“Chúa
là nguồn Ánh Sáng và ơn Cứu độ của tôi”
CÁO PHÓ
Giáo Phận Kon Tum, Tu
Hội Truyền Giáo Vinh Sơn CM
và Tang quyến kính báo:
Linh mục AUGUSTINÔ
NGUYỄN VIẾT CHUNG, CM
Sinh ngày:
07.09.1955
Rửa
tội và Thêm Sức ngày 15 tháng 05 năm 1994
Nhập
dòng: 01.10.1994
Vào Nhà
Tập: 01.10.1996
Quyết
Tâm (Khấn lần đầu): 01.10.1997
Khấn
trọn: 25.08.2001
Phó Tế:
25.06.2002
Linh
mục: 25.03.2003
đang phục vụ
tại Giáo Xứ Đăk Tân, huyện Kon Rẫy,
tỉnh Kon Tum
Được Chúa gọi
về vào lúc 18 giờ
18 phút, ngày 10.05. 2017,
Tại Nhà Sài Gòn (Tu
hội Truyền Giáo Thánh Vinh Sơn – Phụ Tỉnh
Việt Nam)
Số 479/15 Nguyễn
Kiệm, phường 9, quận Phú Nhuận, Tp. HCM
Hưởng thọ: 62 tuổi.
Nghi thức Nhập Quan lúc 17 giờ 00, ngày 11.05.2017
Tại Nhà Sài Gòn, 179/15
Nguyễn Kiệm, phường 9, quận Phú Nhuận, Tp.
HCM
Viếng linh cữu tại Hội Trường nhà xứ Giáo xứ Phát Diệm (Tp. HCM)
Thánh lễ An Táng sẽ
được cử hành lúc 8 giờ 00, Thứ Bảy ngày
13.05.2017
Tại Nhà thờ Giáo xứ
Phát Diệm (Tp. HCM)
Hỏa táng tại Nhà
Hỏa Táng Bình Hưng Hòa (Tp. HCM).
Linh mục Bác sĩ Augustinô Nguyễn Viết Chung
(Trích đăng từ bài viết "Sau ba
thập niên" của tác giả Hương Vĩnh)
Nguồn:
http://www.chungnhanduckito.net/thinhcau/linhmucbacsi.htm
IV. SỐNG
ĐỜI KHÓ NGHÈO
ĐÁP LẠI
TIẾNG GỌI CỦA TIN MỪNG
Trong lúc đại đa
số giới trẻ ở đây đang tận dụng
mọi phương cách để kiếm thật nhiều
tiền ngõ hầu đáp ứng nhu cầu vật chất,
trong bối cảnh một xã hội đang đổi
mới thì một thiểu số rất nhỏ những
thanh thiếu niên nam nữ đã đáp lại tiếng
gọi của Tin Mừng để sống đời
phục vụ tha nhân.
Điều làm tôi cảm
động là mỗi sáng sớm, một nhóm các em dự tu
– có lẽ thuộc Nữ Tử Bác Ai hay một tu hội
nào khác – nghiêm trang đi xem lễ ở nhà thờ Dòng
Đa-Minh – và có lẽ ở những nhà thờ khác nữa.
Các em ăn mặc đơn sơ: áo trắng quần xanh,
nghiêm trang trong mỗi bước đi, đắm hồn
trong sự suy tư chiêm niệm.
NẾP SỐNG KHÓ
NGHÈO THẬT SỰ
Lần đầu tiên
tới thăm linh mục Augustinô Nguyễn Viết Chung
tại Tu Hội Truyền Giáo Thánh Vinh Sơn ở đường
Nguyễn Kiệm, tôi được cha dẫn đi xem
một số phòng ốc, nhờ đó tôi mới hiểu
được phần nào nếp sống khó nghèo của các
tu sĩ trong khung cảnh hiện tại.
Phòng cha Chung chỉ vỏn
vẹn một chiếc giường gỗ với một
chiếc chiếu trải lên đó. Bên cạnh tủ sách là
một chiếc ghế và một cái bàn nhỏ. Có cái
quạt máy treo tường nhưng không thấy mở!
Với khí hậu oi bức mùa hè ở Saigon, tôi không
hiểu làm sao cha có thể chịu đựng
được “cái nóng ghê người, nóng nóng ghê!”
Cha dẫn tôi đi xem phòng
ngũ các thầy. Năm sáu thầy nằm ngũ trong
một phòng nhỏ: chỉ có hai giường gỗ, ngoài
ra là mấy chiếc chiếu xếp lại, để trên
sàn nhà. Thầy nào cảm thấy nằm trên sàn nhà không
được thì mới nằm trên giường.
Khi quan sát cảnh
tượng đó, tôi tự nhủ: đành rằng có
một số linh mục tu sĩ sống trong nhung lụa,
ngủ trong nệm ấm chăn êm với máy điều
hòa không khí… không thiếu những linh mục tu sĩ có
nếp sống thanh bần theo gương Thầy Chí Thánh:
“Con chim có tổ, con chồn có hang, Con Người không
nơi gối đầu!”
Tôi nhớ lại “Lời
Nguyện Không Thể Thiếu” của đông đảo
linh mục cũng như nam nữ tu sĩ đang sống
đời chứng nhân một cách hùng hồn (sách
LKĐNTNK, trang 7-9), để cầu xin Chúa cho những tôi
trung của Ngài luôn trung thành với những gì đã
đoan hứa:
“…
Lay Chúa, chỉ mình Chúa,
Ngài mới trao tặng
niềm tin,
Nhưng con lại có
thể làm nên
Chứng tá sống
động cho Chúa hôm nay.
Lạy Chúa, chỉ mình Chúa,
Ngài mới gởi
đến niềm hy vọng,
Nhưng con lại có
thể giúp anh em con
Tìm lại nguồn cậy
trông.
Lạy Chúa chỉ mình Chúa,
Ngài mới đốt lên
ngọn Lửa Mến,
Nhưng con lại có
thể giúp anh em con
Học biết yêu
thương.
Lạy Chúa, chỉ mình Chúa,
Ngài mới tác tạo hòa
bình,
Nhưng con lại có
thể ra đi gieo cấy
Tình đoàn kết hợp
nhât anh em.
Lạy Chúa, chỉ mình Chúa,
Ngài mới là Đấng
ban sức mạnh Thánh Linh,
Nhưng con lại có
thể nâng đỡ
Một tâm hồn anh em
đang thất vọng.
Lạy Chúa, chỉ mình Chúa,
Ngài mới thật sự
là đường,
Nhưng con lại có
thể chỉ đường
Cho anh em con bước
đi.
Lạy Chúa, chỉ mình Chúa,
Ngài mới là ánh sáng,
Nhưng con lại có
thể
Làm cho ánh mắt anh em con
Thêm ngời sáng long lanh.
Lạy Chúa, chỉ mình Chúa,
Ngài mới là sự
sống vĩnh cửu,
Nhưng con lại có
thể đem đến
Cho anh em con niềm vui
sống.
Lạy Chúa, chỉ mình Chúa,
Ngài mới thực hiện
được những điều nan giải,
Nhưng con lại có
thể làm được
Cái khả dĩ làm
được trong tầm tay.
Lạy Chúa, chỉ mình Chúa,
Tự Ngài đã thực
sự viên mãn,
Nhưng Ngài lại ưa
thích cho con
Được cộng tác
trong công việc của Ngài,
Và Ngài lại ưa thích
nương nhờ nơi con
Để cứu
độ mọi người.”
NHÀ DƯỠNG LÃO
TÌNH THƯƠNG
Vào một trưa Chúa
nhật, tôi đã tham dự Thánh lễ do cha Chung dâng
tiến cho các cụ bà ở Nhà Dưỡng Lão Tình
Thương Bình Lợi. Nhà Dưỡng Lão nầy nằm
khuất trong một thôn xóm hẻo lánh, bên cạnh dòng sông
Sài Gòn với những hàng dừa nước hoang dại.
Trước Nhà Dưỡng Lão là một dãy mộ bia
của những nữ tu đã ra đi từ lâu, sau
một thời gian dài tận hiến cuộc đời
phục vụ người nghèo. Nhà Dưỡng Lão
gồm mấy dãy nhà nghèo nàn xơ xác, tương xứng
với những cụ bà cũng rất nghèo hèn, xem
chừng bị bỏ rơi, không được
người nhà quan tâm.
Nhà này nuôi dưỡng 37 bà
cụ. Bà cụ già nhất được 94 tuổi.
Đa số các cụ bà trên 70 tuổi. Có 14 cụ bà bị
bệnh nặng, đại tiểu tiện tại
chỗ, cần chăm sóc tích cực. Nhà có 4 phòng: hai phòng
dành cho các cụ bệnh nặng và hai phòng dành cho các cụ
đi lại được. Các nữ tu phải
mướn thêm hai người giúp việc, lưong tháng
khoảng năm hay sáu trăm ngàn đồng Việt-Nam,
chưa tới ba bốn chục Mỹ Kim. Chính các em dự
tu và các chị khấn tạm đã tích cực giúp
đỡ các cụ bà.
Khi tôi vừa tới nơi
là lúc cha Chung đang chia sẻ bài Phúc Am Chúa nhật.
Những lời nói chân thành đơn sơ của cha
phản ảnh một tâm hồn say mê Lời Chúa và sống
Lời Chúa.
Khi Thánh lễ chấm
dứt, cha Chung đưa tôi đi thăm Nhà Dưỡng
Lão. Hầu hết những cụ bà đều đau
yếu, phân nhiều ngồi xe lăn, hay xê dịch
phải có người giúp đỡ. Một ít cụ
nằm suốt ngày trên giường. Các cụ nằm trên
những chiếc giường sắt nghèo nàn, nhưng
sạch sẽ vì được các chị nữ tu và các em
dự tu chăm sóc chu đáo về mặt vệ sinh.
Nhưng có cụ vì nằm lâu ngày trên giường nên
lưng bị thâm đen.
Lúc đó một cụ già
yếu vì nhu cầu phải nằm xuống giường,
nhưng không thể tự lực được. Một
nhóm năm sáu em dự tu vội vàng xúm lại, vui vẻ
bồng đỡ: em thì choàng lưng, em khác đỡ vai
còn em khác nữa thì quàng chân…chẳng khác nào những cháu
chắt trong nhà đỡ đần các bà ngoại, bà
nội vậy. Có lẽ vì thế mà các cụ hay nở
nụ cười trên môi, tuy phải đau đớn
về thể xác và đau khổ trong tâm hồn.
Chứng kiến cảnh
tượng đó, tôi tự hỏi có gì hấp dẫn
nơi các cụ già, nghèo hèn xơ xác, da thịt nhăn nheo,
đen điu xấu xí… nếu không phải vì tiếng
gọi của Tình Yêu Thiên Chúa. Trong lúc các tầng lớp
thiếu nữ thuộc lứa tuổi các em đều ra
sức tìm kiếm những nếp sống mang lại phúc
lợi cho chính bản thân họ, còn các em đã tự
nguyện quên mình cho những người bị bỏ
rơi. Các em đã dâng hiến đời mình cho Chúa
để theo đuổi lý tưởng quên mình vì tha nhân:
“Chỉ mong Ngài lấy
đi
Mong chẳng còn gì thuộc
về con,
Mong chẳng còn gì là của
con,
Để con
được trắng tay,
Con chỉ còn Ngài để
giữ lấy,
Con được chọn
Chúa mãi là của con.
Chỉ mong Ngài xóa đi,
Mong chẳng còn gì
để chiếm hữu,
Mong chẳng còn gì ràng
buộc con,
Để con
được ngước lên,
Con tìm được Ngài là
chân lý,
Con được cùng Chúa
đồng hành luôn.
Chỉ mong Ngài cất
đi,
Mong chẳng còn gì
để nắm giữ,
Mong chẳng còn gì mà tự
tôn,
Để con chỉ
biết yêu,
Yêu một mình Ngài trọn
đời con,
Con nhìn nhận Chúa chính
Nguồn Tình Yêu.”
(“Mong Chẳng Còn Gì” của
Tagore, trong sách Lời Kinh Đẹp Nhất Thiên Niên
Kỷ, do Lê Quang dịch, trang 20)
V.- LINH MỤC
NGUYỄN VIẾT CHUNG
MỘT BÁC SĨ
PHẬT GIÁO TRỞ THÀNH LINH MỤC
Linh mục Augustinô
Nguyễn Viết Chung nguyên là một bác sĩ Phật giáo,
chuyên môn về Da Liễu. Khi lên 18 tuổi, nhân đọc
một bài báo nói về cái chết của Đức Cha Jean
Cassaigne tại trại phong Di-Linh, cậu Chung cảm
thấy cuộc sống đó quá tốt đẹp và vô
tình Đức Cha Jean Cassaigne đã trở thành thần
tượng của cậu. Khi nhắc lại đoạn
đời đó, cha Chung cho biết là ngài được
rao giảng Tin Mừng bằng đời sống, chứ
không phải bằng lời nói. Từ đó cậu Chung có
ý nguyện học làm bác sĩ để phục vụ
bệnh nhân phong như Đức Cha Jean Cassaigne.
Khi bắt đầu
học năm thứ nhất y khoa, nhân dịp tham dự
Thánh lễ khai khóa của linh mục giáo sư bác sĩ
Lischenberg, cậu Chung nhận thấy con người khoa
học uyên bác của giáo sư Lischenberg đã biến thành
một linh mục khả kính, trang nghiêm siêu thoát, chìm
đắm trong cõi phúc lạc thần thiêng… Ơn gọi
làm linh mục của cha Chung đã chớm nở từ
đó.
Khi bác sĩ Chung phục
vụ tại trại phong Bến Sắn, Dì Hai Loan
thuộc Tu Hội Nữ Tử Bác Ai là Phó Giám Đốc.
Dì là người đã phục vụ ở đây gần
17 năm, bất ngờ ngã bệnh ung thư và mất
đi sau mấy tháng. Khi Dì hấp hối, bác sĩ Chung
đang sửa soạn để đi với bác sĩ
Quang, bác sĩ Bích Vân lên trại phong Di-Linh khám mắt cho
bệnh nhân. Vì xe chưa tới, bác sĩ Chung tiếc
nuối những giây phút cuối cùng còn lại với Dì Hai
Loan nên đã trở lại giường bệnh của Dì.
Lúc đó Dì Hai Loan mở mắt ra, nhìn bác sĩ và đôi môi
mấp máy như muốn nói điều gì. Dì Mười
hiểu được, liền nói: “Chung, Dì Hai Loan nói,
tại sao chưa đi?”
Khi kể lại kỷ
niệm nầy cho tôi, cha Chung đã dùng những ngón tay
phải chỉ vào cánh tay trái và cho biết lúc đó cha
cảm thấy bị rởn da gà lên. Sau đó, bác sĩ
Chung đã về dự tang lễ của Dì Hai Loan và đã
quyết định theo đạo. Một năm sau
nữa bác sĩ Chung đã vào tu ở Tu Hội Truyền
Giáo Thánh Vinh Sơn và đã nhận lãnh Thánh chức linh
mục hơn một năm nay.
Ba vị đã tác
động mạnh mẽ trên Ơn Gọi của cha Chung
là giám mục Jean Cassaigne, linh mục Lischenberg và Dì Hai Loan.
Cả ba cùng có một mẫu số chung – như lời cha
Chung – đó là họ đã rao giảng Tin Mừng cho cha
bằng cuộc sống chứ không phải bằng
lời nói!
Nguyện ước
của cha Chung là được phục vụ bệnh nhân
phong và bịnh nhân Aids rồi cuối cùng ngã bệnh
giữa những bẹnh nhân mà cha yêu thương phục
vụ, đúng như lời Chúa Kitô đã phán dạy: “Không
có Tình Yêu nào cao trọng cho bằng hy sinh mạng sống
mình vì kẻ mình yêu!”
Địa chỉ của
linh mục Augustinô Nguyễn Viết Chung:
479/15 Nguyễn Kiệm,
phường 9, quận Phú-Nhuận,
Thành phố Hồ-Chí-Minh.
Điện thoại: (08)
990-4980
Địạ chỉ
email: vinhson@hcmc.netnam.vn
NHỮNG TRỞ
NGẠI VỀ PHÍA GIA ĐÌNH
Đáp câu hỏi của tôi
là trên con đường theo Chúa, có những trở
ngại lớn lao nào về phía gia đình không? Cha cho
biết gia đình của cha là một gia đình nghèo.
Đời sống gia đình thường xảy ra
cảnh “cơm không lành, canh không ngọt”. Điều
đó đã ảnh hưởng cha từ thuở thiếu
thời nên cha đã có ý định đi tu vì nhận
thấy đời sống gia đình không mang lại
hạnh phúc.
Khi làm bác sĩ, trong hai
năm đầu cha đã hành nghề để có thể
trả nợ cho gia đình. Trong những năm kế
tiếp, cha đã giúp đỡ những người em
ăn học và hiện có một em trai là bác sĩ chuyên môn
về phổi. Người em nầy đã thay thế cha
phụng dưỡng hai cụ thân sinh.
Khi còn là tu sĩ, chưa
được thụ phong linh mục, một ngày kia
được tin cụ thân sinh bệnh, cha đi xe
đạp về thăm. Vừa vào nhà, cụ thân sinh
liền quở trách cha là một người “không biết
nhục”. Theo lời cụ, các bạn bè của cha
đều đi xe hơi, xây nhà lầu hai ba tầng cho
bố mẹ ở. Còn cha, cha lại đạp chiếc xe
đạp cọc cạch về thăm nhà!
Trước đây khi cha
ngõ ý với cụ bà là muốn đi tu thì cụ bà rất
vui, vì tưởng cha tu theo Phật giáo. Nhưng khi biết
cha sẽ tu theo Công giáo thì cụ bà giữ im lặng.
Sau khi được
thụ phong linh mục vài ba hôm, cha về thăm gia đình.
Mới bước vào nhà, cụ bà cất tiếng nói:
“Mẹ có điều nầy muốn nói với con.” Cha
vội kéo ghế mời cụ bà ngồi rồi nói:
“Thưa Mẹ, xin Mẹ cứ nói, con xin nghe.” Bấy
giờ cụ bà đáp: “Mẹ muốn nói với con
điều nầy là đạo Mẹ, Mẹ giữ,
đạo con, con giữ.” Cha liền thưa: “Xin Mẹ
cứ giữ đạo của Mẹ. Con không bao giờ
dám có ý nghĩ là sẽ khuyên bảo Mẹ theo đạo
của con.”
NHỮNG THỬ
THÁCH TRÊN HÀNH TRÌNH TU TRÌ
Đáp câu hỏi của tôi
là trong thời gian đi tu cũng như làm linh mục, có
lúc nào cha cảm thấy những thử thách quá lớn và
nảy sinh ý định muốn bỏ cuộc? Cha
đăm chiêu nhìn tôi một phút rồi chậm rãi trả
lời: “Thật ra ở giai đoạn nào trong đời
sống tu trì cũng đều có những cám dỗ riêng:
từ nhà tập đến khấn tạm rồi khấn
trọn đời và làm linh mục. Nhưng nếu tu
sĩ biết tuân giữ ba lời khấn là vâng lời,
khiết tịnh và khó nghèo, đọc kinh Nhật Tụng,
suy gẫm Phúc Am…thì sẽ vượt qua những cơn cám
dỗ.”
Cha Chung còn chia sẻ
với tôi đôi điều có tính cách riêng tư nhưng có
phần nào ray rứt tâm can. Trong giờ phút cảm
động đó, tôi đã đưa tâm hồn lên với
Chúa, cầu nguyện cho cha Chung và cho tất cả các linh
mục cũng như nam nữ tu sĩ, đã trải qua
những giây phút cô đơn trong cuộc đời tu trì,
bằng lời kinh “Phút Cô Đơn”, của Ludovic Giraud,
(sách LKĐNTNK, trang 49-50):
“Lạy Chúa,
Con dâng lên Chúa những
giờ phút cô đơn
Đôi lần đến
với con trong cuộc đời.
Con dâng lên Chúa
Lúc con phải làm việc
một mình:
Trong sự tẻ nhạt
của bổn phận nặng nề
Mà không có lấy một
sự khích lệ đỡ nâng
Trong cộng đoàn.
Con dâng lên Chúa
Những lúc cô đơn,
Mò mẫm đi tìm trong hoài
nghi,
Khi không còn biết con
đường
Mình đang theo đuổi
sẽ dẫn đến đâu
Và trên đó bóng đêm bao
trùm.
Con dâng lên Chúa
Những giờ phút con
phải
Đau khổ âm thầm
một mình,
Dù đang ở giữa
những kẻ mà con phải
Bày tỏ Chúa cho họ và
bị vô ơn hất hủi,
Do thờ ơ và thiếu
cảm thông.
Con dâng lên Chúa
Những giây phút con phải
yêu một mình
Giây phút thật nặng
nề
Khi trái tim con khắc
khoải,
Đi tìm sự tương
giao
Mà không gặp thấy trong
lòng người khác.
Và trong lòng những
người con ưa thích
Tìm thấy một sự no
thỏa mà không nếm cảm được.
Con dâng lên Chúa
Những giờ phút con
phải đau khổ một mình,
Những giây phút
Giếtsêmani của bản thân con.
Và chính trong những lúc
ấy,
Lạy Chúa, con ước
ao được nên giống Chúa.
Cũng như Chúa,
Con ước muốn và
cầu xin
Cho chén khổ nầy ra
khỏi con,
Nhưng xin Chúa cho con
sức mạnh
Để chế ngự
mình
Mà vâng theo Thánh ý Cha,
Đấng Chúa yêu ngàn
đời,
Cả khi Ngài chấp
nhận thấy con đau khổ.
Lạy Chúa,
Xin đừng theo ý con
Nhưng cho ý Cha
được thể hiện Amen.”
VI.- TRUNG TÂM MAI-HÒA
THÁP TÙNG CHA CHUNG
Cao điểm của
những ngày về thăm Việt-Nam là việc tôi tháp tùng
linh mục Augustinô Nguyễn Viết Chung đi thăm
viếng Trung Tâm Mai-Hòa. Cha Chung hiện là một trong ba bác
sĩ phục vụ tại Trung Tâm đó do các Nữ
Tử Bác Ai Thánh Vinh Sơn đảm trách. Mỗi thứ
hai hằng tuần, cha Chung đều lên Mai-Hòa suốt ngày
để dâng Thánh lễ và khám bệnh. Hai bác sĩ
thiện nguyện khác sẽ khám bịnh cho bịnh nhân vào
ngày thứ tư và thứ bảy.
Hôm đó tôi rời Saigon
đi xe honda “ôm” với cha Chung lúc 7 giờ 30 sáng để
trực chỉ Củ Chi, với đoạn
đường dài trên 45 cây số. Lần đầu tiên
tôi đi honda với nón an toàn nặng trĩu trên
đầu. Khi honda vừa chạy độ 5 phút, trời
mưa lâm râm, cha Chung đưa tôi mặc bộ quần áo
mưa, trông chẳng khác nào hai phi hành gia bất đắc
dĩ. Nhưng xe chạy được mười lăm
phút, trời tạnh mưa. Một ít lâu sau trời bắt
đầu nắng, nhưng cha Chung không hề dừng
lại để cởi áo mưa. Sau khi rời
đường quốc lộ, xe còn chạy trên
mười cây số nữa mới tới Trung Tâm Mai Hòa.
Hôm đó tôi mặc áo dài
tay, quần tây dài, mang giày, để tỏ lòng kính
trọng của tôi đối với những chi thể
đau khổ của Đức Kitô. Thường ngày tôi
chỉ mặc áo cụt tay, quần đùi, đi
dép…để ứng phó với cái nóng bức của
trời Saigon.
SƠ LƯỢC
VỀ TRUNG TÂM MAI-HÒA
Đây là Trung Tâm săn sóc
bệnh nhân Aids ở giai đoạn cuối, không nơi
nương tựa. Đây là một cơ sở Công giáo
đầu tiên được chính thức thành lập
để chăm sóc bịnh nhân Aids tại Việt-Nam.
Trung Tâm không nhận bệnh nhân đến trực tiếp
mà chỉ nhận bệnh nhân chuyển đến từ
khoa nhiễm E thuộc Trung Tâm Bệnh Nhiệt Đới,
Trung Tâm Lao Phạm Ngọc Thạch và bệnh viện
miễn phí An-Bình. Hiện Trung Tâm Mai-Hòa do nữ tu
Nguyễn Kim Thoa (Dì Tuệ Linh) đảm trách.
Địa chỉ của
Trung Tâm Mai-Hòa:
Ap Lô 6, Xã An Nhơn Tây,
Huyện Củ Chi,
TPHCM.
Điện thoại: (848) 8
926 135
Địa chỉ email:
aidsmaihoa@hcmc.netnam.vn
NHỮNG EM BÉ
MỒ CÔI MẮC BỆNH AIDS
Khi tới nơi, cha Chung và
tôi cởi nón an toàn và bộ quần áo mưa ra. Mồ hôi
tôi ướt đẫm như tắm. Nghe tiếng xe honda
của cha Chung, mấy em bé năm sáu tuổi chạy ra
mừng rỡ la lớn: “Cha ơi! Cha!” chẳng khác nào
cảnh tượng mẹ đi chợ về. Ban
đầu tôi cứ tưởng đó là những em còn
khỏe mạnh mà cha mẹ đã qua đời vì bệnh
liệt kháng, không được ai chăm nuôi. Sau đó cha
Chung cho biết tất cả các em đều mắc
bệnh, và mồ côi cha mẹ, ngoại trừ một em bé
gái 4 tuổi còn mẹ.
Cách đây mấy tháng,
mẹ của em nầy đã mang em lại để
trước cổng chùa, với một miếng giấy
ghi mấy chữ vắn tắt: “xin nhà chùa nuôi giúp”. Ngoài ra
mẹ em có cho biết tên em và em được bốn
tuổi. Vị sư trụ trì đã mang em vào chùa nuôi. Sau
đó em bị Viêm Phổi, đi khám nghiệm mới
biết em nhiễm HIV, đã trở thành bịnh Aids. Nhìn
thân thê ôm yếu và nét mặt kém vui của em, tôi đoán
biết em đang bị cơn bẹnh hoành hành và đang
trên đà tiến tới giai đoạn hiểm nguy…
Cảm tưởng
đầu tiên của tôi là Trung Tâm Mai-Hòa ngày nay đã
được nhiều ân nhân giúp đỡ – nhất là
một số tòa đại sứ ngoại quốc – nên nhà
cửa khang trang hơn, chứ không còn gây ấn
tượng rùng rợn như khi xem cuốn video một
năm trước đây.
THAM DỰ THÁNH
LỄ VỚI NƯỚC MẮT CHAN HÒA
Đây là Thánh lễ cảm
động nhất mà tôi đã tham dự từ
trước tới nay. Thánh Lễ được cử
hành đơn giản trong một căn nhà thủy tạ
hình bát giác, bên dưới là một giòng nước
đục ngầu ứ đọng, không buồn chảy,
chẳng khác gì giòng đời với chuỗi ngày dài lê thê
của những bệnh nhân ở đây.
Nghe những tiếng
thưa đáp của các bệnh nhân trong Thánh lễ –
nhất là của các em bé – tôi không thể cầm
được nước mắt. Suốt buổi lễ,
nước mắt tôi chan hòa, khi thấy các em vẫn
hồn nhiên đọc kinh, hát xướng như
thường, không chút ý thức về số phận
đen tối đang đè nặng trên các em. Những
lưỡi hái của tử thần đang treo lủng
lẳng trên đầu các em và sẵn sàng rơi xuống
để gặt hái các em trong một ngày rất gần
đây mà các em không chút hay biết.
Tôi nhớ lại sau đó,
cha Chung đã vào thăm các em trong căn nhà dành riêng cho các
em. Các em đã xúm lại ôm chân cha, níu kéo cha và quyến
luyến không muốn rời khỏi cha. Có em đã
được cha ẳm lên, vuốt ve một cách trìu
mến. Tôi cũng nhớ lại lúc xế trưa, các em
đã vui đùa cười giỡn trong sân với chị
nữ tu phụ trách. Khi thấy các em vui đùa, tâm
trạng của tôi lúc bấy giờ cũng giống
như cha Đông trước kia: thây các em cười
nhưng tôi lại khóc.
MỘT BỮA
ĂN ĐẠM BẠC
Hôm tôi lên Trung Tâm Mai-Hòa, tôi
gặp bốn dì Nữ Tử Bác Ai phục vụ những
bệnh nhân liệt kháng ở giai đoạn chót. Dì
Tuệ Linh là giám đốc, một Dì trước đây
đã phục vụ ở trại phong Di-Linh hơn hai
mươi lăm năm, hiện làm y tá, một Dì săn
sóc các em bé và một Dì nấu ăn.
Hôm đó tôi thấy
thức ăn gồm rau muống luộc, canh khổ qua
nhồi thịt và đồ tráng miệng là một
miếng dưa hấu đỏ. Thức ăn nầy
được dùng chung cho các nữ tu và bệnh nhân. Các
bệnh nhân chia làm ba nhóm ăn cơm chung với nhau, đó
là nhóm các trẻ em, những người bị lao phổi
và những người nhiễm các bịnh khác.
Sau khi chia sẻ với tôi
nhiều điều, cha Chung đã dẫn tôi sang phòng ăn
Trung Tâm và dùng bữa ăn trưa. Tôi khâm phục tài
nấu nướng của chị nữ tu phụ trách nhà
bếp. Những món ăn rất ngon và đậm đà,
hợp khẩu vị. Khi ăn trưa xong, đã hơn hai
giờ rưỡi chiều và cha Chung đã mất buổi
nghỉ trưa.
Sau mấy tiếng
đồng hồ được cha Chung chia sẻ tâm tình,
tôi cầu xin Chúa cho tôi được học hỏi
đôi điều qua gương sống chứng nhân của
cha, của các linh mục và nam nữ tu sĩ khác, bằng
bài thơ “Xin Cho Con Sức Mạnh” của R. Tagore do
Đỗ Khánh Hoan dịch (Sách LKĐNTNK, trang 39):
“Lạy Thiên Chúa,
Đây lời con cầu
nguyện:
Xin tận diệt, tận
diệt trong tim con
Mọi biển lận
tầm thường.
Xin cho con sức mạnh
thản nhiên
Để gánh chịu
mọi buồn vui.
Xin cho con sức mạnh
hiên ngang
Để đem tình yêu gánh
vác việc đời.
Xin cho con sức mạnh
ngoan cường
Đê chẳng bao giờ
khinh rẻ người nghèo khó,
Hay cúi đầu khuất
phục
Trước ngạo
mạn, quyền uy.
Xin cho con sức mạnh
dẻo dai
Để nâng tâm
hồn vươn lên
Khỏi ti tiện hằng
ngày.
Và cho con sức mạnh tràn
trề
Để dâng mình theo ý Ngài
luôn.”
(Xin mời đọc tiếp những tâm
tình của tác giả Hương Vĩnh trên trang mục
Chứng Nhân)
Nguồn:
http://www.chungnhanduckito.net/thinhcau/linhmucbacsi.htm
|