Tuân giữ
Có lần đi shopping sắm
đồ, tôi quan sát được câu chuyện về
một bà mẹ và đứa bé trai của bà trong cửa
tiệm tạp hóa. Bé trai theo mẹ
đi chọn lựa hàng hóa, gặp thấy bất kỳ
món đồ nào, nó cũng với lên lấy xuống, lôi ra
khỏi kệ, làm rơi rớt tung tóe. Lúc đầu,
người mẹ cầm chặt tay
đứa bé lại, rồi nhẹ nhàng nói: “Đừng
làm như thế nghe con!” Nó ngoan ngoãn đáp lại: “Dạ
vâng!”
Nhưng được một
lúc, nó lại nghịch. Người mẹ vẫn kiên
nhẫn dạy con: “Đừng làm như thế nữa
nghe con!” Nó lại hứa: “Dạ vâng!” Sau đó một lúc,
nó lại làm y như thế. Bà mẹ cầm chặt
lấy tay nó, nhìn thẳng vào mặt, dùng ngón
tay trỏ chỉ vào giữa trán, và nói bằng một
giọng nghiêm khắc: “Đừng làm như thế
nữa nghe chưa?” Em bé biết rằng không thể
tiếp tục làm như vậy được nữa. Nó
nhìn thẳng vào mẹ với cái miệng mếu mếu và
những giọt nước mắt lưng tròng: “Mẹ,
con thương mẹ mà”. Bà mẹ mỉm
cười rồi nói “Nếu con thương mẹ,
tại sao con không nghe lời mẹ?” Em bé im lặng,
chẳng nói tiếng nào.
Sự liên
hệ của chúng ta với Thiên Chúa cũng giống như
sự vâng lời của con cái đối với cha
mẹ. Trong bài Phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu nói với các môn
đệ: “Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy giữ
giới răn Thầy”.
Nói đến bản chất
của tình yêu đích thực làm tôi nhớ đến chàng
thanh niên tôi đã gặp khi vừa thụ phong linh mục. Anh
có một người vợ rất dễ thương, ba
đứa con thật ngộ nghĩnh. Mới gặp
họ ở cuối nhà thờ sau thánh lễ tạ ơn,
tôi cứ tưởng họ là một gia đình hạnh
phúc với nếp sống đạo đức. Tôi cảm thấy rất thoải mái chuyện trò
với họ. Rồi họ mời tôi
ghé thăm gia đình vài lần. Một bữa nọ,
một mình người chồng đến gặp tôi và
nói: “Cha ơi! Con đang tính bỏ vợ con”.
Vừa nghe những lời đó,
tôi hoảng hốt, hỏi anh lý do tại sao muốn
bỏ vợ: Có đánh nhau không? Vợ hay chồng có
người yêu khác? Vấn đề tiền
bạc? Vấn đề sinh lý? Chuyện gia đình cha mẹ hai bên?
Nghiện ngập thuốc phiện, xì ke, nhậu nhẹt,
bài bạc casino… hay vấn đề gì?
Người chồng trả
lời “Không có vấn đề gì cả!” “Thế tại sao muốn bỏ vợ?” Tôi hỏi. “Con cũng chẳng biết
nữa”, anh đáp “con chỉ đoán là con không còn cảm
thấy yêu thương vợ con như khi xưa!”
Vào thập niên 70, xã hội Tây
phương bắt đầu tiếp nhận một quan
niệm cho rằng nếu phải làm một điều gì
mà không cảm thấy thích hay muốn làm, đều là
giả hình. Cảm giác thích thú và sự
ước muốn là động lực cho mọi hành
động. “Nếu cảm thấy vui vẻ,
thoải mái, cứ làm”. Những câu hỏi: “How are you? How do
you feel?” “Bạn cảm thấy thế nào?”
đã trở nên khuôn mẫu trong cuộc đàm thoại
hằng ngày.
Cách suy nghĩ theo
cảm giác bắt nguồn từ triết gia người
Đức, Nietzsche, người đã coi “Ước
muốn” là căn bản tối thượng của
thực tại. Năm 1973, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ
hợp pháp hóa việc phá thai có thể
được hiểu trong quan niệm này. Họ lý
luận rằng ngay cả việc giết chết một
em bé chưa sinh ra cũng được phép miễn là
người mẹ lựa chọn một cách tự do theo ý muốn của mình!
Tôi không muốn lý sự với
anh bạn này. Tốt hơn, tôi hỏi anh: “Anh
có nghĩ rằng một ngày nào đó anh sẽ không còn yêu
thương con cái của anh nữa không?” Bàng hoàng, anh
trả lời ngay: “Không. Không bao giờ có
chuyện đó. Con sẽ luôn luôn yêu thương con
cái của con, bất kể trong hoàn cảnh nào”. Rồi tôi
hứa sẽ cầu nguyện cho anh, cho vợ anh và gia
đình.
Hai năm sau, tôi gặp lại gia
đình anh. Dĩ nhiên là họ vẫn còn chung
sống với nhau. Tôi không biết họ có thật sự
hạnh phúc không, nhưng tôi biết rõ họ lại có thêm
một người con nữa!
Đọc Thánh
Kinh, tôi thấy rất rõ ràng rằng tình yêu mà Chúa Giêsu
đề cập đến không phải là một cảm
tính, hay một cảm xúc nhất thời, nhưng là
một hành động, một quyết định.
Frederick Buechner đề cập đến vấn
đề này trong một bài viết của ông như sau:
“Theo
quan điểm Kitô giáo, tình yêu không phải là một
cảm xúc lúc ban đầu, nhưng là một hành
động của ý chí. Khi Chúa Giêsu dạy chúng ta yêu thương những
người hàng xóm của mình, Người không nói chúng ta
phải yêu thương họ trong ý nghĩa của một
tình cảm đầy xúc động và ấm áp… Trái lại, Người nói với chúng ta phải
yêu thương tha nhân trong nỗ lực làm việc vì ích
lợi của họ, ngay cả việc phải hy sinh
lợi ích của chính mình cho họ. Do đó, trong
mạch văn của Chúa Giêsu, chúng ta có
thể yêu những người hàng xóm mà không cần
thiết phải có cảm giác thích họ. Quả vậy,
thích họ bằng cảm tính có thể làm cản trở
cho việc yêu thương thực sự bằng cách làm cho
chúng ta trở nên những con người quá ủy mị
về tình cảm thay vì là những người bạn thành
thật và hợp lý”.
Ca dao Việt Nam có câu: “Con hư tại mẹ,
cháu hư tại bà”. Mẹ và bà quá chiều con cháu theo tình cảm tự nhiên, không sửa
phạt đúng cách, thấy con cháu có lỗi chỉ la
rầy sơ sơ, sửa phạt nhè nhẹ, không
giảng dạy và sửa phạt đúng cách theo lý trí.
Đã thế khi con cháu bị người cha sửa
phạt, mẹ và bà lại tìm cách van xin, che giấu bớt
lỗi lầm. Do đó, con cháu đã hư lại càng
hư thêm. Yêu thương theo cảm tình
đã không phải là sự yêu thương đích thực
và mang lại ích lợi cho con cái.
Khi Chúa Giêsu
sửa dạy những người biệt phái,
Người đã không nói: “Được! Mọi sự
đều tốt đẹp!” Nhưng đã nặng
lời quở trách: “Loài rắn độc kia,
xấu như các người, thì làm sao nói điều
tốt được?” Chúa nặng lời
chỉ trích họ vì Người yêu thương họ.
Điều này
không có nghĩa là cảm giác ưa thích không phải là
một phần của hành vi yêu
thương, tôi chỉ muốn nói nó không bắt buộc
phải có. Đôi khi cảm giác yêu thích sẽ theo đến, sau khi đã có những
sửa phạt và sự chữa lành của tình yêu đích
thực.
|