CỬA
CHUỒNG CHIÊN
Chú giải của Giáo Hoàng Học
Viện Đà Lạt
"Kẻ nào
ngang qua cửa mà vào, kẻ
đó mới là người chăn chiên". Câu này phải dịch vậy vì bản
văn Hy lạp không có mạo từ
trước chữ.
"Người chăn
chiên”, nhưng đúng hơn nên dịch: "là một người
chăn chiên": vì như thế
mới thích hợp với hoàn cảnh thực tế của xứ Palestine, bởi
có nhiều người chăn cùng nhốt chiên của mình trong cùng
một chuồng.
"Kẻ ấy gọi tên từng con". Bản
văn Hy lạp viết: katonoma, mà có
lẽ đôi khi người ta dịch quá
sát chữ là "từng con bằng tên của nó". Thực ra, ngay cả
thời bây giờ, mục tử xứ Palestine chỉ đặt tên cho những
con chiên chính của đàn. Cha Jaussen có kể
ra nhiều thí dụ điển
hình trong cuốn Naplouse, tr. 305.
Thành thử ở đây nói rằng
mỗi con chiên có một tên
riêng thì hơi quá đáng.
Một vài tác giả ưa
dịch "Kat onomat”
là từng con một" (BJ) hoặc là "riêng từng con" (Jouon). Dù chọn cách
giải thích nào đi nữa,
thì ý tưởng chính vẫn là Chúa Giêsu
muốn nhấn mạnh đến chiều kích cá vị trong
mối tương quan giữa Người với các môn đồ,
ngược lại với kẻ mị dân chỉ
đối xứ với người ta như những
đám đông không tên tuổi.
"Bao nhiêu
kẻ đã đến, thảy đều là trộm là cướp": Đây
không có ý nói về các
ngôn sứ của Cựu Ước, nhưng là về những
người, trong xã hội Do thái cũng như trong thế giới lương dân, thường tự hào là kẻ
mang lại cho con người sự hiểu biết về các thực tại thần linh và ơn
cứu độ bằng các phương thế riêng của họ.
KẾT LUẬN
Giữa lòng
Israel cũng
như giữa lòng Giáo Hội,
có hai hạng
người: những
kẻ thực sự thuộc về đấng chăn chiên, biết đáp lại tiếng gọi của một mình Người, và những kẻ không hề lại vì họ
chẳng bao giờ thuộc về Đấng ấy.
Ý HƯỚNG BÀI
GIẢNG
1) Thánh
Gioan kể lại cho ta
một ám dụ, một kiểu so sánh, điều họa hiếm trong Tin Mừng của ngài. Do đó có
thể nghĩ rằng ngài muốn gán cho ẩn dụ
này một tầm quan trọng đặc biệt. Dụ ngôn được
nói cho người
Biệt phái và muốn gởi
đến họ một sứ điệp thiết yếu.
Biệt phái tự phụ
mình là người
hướng dẫn kẻ khác nhân
danh Thiên Chúa; họ rất ghen với Chúa Giêsu vì Người
được lòng dân và làm
họ mất uy tín. Thành thử
giữa Chúa Giêsu và họ,
có một sự tranh chấp ảnh hưởng. Chúa Giêsu
sắp nói rõ cho họ
biết họ đã ảnh hưởng ra sao và chính
Người đã ảnh hưởng thế nào trên
đàn chiên Israel.
2) Chúa
Giêsu là cửa vào, Người không loại bỏ một ai khỏi
ơn cứu rỗi. "Người
đến để
tất cả nhân loại có sự sống
dồi dào", ngay cả những
kẻ Biệt phái vốn từ khước Người. Khi xưng mình là cửa vào,
Chúa Giêsu không còn cách
nào rõ hơn
để xác quyết độc quyền của Người trong việc thông ban ơn cứu rỗi. Người khẳng định rằng người ta không thể
tranh chấp với Người được, vì Người là cửa cứu rỗi duy nhất
mà tất cả phải chấp nhận đi qua, và không ai có
đặc ân được miễn, ngay cả những
kẻ xem ra được trao phó một
chức quyền thiêng liêng trong
cộng đoàn tín hữu.
3) Giáo huấn
này rất quan trọng và khẩn yếu.
Chúng ta có thật sự
tin rằng không có một người
hướng dẫn nào khác, một
vị Thầy nào khác, một
lối đi nào khác cho
con người ngoài Chúa Kitô không?
Có nhiều Kitô hữu, khi phải nói lên điều
này hôm nay, đều cảm thấy hầu như lúng túng;
họ có cảm tưởng rằng mình tự gán cho
mình nhiều đặc ân
và đặc quyền trên những người khác. Vì ước
mong hiệp nhất thiếu sáng suốt, vì khoan dung thiếu
quân bình hoặc vì lẫn
lộn các giá trị nên
họ cảm thấy hầu như hổ thẹn về lòng tin của họ vào Chúa
Giêsu Kitô. Thật vậy, người ta chẳng bảo rằng mọi tôn giáo
đều có giá trị như
nhau, mọi học thuyết và mọi Giáo
Hội đều chính đáng miễn là ta
thành thật đó sao? Nhưng khi xưng mình là cửa duy
nhất, Chúa Giêsu đã dẹp
tan mọi lối biện luận hồ đồ này. Chẳng phải là tất
cả mọi người không mang danh hiệu
Kitô hữu cách chính thức
đều bị
ở ngoài chuồng chiên cả đâu nhưng, Chúa Giêsu muốn
nói rằng ngay cả người
ngoại giáo nào có thiện
chí, người vô thần nào
cố gắng sống ngay thẳng theo lương tâm, đều đã chỉ nhờ một mình Chúa Kitô mà
được như
vậy. Thành ra những
ai, thuộc về chuồng chiên của Chúa Kitô mà
không ý thức rõ ràng, đều
phải qua cửa vào là chính
Người vậy.
4) "Chiên Người,
Người gọi từng con một". Có nghĩa là Chúa
biết mỗi một người cách đặc biệt. Người có thể biết như vậy vì Người
là Thiên Chúa. Đó chẳng phải
là một sự kiện đánh động chúng ta cách
mãnh liệt đó sao?
|