Người Chăn Chiên Lành – Lm. Hồng Phúc
Chúa nhật
hôm nay thường được gọi là Chúa nhật
Chúa Chiên lành. Gioan Thánh sử
mời gọi chúng ta một
vòng qua các ngọn đồi Galilê để chứng kiến một cảnh thanh bình: các
mục tử dẫn bầy chiên ra đồng
cỏ xanh tươi bên giòng suối mát.
Trong lịch
sử trước kỷ nguyên, các vì vua
chúa và đại
tư tế thường được
gọi là mục tử. Pharaon được gọi
là người chăn chiên nhân lành. Danh xưng ấy, dân du mục
người Israel thường
dành cho Thiên Chúa. Ngài dẫn
đưa họ qua Biển Đỏ, qua sa mạc
đến Đất
Hứa, như người mục tử gắn liền số mạng với đoàn chiên, vui buồn gian khổ dưới sương sớm với nắng chiều. Đó là viễn ảnh
của một vị mục tử mà Thiên
Chúa sẽ gởi đến là Chúa Giêsu.
Hôm nay, khi nhìn thấy
cảnh bầy chiên trên đồi
Galilê, Chúa đã tự mô tả mình
như một người chăn chiên lành phúc
hậu.
Nhiều lần,
Chúa Giêsu tự ví mình
là Người Mục tử, nhưng lần này Ngài đã
nói tất cả ý nghĩ. Khác với những
người chăn thuê giữ mướn, những người lợi dụng và trộm
cướp, người
chăn chiên lành chỉ biết phục vụ đoàn chiên và cứu
thoát đoàn chiên khỏi mọi sự dữ. Đối lại, con chiên nghe tiếng người chăn, hăm hở đi theo
và tỏ tình yêu mến.
Người mục tử đi trước để bảo vệ đoàn chiên, đoàn chiên theo sau
ngoan ngoãn và tín nhiệm.
Chúa phán: “Ta đến để mọi người được sống và được sống dồi dào”, cho dầu
phải trả một giá rất
cao, bằng chính mạng sống mình.
Sau khi đã tự mô tả là
một người mục tử, Chúa Giêsu lại
tự ví mình với cửa chuồng chiên.
Mỗi
một khi Giáo hội tổ chức Năm Thánh, ngày khai mạc
và bế mạc, Đức Giáo hoàng đã
chủ sự nghi lễ và
đóng một cánh cửa lớn nằm bên phải đền thờ Thánh Phêrô. Nghi
lễ ấy có một quá
trình trong Thánh Kinh tượng
trưng cho Ơn Thánh Chúa
đổ xuống trên nhân loại
(Tv 78, 23; Ml 3, 10); cho cuộc trở về toàn thắng
của đức vua (Tv 24, 7-10); cho nơi gặp
gỡ của sự bình an và hiệp nhất
(Tv 122).
Hôm nay
Chúa Giêsu tuyên bố: “Ta là cửa chuồng
chiên… Ai qua Ta mà vào thì
được cứu
rỗi, người
ấy ra vào và tìm
thấy của nuôi thân”. Nơi Chúa Giêsu,
loài người gặp gỡ Thiên Chúa và
loài người cũng gặp gỡ anh em
mình. Nhưng con người ta có kẻ tốt
và người xấu, kẻ thánh thiện và người gian hiểm. Đối với đoàn chiên hiền lành, có kẻ không
qua cửa mà đột nhập vào, họ là
kẻ trộm cướp, đến để ăn
cướp, để
sát hại và phá hủy.
Xưa nay, trong Giáo hội cũng có những
tên ăn
trộm, những sói dữ đột
nhập vào giữa đoàn chiên, nhất là khi họ
là sói dữ
đội lốt chiên lành.
Thánh Phaolô kết luận: “Xưa kia, anh em
như những chiên lạc, nhưng giờ đây, anh em
đã trở về cùng vị
mục tử là Đấng canh giữ linh hồn anh em”.
Và Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng
thiếu thốn gì. Là con chiên tôi
đi theo
vết chân Chúa, tôi chẳng
lo sợ gì. Vua Thánh Venceslaô
xứ Tiệp Khắc (907-929) một đêm nọ trời đông giá rét đi
đến nhà thờ viếng Thánh Thể. Viên thị vệ theo
hầu xuýt xoa kêu giá
lạnh. Thánh nhân bảo: Cứ chịu khó theo
và đặt bàn chân ngươi
lên vết chân ta. Viên
thị vệ tuân theo
và bỗng nhiên cảm thấy ấm áp lạ thường.
Theo vết chân của vị Mục tử ta sẽ
thấy đời ấm áp.
Yahoo!
|