ĐỪNG
XÉT ĐOÁN !
Chúa
Giêsu nói: “Anh
em đừng xét đoán, để khỏi
bị Thiên Chúa xét đoán,2 vì
anh em xét đoán thế nào thì
anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét
đoán như vậy; và anh em đong đấu
nào thì Thiên Chúa cũng sẽ đong
đấu ấy cho anh em”
(Mt 7:1–2).
Giáo
huấn của Chúa Giêsu bị hiểu sai
nhiều lắm. Cách giảm bớt phổ
biến mà chúng ta thường nghe nói
là “Đừng xét đoán”.
Điều quan tâm là cách giảm bớt
này là cách áp dụng rộng rãi
về bài học của Chúa Giêsu. Ngài
KHÔNG BẢO người khác đừng
xét đoán chúng ta, mà Ngài
BẢO chúng ta đừng xét đoán
người khác. Điều người khác
làm không là mối bận tâm đầu
tiên của chúng ta, nhưng điều
chúng ta làm mới là mối bận
tâm đầu tiên của chúng ta. Vấn
đề lớn nhất của chúng ta không
là cách người khác xét đoán
chúng ta, mà là cách chúng ta xét
đoán người khác.
LƯU
Ý: HÃY XÉT ĐOÁN NGUY CƠ CỦA
CHÚNG TA
Thật
vậy, khi Chúa Giêsu bảo “Đừng
xét đoán”, Ngài không cấm
người khác xét đoán, mà
Ngài cảnh báo nghiêm khắc việc
quan tâm cách xét đoán của
người khác. Chúng ta biết điều
này khi Chúa Giêsu tiếp tục nói:
“Sao
anh thấy cái rác trong con mắt của
người anh em, mà cái xà trong con mắt
của mình thì lại không để
ý tới? Sao anh lại nói với người
anh em: ‘Hãy để tôi lấy cái
rác ra khỏi mắt bạn’, trong khi có
cả một cái xà trong con mắt anh? Hỡi
kẻ đạo đức giả! Lấy cái
xà ra khỏi mắt anh trước đã,
rồi anh sẽ thấy rõ, để lấy
cái rác ra khỏi mắt người anh
em”
(Mt 7:3–5).
Không
sai khi giúp người khác loại bỏ
cái rác khỏi con mắt, nhưng sai khi
chỉ ra cái rác trong mắt người
khác trong lúc chúng ta không biết,
một cục lố bịch lòi ra từ chính
mình.
Vì
thế, Chúa Giêsu đặt một bóng
đèn sáng trên người khác
để cho chúng ta biết rằng: “Coi
chừng: hãy xét đoán chính
mình”.
Điều đó làm cho chúng ta dừng
lại và xem lại mình trước khi
nói ra điều gì đó. Bản
chất sa ngã của chúng ta là ích
kỷ, kiêu ngạo và giả hình, xét
đoán người khác nghiêm khác
nhưng lại xét đoán mình nhẹ
nhàng. Chúng ta mau chóng “lọc con
muỗi mà nuốt cả con lạc đà”
(Mt 23:24), dễ dàng lấy cái nhíp
gắp cái rác ở mắt người
khác mà cố ý quên rằng mắt
mình đang bị che khuất bởi cây đà
lớn. Đừng xét đoán kiểu như
vậy, vì chúng ta sẽ bị người
khác nghiêm khắc xét đoán theo
cách tương tự.
Chúa
Giêsu rất nghiêm khắc khi xét đoán.
Ngài là thẩm phán chí công (2
Tm 4:8), tràn đầy ân sủng và
chân lý (Ga 1:14). Ngài không xét
đoán theo bề ngoài, mà xét
đoán công minh (Ga 7:24). Mỗi xét
đoán của Ngài xuất phát từ
bản chất yêu thương của Ngài
(1 Ga 4:8).
Vì
thế, khi chúng ta xét đoán, hãy
theo hướng dẫn của Thánh Phaolô:
“Thật
vậy, xét xử người ngoài đâu
phải là chuyện của tôi. Còn
người trong đạo, anh em không được
xét xử hay sao? Người ngoài, chính
Thiên Chúa sẽ xét xử. Hãy khử
trừ sự gian ác, không cho tồn tại
giữa anh em”
(1 Cr 5:12-13). Chúng ta phải cẩn trọng
khi xét đoán, phải xét đoán
như Chúa Giêsu, xét đoán bằng
đức ái.
XEM
XÉT KỸ TRƯỚC KHI KẾT TỘI
Cách
thứ nhất, hãy cẩn trọng cách
xét đoán của chúng ta phải chậm
kết tội khi chứng cớ chưa đủ
hoặc còn mơ hồ. Điều này
thường gặp không chỉ theo bản chất
sa ngã của chúng ta, mà còn là
phong cách xét đoán theo kiểu “chẻ
tư sợi tóc”.
Khi
viết, “đức mến tin tưởng tất
cả” (1 Cr 13:7), Thánh Phaolô nói về
dạng “xét đoán trong đức
ái”. Các Kitô hữu được
mời gọi tin tưởngđiều tốt đẹp
nhất về nhau cho tới lúc có chứng
cớ đầy đủ về lỗi lầm đã
xảy ra.
MỤC
ĐÍCH ĐỂ PHỤC HỒI
Khi
chứng cớ rõ ràng, chúng ta còn
có cách thứ hai để cẩn trọng
khi xét đoán là mục đích
để phục hồi: “Anh
em hãy vui mừng và gắng nên hoàn
thiện. Hãy khuyến khích nhau, hãy
đồng tâm nhất trí và ăn ở
thuận hoà. Như vậy, Thiên Chúa
là nguồn yêu thương và bình
an, sẽ ở cùng anh em”
(2 Cr 13:11).
Nếu
chúng ta liên quan tình huống tương
tự, mục đích của chúng ta khi
đối chất người bị bắt quả
tang phạm tội, nếu cần, hãy theo quy
luật của Giáo Hội để giành
lại người anh chị em đó: “Nếu
người anh em của anh trót phạm tội
thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một
mình anh với nó mà thôi. Nếu
nó chịu nghe anh thì anh đã chinh
phục được người anh em”
(Mt 18:15). Mục đích của chúng ta
không là để trừng phạt, mà
để cứu chuộc. Chúng ta vẫn phải
tỉnh thức, đó là chúng ta “phải
đối xử tốt với nhau, phải có
lòng thương xót và biết tha thứ
cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ
cho anh em trong Đức Kitô” (Ep 4:32). Mặc
dù người có lỗi không ăn
năn và tình bạn trở nên căng
thẳng, mục đích của chúng ta vẫn
là cứu chuộc đối với người
phạm lỗi (1 Cr 5:5) và đối với
Giáo Hội (1 Cr 5:6).
IM
LẶNG NẾU CÓ THỂ
Nếu
chúng ta không dính líu, chúng ta
vẫn phải nhắm mục đích là
cứu người khác bằng cách nào
đó, nếu có thể thì giữ im
lặng. Một quy luật quan trọng: càng xa
cách thì càng không biết. Phê
phán một người khi chúng ta không
biết gì về họ hoặc tình huống
của họ thì hoàn toàn bất lợi,
chỉ là “buôn chuyện” hoặc
vu khống, Chúa Giêsu gọi đó là
gian tà (Mt 15:19).
Chúng
ta phải biết cách hiểu của mình
thế nào và xu hướng bóp méo
cách xét đoán ra sao. Chúng ta
thường nghĩ rằng chúng ta biết rõ
những gì xảy ra, nhưng thực tế
lại không phải như thế. Tình yêu
thương khả dĩ che phủ muôn tội
lỗi (1 Pr 4:8), và hãy coi chỉ là
“chuyện nhỏ” mà thôi: “Ai
muốn có bạn bè thì quên đi
lầm lỗi, nhắc hoài chuyện cũ làm
cho bạn xa mình”
(Cn 17:9).
XÉT
ĐOÁN CÔNG MINH
Cách
chúng ta xét đoán người khác
rất quan trọng so với cách chúng ta
bị người khác xét đoán. Đó
là lý do Thiên Chúa sẽ xét
đoán chúng ta theo cách chúng ta xét
đoán người khác, chứ không
theo cách người khác xét đoán
chúng ta. Do đó, chúng ta phải xét
đoán đúng đắn và công
minh (Ga 7:24). Sự xét đoán công
minh mang tính bác ái để dễ
dàng tin có sự vô tội, chậm kết
tội người khác, muốn cứu người
khác, và giữ im lặng khi cần thiết
– ai nói gì mặc ai, tôi không
có ý kiến vì tôi không biết.
Khi
nghi ngờ thì “đừng vội xét
đoán”. Ca dao Việt Nam cũng đã
nhắc nhở mỗi chúng ta về vấn đề
quan trọng này:
Chân
mình còn lấm bê bê
Lại
cầm bó đuốc đi rê chân người
Và
Chúa Giêsu cũng đang đích thân
hỏi chúng ta: “Ai
trong quý vị sạch tội thì cứ
việc lấy đá mà ném trước
đi” (Ga
8:7).
JON
BLOOM
TRẦM
THIÊN THU
(chuyển
ngữ từ DesiringGod.org)
Chiều
6-5-2017
|