là mẹ con! Em bé trả lời với giọng mạnh
mẽ. Linh mục tiếp tục nói với giọng êm dịu hơn vì
phỏng đoán một thảm trạng trong gia đình em
bé. - Trời ơi! Nếu mẹ con không ở nhà,
sao con đến đây tìm ngài? - Vì các
bạn con đi học giáo lý nói rằng tại nhà thờ có Mẹ của tất cả mọi
người. - Đây ah?... Đúng. Con
nói đúng lắm! Đây có Mẹ của tất cả mọi người. Cha sẽ cho con
xem Mẹ con, mời con theo cha.
Linh mục cảm thấy rất cảm động vì lời nói và sự khổ tâm của
em bé ngây thơ đó. Cha cầm tay em, đưa nó đi trong ánh
chạng vạng của nhà thờ đến trước tượng Đức Mẹ Maria bên cạnh bàn
thờ. Cha mở đèn, đột nhiên xuất hiện trong ánh sáng khuôn mặt
êm dịu và mỉm cười của Mẹ Maria, đầu đội triều thiên mười hai ngôi
sao sáng láng.
- Con thấy chưa? Đây là Mẹ của tất
cả chúng ta, là Mẹ của Chúa Giêsu...
-
Con muốn cầu
nguyện với cha xin Mẹ cho người đàn bà không phải là mẹ của con rời nhà con
và đừng bao giờ trở lại nữa được không?
Linh mục và em bé đọc vài kinh “Kính mừng...” sau đó em
ra về.
Tám
ngày sau, một người đàn ông cũng vào nhà thờ và quỳ xuống trước
tượng Đức Mẹ Maria cầu nguyện. Sau đó ông xin gặp linh
mục và nói:
- Con mới đuổi người đàn bà không
phải là vợ con đi! Đây là cái gì vượt trên sức con... Chỉ nhờ
sức mạnh Mẹ Maria đã ban cho con, con mới đủ can đảm trở
về với vợ con. Xin cha thêm lời cảm tạ Đức Mẹ với
con...
(Fr. Mariano from Turin)
****************************** ***
Ông bố của em bé đã đến
sùng kính Mẹ Maria sau khi ông đã đổi mới lối sống của ông. Mẹ
Maria không phải chỉ phúc âm hóa chính Ngài thôi, mà còn muốn giúp chúng ta
sống theo ý Chúa, theo tinh thần Phúc Âm. Khi sống theo Phúc Âm, chúng
ta trở nên giống như Đức Giêsu. Vì thế, có thể nói rằng nhiệm vụ
của Mẹ Maria trong Giáo Hội là khắc ghi hình ảnh Chúa Giêsu trong tâm hồn
chúng ta.
Mẹ Maria mong muốn nơi chúng
ta điều này nhất; đó là biến hình tâm hồn chúng ta thành hình
dáng Đức Giêsu. Nếu chúng ta lo sùng kính Mẹ Maria bằng dâng hoa,
rước kiệu, lần chuỗi, đi hành hương Thánh Mẫu... mà đồng thời không
lo phúc âm hóa tâm hồn mình, thì chúng ta không đẹp lòng Mẹ, ta làm cho
Mẹ bất mãn về chúng ta.
Hai tháng Năm và Sáu giúp chúng ta nên xét mình lại:
Mẹ Maria đối với tôi là ai? Một Đấng mà phải sùng kính bằng hoa,
lần chuỗi... chăng? Một Đấng mà chúng ta cầu xin khi cần
một điều gì đó? Hay Người là mẫu mực mà ta cố gắng bắt chước
trong đời sống hàng ngày? Việc sùng kính Mẹ Maria có giúp mình
thay đổi không? Có giúp mình thấm nhuần tinh thần Phúc Âm
không?
Chúng ta phải lo sống như Mẹ Maria vì Ngài
là hình ảnh hoàn thiện nhất của Đức Giêsu. Bằng cách nào?
Bằng cách sống thinh lặng, khiêm nhường, hiền lành, trong sạch, yêu thương,
quên chính mình... Đây là chương trình cho cả đời sống chúng
ta!
Thân ái, Gildo Dominici, SJ (Trích báo Ðồng Hành - tháng 5 và
6/1992)
|