Con đường
Họa sĩ Broulette đã vẽ
một loạt ba bức tranh để diễn tả
điều đã nhìn thấy trong đời sống
văn minh hiện đại. Bức tranh thứ
nhất vẽ một người đàn ông điên
loạn đang cố gắng tìm kiếm một miếng
giấy quan trọng trong căn phòng bề bộn. Tất cả
những ngăn kéo đã mở toang ra, giấy tờ ném
bừa bãi khắp nơi, Khăn trải giường rách
nát, các bức tranh rơi xuống khỏi vách tường.
Một tên quỷ đang đi theo con
người điên loạn đó. Tay nó
nắm giữ tờ giấy quan trọng ông đang tìm
kiếm một cách tuyệt vọng.
Bức tranh này diễn tả con
người thời đại đang mải miết
kiếm tìm một điều thần diệu mang lại
hạnh phúc cho họ trong cuộc đời. Có lẽ
tờ giấy đã bị mất sẽ không bao giờ
được tìm thấy, nhưng trên con đường
tìm kiếm, nhiều người đã thử tìm trong men
rượu, sắc dục, cờ bạc… mà chẳng bao
giờ thấy hạnh phúc.
Bức tranh thứ hai diễn
tả một người đàn ông xanh xao gầy còm
hốc hác với một cái xuổng đang nỗ lực
đào bới trong cánh đồng bát ngát.
Đàng sau lưng, ông để lại vô số những
cái lỗ đã tốn công đào bới. Và bên cạnh
mỗi cái lỗ là một chiếc hộp mở nắp
ra, bên trong hoàn toàn trống rỗng.
Bức tranh này cho thấy một
con người đang đi tìm kiếm mục đích
của cuộc đời, nhưng chẳng tìm thấy cái
nào mang lại hạnh phúc. Con người luôn đi tìm
kiếm điều gì lớn lao và
tốt đẹp hơn. Tôi phải có cái này, cái kia, thì cuộc đời mới đầy
đủ. Cuộc đời luôn thúc đẩy, lôi kéo con
người vào một nhu cầu mới, và chẳng bao
giờ có được một giây phút để tận
hưởng cái mình đang có.
Bức tranh thứ ba vẽ
về một người bị bịt miệng và bị
trói vào một cái ghế, với đôi con mắt trợn
trừng kinh khiếp nhìn đăm đăm vào một tên
cướp đang thu dọn tất
cả những đồ đạc có giá trị trong
căn phòng của mình.
Bức tranh này chứng tỏ
những nỗ lực vô ích của một người tìm
kiếm hạnh phúc qua của cải vật chất trong
cuộc đời. Sau cùng thần
chết sẽ cướp đi tất cả mọi
sự.
Bài Phúc âm hôm nay,
là những lời chỉ đạo cho các tông đồ
khi cuộc đời của họ bước vào một
giai đoạn mới: cuộc đời sau cái chết của
Chúa Giêsu với bối cảnh thù nghịch từ phía xã
hội, trong tâm trạng hoang mang lo sợ của họ. Phải làm sao bây giờ? Đâu
là ý nghĩa cuộc đời? Chúa Giêsu đã cho
họ những hướng dẫn: “Thầy là
đường, là sự thật và là sự sống”.
Thầy là đường
“Nếu Tin
Mừng là mạc khải sự thật rằng
đời sống con người là cuộc lữ hành
về nhà Cha, thì Tin Mừng cũng đồng thời là
tiếng gọi tới đức tin cho phép ta lên
đường như những lữ khách. Tin Mừng
đòi ta một niềm tin của kẻ lữ hành”.
Gerhard Frost
đã dùng một ví dụ như sau: “Hãy tưởng
tượng bạn đi bộ ngang qua nhà hàng xóm. Cả
gia đình đang chất hành lý lên xe
hơi để đi nghỉ hè. Họ có ba người
con đều dưới năm tuổi đang ngồi
trong xe mini-van nóng lòng chờ ba má hoàn
tất mọi sự để lên đường. Bạn
bước tới chiếc xe mini-van, thò
đầu vào trong cửa sổ và hỏi: “Các cháu sẽ
đi đến đâu?” Chúng chẳng biết gì! “Các cháu sẽ lấy xa lộ nào?” “Tối
nay, các cháu sẽ ăn cơm ở
đâu?” Chúng cũng chẳng biết! Nhưng nếu
bạn hỏi: “Các cháu sẽ đi với ai?” Các bé reo lên:
“À, với ba mẹ!”
Các em bé không
biết chính xác là đi đâu, không biết cả
đường đi, cũng không biết sẽ ăn uống ngủ nghỉ ở đâu,
nhưng biết chắc chắn rằng mình sẽ đi
với ai. Niềm tin tưởng vào ba má là
tất cả vấn đề. Ba má sẽ săn sóc,
dẫn đưa các bé đi tới nơi tới chốn
bình an.
Thiên Chúa cũng
không trả lời tất cả các câu hỏi, các chi
tiết hay thắc mắc về điều gì sẽ
xảy ra, nhưng Người ban cho chúng ta chính Con Một
của Người, Đức Giêsu Kitô, vừa là
người hướng dẫn, vừa là con
đường cho chúng ta đi. “Chúa Giêsu là con Thiên Chúa và
cùng bản thể với Chúa Cha. Là Thiên Chúa bởi Thiên
Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng, Ngài đã làm người
để trở nên con đường dẫn ta về
với Cha.
|