Đức Giêsu mục tử nhân lành
(Suy niệm của Lm. Trần Ngọc
Nhơn)
1. Bối cảnh bài Tin Mừng
về Chúa Chiên Lành
Ngụ
ngôn "Chúa chiên lành" này có liên quan với đoạn Tin
Mừng trước.
Khi Chúa Giêsu chữa người mù từ thuở mới
sinh, những người Pha-ri-sêu nệ luật, sợ
mất ảnh hưởng của dân chúng đã kết án Chúa Giêsu chữa bệnh trong ngày Sa-bát.
Họ chưa đối mặt với Chúa Giêsu mà chỉ
gây khó dễ và cuối cùng đã trục xuất
người mù được sáng mắt ra khỏi
cộng đoàn. Thái độ của người mù
thật đáng khâm phục!Anh đã can
đảm biện hộ cho Chúa Giêsu và đã tin nhận
Ngài là Đấng Ki-tô.
Bối
cảnh đó rất thích hợp để Chúa Giêsu nói
đến ngụ ngôn "Mục Tử Nhân Lành" này. Anh mù chính là "con chiên"
đã "nghe tiếng" và đã?"nhận
biết tiếng" của Mục Tử của mình.
Lấy "thái độ của chiên đối với
Mục Tử" làm tiêu chuẩn, Chúa Giêsu đã phân
biệt đâu là "Mục Tử" và đâu là
"kẻ trộm, kẻ cướp". Chúa Giêsu cũng
dùng "hành vi của Mục Tử đối với
chiên" để nhận chân Mục Tử và kẻ
trộm: "Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy. Phần tôi, tôi đến để cho chiên
được sống và sống dồi dào".
Như thế, chủ điểm thần học của
đoạn Tin Mừng này là "mối tương giao"
giữa Mục Tử và đàn chiên, cũng là giữa Thiên
Chúa và con người, mà chúng ta cần chiêm ngắm và
sống trong mùa Phục Sinh này.
Trong
tương giao đó, chúng ta thấy rõ nét hơn cả là
hình ảnh Chúa Giêsu, Mục Tử Nhân Lành, mẫu
gương cho tất cả những ai có trách nhiệm lãnh
đạo cộng lớn nhỏ, đặc biệt là các
chủ chăn. Vì thế, Chúa nhật này cả Giáo Hội
hướng về việc cầu nguyện và cổ võ cho
ơn Thiên triệu. Và cầu nguyện, cổ võ cho
ơn Thiên triệu là gì, nếu không phải là cầu
nguyện cho mọi phần tử trong Giáo Hội, cách riêng
cho một số chọn ơn goi cao hơn, cho các chủ
chăn sống thật tốt tương quan với Thiên
Chúa và với tha nhân? Bởi vì, một khi
sống tốt tương quan "mến Chúa" chúng ta
sẽ có một tương quan "yêu người' như
"lòng Chúa mong ước".
2. Để trở thành một
Mục Tử tốt
Đây là
một ngụ ngôn hơn là một dụ ngôn, vì trong đó
có nhiều ẩn dụ thật sát nghĩa. Dân Chúa bị
nhốt trong chuồng lề luật nặng hình thức
của Do-thái giáo đang chờ Vị Mục Tử Nhân
Lành đến dẫn đến "đồng
cỏ" Giáo Hội để "được
sống và sống dồi dào" nhờ các Bí Tích do
việc "hy sinh mạng sống cho đoàn chiên"
đem lại.
Chúa Giêsu,
Mục Tử Nhân Lành đã diễn tả được
Tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người. Chúa biết rõ
tên từng người một trong chúng ta với một
tình yêu cá nhân, riêng tư. Ngài
không đẩy chiên đi trước mình, nhưng Ngài
đi trước và dẫn đường cho chiên.
Ngài nói với từng người, thu
hút hơn là hướng dẫn. Đàn chiên luôn bị sói
dữ rình rập, Ngài sẵn sàng đương đàu
với chúng vì mỗi con chiên đối với Ngài
đều quí già vô ngằn. Ngài sẵn sàng hy sinh mạng sống
vì chiên. Ngài dẫn đàn chiên đến
đồng cỏ xanh tươi để chẳng
những chiên được sống mà được
sống dồi dào. Để thỏa mãn
ước nguyện đó, Ngài đã hy sinh mạng sống
vì đàn chiên. Với một Mục Tử Nhân Lành
như thế +đàn chiên hết lòng đáp lại bẳng
thái độ nghe tiếng, nhận biết tiếng và
đi theo sau Mục Tử của mình.
Như những
người lãnh đạo Do-thái giáo lúc bấy giờ, lãnh
đạo cộng đoàn dễ bị cám dỗ dùng
quyền lực áp chế người dưới quyền
chứ không dùng gương sáng, đạo dức
để lôi kéo, thuyết phục họ. Nhưng như
ông bà chúng ta thường hay nói "hữu xạ tự
nhiên hương" đáng cho chúng ta suy nghĩ. Phải
chăng người lãnh đạo mất ảnh
hưởng đối với người dưới là
vì lối sống của họ chứ không phải do
bất kỳ một lý do nào khác? Vì thế,
điều cần hơn cả là lo điều chỉnh
lại lối sống của mình, chứ đừng cách
chống chế bằng quyền lực. Đây quả là một dịp tốt để
các người có trách nhiệm lãnh đạo xét mình
lại lối sống của mình. Trong Giáo Hội,
lãnh đạo là phục vụ chứ không phải
để được phục vụ. Theo gương
Chúa Giêsu, Mục Tử tốt lành sẵn sàng hy sinh mạng
sống mình cho đàn chiên, để cho chiên
được sống và sống dồi dào, người
lãnh đạo cũng biết hy sinh quên mình mới có
thể yêu thương phục vụ được.
3. Cầu nguyện cho ơn Thiên
triệu
Ngày
nay, ơn gọi dâng hiến ngày càng giảm trong lúc nhu
cầu phục vụ ngày càng tăng. Lời kêu gọi
của Đức Ki-tô - Lúa chín đầy đồng mà
thiếu thợ gặt" - trở nên khẩn thiết
hơn bất cứ lúc nào khác. Cho nên mọi Ki-tô
hữu đều có trách nhiệm cầu nguyện và
cổ võ cho có nhiều ơn gọi trong Giáo Hội,
đặc biệt là các vị chủ chăn, các hội
đoàn và các bậc phụ huynh.
Để
sống ơn gọi cao hơn, ơn gọi quên mình
để yêu thương phục vụ, thì phải có
ơn Chúa dồi dào.
Ơn Chúa có được nhờ sự hy
sinh cầu nguyện của rất nhiều người.
Bản thân ngưới sống đời
dâng hiến phục vụ phải cố gắng và nỗ
lực nhiều, nhưng sự hỗ trợ của
cộng đồng cũng rất cần thiết cho
họ. Thế nhưng, nhiều khi giáo dân chỉ mong
muốn cho chủ chăn của mình đạo
đức, thánh thiện mà quên hay ít khi cầu nguyện cho
các ngài. Cũng như làm sao có nhiều tâm hồn biết
dâng hiến cuộc đời mình để phục vu
nếu như cộng đoàn không gia tăng việc hy sinh
cầu nguyện cho ơn Thiên triệu. Có
thể nói, cộng đoàn hy sinh cầu nguyện
để có nhiều người phục vụ cộng
đoàn. Như thế, cầu nguyện
cho ơn Thiên triệu cũng không là gì khác hơn là ý
thức và sống mầu nhiệm hiệp thông trong Giáo
Hội vậy.
Mặt khác, vì
"cây tốt mới sinh quả tốt", "lời
nói lung lay, gương bày lôi kéo", cho nên, thiết nghĩ
việc dấn thân và hướng dẫn cho giới trẻ
tham gia các công tác từ thiện bác ái của các vị
chủ chăn và phụ huynh là cách thế hiệu quả
nhất để cổ võ Ơn Thiêu Triệu. Con
người muốn hưởng thụ chừng nào thì càng
số người bị bỏ rơi, cần được
yêu thương phục vụ ngày càng đông chừng
ấy, bởi hố cách biệt giữa người giàu
và người nghèo ngày càng lớn. Vì thế,
yêu thương, quên mình, phục vụ phải là chọn
lựa đúng nhất của người Ki-tô hữu trong
xã hội ngày nay. Và đó cũng không
phải là điều gì mới lạ đồi với
mẫu gương Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành. Như thế, cổ võ cho ơn Thiên triệu
cũng là lời mời gọi mọi Ki-tô hữu biết
sống tinh thần phục vụ của Chúa.
Tóm lại, hình
ảnh Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành là tấm gương
yêu thương phục vụ mà tất cả mọi Ki-tô
hữu cần cố gắng noi theo
mỗi ngày, nhất là các chủ chăn.
|